Bay đêm, làm thương gia "bất đắc dĩ", xuất ngoại để được về quê giá rẻ... là những chuyện lạ về thị trường hàng không tại Việt Nam mùa tết.
Dù theo Âm lịch, còn tới 4 tháng nữa mới đến Tết, nhưng mùa kinh doanh cao điểm của các hãng hàng không đã bắt đầu. Với những người có nhu cầu mua vé máy bay về nhà dịp cuối năm, đây là thời điểm "sống còn" để sở hữu một chiếc vé Tết vừa túi tiền. Từ đây cũng nảy sinh nhiều chuyện bi hài chỉ có ở thị trường hàng không Việt Nam ngày Tết.
1. Vietnam Airlines, Vietjet Air liên tục báo hết vé
Dù là hãng hàng không có thị phần lớn và thông báo tăng lượng vận chuyển cao nhất, nhưng Vietnam Airlines hiện chỉ bán vé nhỏ giọt. Mỗi loại vé tương ứng với từng giờ bay của chặng chỉ được bán khoảng 5 vé, trong đó, loại siêu tiết kiệm đã không còn. Mỗi ngày, trên mỗi chặng, hãng này có khoảng 30 chuyến bay, nhưng khả năng mua được vé hạng thường rất khó khăn.
Để mua được một chiếc vé máy bay Tết, nhiều khách hàng đã phải bấm bụng mua đắt từ trước tết vài tháng, cho... chắc chắn.
Trái lại, vé các hạng Skyboss, Promo của Vietjet Air trong nhiều ngày đã báo hết. Riêng vé hạng thường ở mức giá 2,6 triệu đồng (chưa kể thuế, phí) vẫn còn được bán đồng đều trên tất cả các chuyến bay trong ngày. Vé hạng phổ thông của Jetstar Pacific tương tự vẫn còn nhiều.
2. Hàng không giá rẻ và truyền thống bán vé đồng giá
Nếu tính cả thuế và phí, giá vé một chặng cho hành trình bay từ TP.HCM về Hà Nội của các hãng hàng không Việt vào mùa Tết 2014gần như tương đương nhau, khoảng 6 triệu đồng/khứ hồi. Mức giá này áp dụng cho cả các hãng hàng không truyền thống và giá rẻ, một điều tưởng chừng như nghịch lý.
Theo đại diện một hãng hàng không giá rẻ, cùng với các tháng du lịch, Tết là mùa kinh doanh cao điểm của ngành hàng không. Thông thường, kể cả hàng không giá rẻ hay truyền thống, các hãng đều phải tính toán cân bằng chi phí cho mùa cao điểm, để bù trừ cho những tháng thấp điểm và những chặng bay lệch đầu Tết. Do đó, giá vé được neo cao, cùng với áp lực cạnh tranh, một mặt bằng giá chung được các hãng hàng không thiết lập.
3. Bay đêm còn vé, bay ngày chờ đợt sau
Trong khi đó, chỉ sau vài giờ thông báo mở bán vé Tết, trên trang web của Vietnam Airlines chỉ còn vé dư ở các chuyến bay đêm. Riêng thời điểm trước và sau Tết 3 ngày đã được mua hết, dù có tới 30 chuyến mỗi ngày và khách hàng chỉ có thể chờ đợi đến đợt bán vé sau.
Một khách hàng ở TP.HCM có nhu cầu mua vé về Hà Nội dịp Tết chia sẻ, dù có người quen bán vé máy bay, nhưng chầu chực từ đầu tháng anh cũng chỉ có thể mua được vé bay chuyến đêm, vì vé ngày chưa bán hoặc chỉ còn hạng thương gia. "Chưa năm nào mua vé vất vả như lần này, dù số lượng chuyến bay theo cam kết của các hãng tăng mạnh so với năm ngoái. Trong đợt đầu, nhiều hãng chỉ tung khoảng 5 vé mỗi chuyến cho các hạng, như vậy đúng là làm khó người mua".
4. Bay ra nước ngoài, làm thương gia để được về quê
Trong mùa tết 2014, để tiết kiệm tiền vé, lại không phải chầu chực mua vé, nhiều cư dân mạng đã truyền nhau cách bay vòng sang một nước thứ hai để tiết kiệm tiền vé máy bay. Dù phải ngủ lại sân bay ít nhất một đêm, hoặc kéo dài hành trình thêm vài ngày, nhưng số tiền tiết kiệm cho một chặng khứ hồi có thể lên tới hơn 5 triệu đồng. Với những khách hàng lựa chọn cách bay này, số tiền tiết kiệm có thể đủ để tận hưởng một chuyến du lịch ngắn ngày, hoặc mua quà miễn thuế về cho gia đình.
Tuy nhiên, để chắc chắn có được tấm vé về quê, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua vé hạng thương gia, dù giá đắt gấp đôi so với hạng thường. "Giá vé tàu hỏa hay ô tô từ Nam ra Bắc hiện cũng điều chỉnh tăng mạnh, nhưng muốn mua cũng phải xếp hàng chờ đợi chứ không dễ. Một chiếc vé máy bay tuy có đắt hơn, nhưng tiết kiệm thời gian và chủ động trong lịch trình, nên dù đắt cũng mua", chị Thu Hằng, nhân viên một ngân hàng có trụ sở tại quận 3, TP.HCM cho hay.
5. Sát tết thì ế vé
Năm 2013, thị trường hàng không Việt chứng kiến tình trạng thừa vé máy bay đến trước giờ G. Hàng trăm chiếc vé giá trên 3 triệu đồng tồn dư tại các đại lý nhưng không được bán giảm giá, vì "mua từ hãng đã rất đắt, không thể bán lỗ".
Trong khi đó, lý giải tình trạng vé bán ế, phía hãng hàng không cho rằng, giá vé không hề thay đổi so với năm trước, nhưng do kinh tế quy giảm, người dân không có nhiều tiền để mua vé máy bay mà lựa chọn các phương tiện giá rẻ hơn. "Vé chỉ còn dư ở những chặng liên trục TP.HCM - Đà Nẵng - Hà Nội, còn các chặng bay ngắn đã được bán hết".
Dù theo Âm lịch, còn tới 4 tháng nữa mới đến Tết, nhưng mùa kinh doanh cao điểm của các hãng hàng không đã bắt đầu. Với những người có nhu cầu mua vé máy bay về nhà dịp cuối năm, đây là thời điểm "sống còn" để sở hữu một chiếc vé Tết vừa túi tiền. Từ đây cũng nảy sinh nhiều chuyện bi hài chỉ có ở thị trường hàng không Việt Nam ngày Tết.
1. Vietnam Airlines, Vietjet Air liên tục báo hết vé
Dù là hãng hàng không có thị phần lớn và thông báo tăng lượng vận chuyển cao nhất, nhưng Vietnam Airlines hiện chỉ bán vé nhỏ giọt. Mỗi loại vé tương ứng với từng giờ bay của chặng chỉ được bán khoảng 5 vé, trong đó, loại siêu tiết kiệm đã không còn. Mỗi ngày, trên mỗi chặng, hãng này có khoảng 30 chuyến bay, nhưng khả năng mua được vé hạng thường rất khó khăn.
Để mua được một chiếc vé máy bay Tết, nhiều khách hàng đã phải bấm bụng mua đắt từ trước tết vài tháng, cho... chắc chắn.
Trái lại, vé các hạng Skyboss, Promo của Vietjet Air trong nhiều ngày đã báo hết. Riêng vé hạng thường ở mức giá 2,6 triệu đồng (chưa kể thuế, phí) vẫn còn được bán đồng đều trên tất cả các chuyến bay trong ngày. Vé hạng phổ thông của Jetstar Pacific tương tự vẫn còn nhiều.
2. Hàng không giá rẻ và truyền thống bán vé đồng giá
Nếu tính cả thuế và phí, giá vé một chặng cho hành trình bay từ TP.HCM về Hà Nội của các hãng hàng không Việt vào mùa Tết 2014gần như tương đương nhau, khoảng 6 triệu đồng/khứ hồi. Mức giá này áp dụng cho cả các hãng hàng không truyền thống và giá rẻ, một điều tưởng chừng như nghịch lý.
Theo đại diện một hãng hàng không giá rẻ, cùng với các tháng du lịch, Tết là mùa kinh doanh cao điểm của ngành hàng không. Thông thường, kể cả hàng không giá rẻ hay truyền thống, các hãng đều phải tính toán cân bằng chi phí cho mùa cao điểm, để bù trừ cho những tháng thấp điểm và những chặng bay lệch đầu Tết. Do đó, giá vé được neo cao, cùng với áp lực cạnh tranh, một mặt bằng giá chung được các hãng hàng không thiết lập.
3. Bay đêm còn vé, bay ngày chờ đợt sau
Trong khi đó, chỉ sau vài giờ thông báo mở bán vé Tết, trên trang web của Vietnam Airlines chỉ còn vé dư ở các chuyến bay đêm. Riêng thời điểm trước và sau Tết 3 ngày đã được mua hết, dù có tới 30 chuyến mỗi ngày và khách hàng chỉ có thể chờ đợi đến đợt bán vé sau.
Một khách hàng ở TP.HCM có nhu cầu mua vé về Hà Nội dịp Tết chia sẻ, dù có người quen bán vé máy bay, nhưng chầu chực từ đầu tháng anh cũng chỉ có thể mua được vé bay chuyến đêm, vì vé ngày chưa bán hoặc chỉ còn hạng thương gia. "Chưa năm nào mua vé vất vả như lần này, dù số lượng chuyến bay theo cam kết của các hãng tăng mạnh so với năm ngoái. Trong đợt đầu, nhiều hãng chỉ tung khoảng 5 vé mỗi chuyến cho các hạng, như vậy đúng là làm khó người mua".
4. Bay ra nước ngoài, làm thương gia để được về quê
Trong mùa tết 2014, để tiết kiệm tiền vé, lại không phải chầu chực mua vé, nhiều cư dân mạng đã truyền nhau cách bay vòng sang một nước thứ hai để tiết kiệm tiền vé máy bay. Dù phải ngủ lại sân bay ít nhất một đêm, hoặc kéo dài hành trình thêm vài ngày, nhưng số tiền tiết kiệm cho một chặng khứ hồi có thể lên tới hơn 5 triệu đồng. Với những khách hàng lựa chọn cách bay này, số tiền tiết kiệm có thể đủ để tận hưởng một chuyến du lịch ngắn ngày, hoặc mua quà miễn thuế về cho gia đình.
Tuy nhiên, để chắc chắn có được tấm vé về quê, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua vé hạng thương gia, dù giá đắt gấp đôi so với hạng thường. "Giá vé tàu hỏa hay ô tô từ Nam ra Bắc hiện cũng điều chỉnh tăng mạnh, nhưng muốn mua cũng phải xếp hàng chờ đợi chứ không dễ. Một chiếc vé máy bay tuy có đắt hơn, nhưng tiết kiệm thời gian và chủ động trong lịch trình, nên dù đắt cũng mua", chị Thu Hằng, nhân viên một ngân hàng có trụ sở tại quận 3, TP.HCM cho hay.
5. Sát tết thì ế vé
Năm 2013, thị trường hàng không Việt chứng kiến tình trạng thừa vé máy bay đến trước giờ G. Hàng trăm chiếc vé giá trên 3 triệu đồng tồn dư tại các đại lý nhưng không được bán giảm giá, vì "mua từ hãng đã rất đắt, không thể bán lỗ".
Trong khi đó, lý giải tình trạng vé bán ế, phía hãng hàng không cho rằng, giá vé không hề thay đổi so với năm trước, nhưng do kinh tế quy giảm, người dân không có nhiều tiền để mua vé máy bay mà lựa chọn các phương tiện giá rẻ hơn. "Vé chỉ còn dư ở những chặng liên trục TP.HCM - Đà Nẵng - Hà Nội, còn các chặng bay ngắn đã được bán hết".
Đăng nhận xét