Tròn hai tuổi, mẹ xoa lưng nó bảo: Tý ở nhà. Mẹ lên thành phố mua kẹo cho con. Chiều mẹ về. Hết ngày hôm đó đến tối không thấy mẹ về nó cứ nhắc mãi. Nó ít khóc, chỉ buồn.
Nhiều ngày trôi qua không thấy mẹ về, nó vẫn chờ đợi và vẫn đinh ninh mẹ đang trên thành phố.
Lâu lắm, không thấy mẹ về. Nó nhớ. Nó bi bô hỏi nhiều người. Người lớn không dám nói dối nó nữa nên bảo mẹ đi nước ngoài. Nước ngoài xa lắm. Đến đó làm kiếm tiền mua bánh kẹo, quần áo, sách vở cho Tý. Mẹ đi, phải một năm mới về.
Hết hè. Ngày, anh nó đi học. Nó ngồi trước cửa chờ anh, chơi với cái ghế, cái que. Ai đi chợ qua, đi làm đồng về nó cũng hỏi có đi nước ngoài không? Nó nói ngọng người ta không hiểu. Khi hiểu ra ai cũng cười.
Bố nó đi làm từ sáng đến tối mới về. Ông Tùng, nhà bên, bị ung thư. Ông không đi làm mà ở nhà dưỡng bệnh. Ông ốm, người gầy gò, thỉnh thoảng đau lại gào to. Tất cả tiếng gào của ông, cái bóng liêu xiêu của ông nó đều biết và đôi khi nó diễn cho mọi người xem và họ cười. Ông Tùng ở nhà cả ngày cũng buồn. Không có người trò chuyện nên ông sang chơi với nó. Ông nói với bố nó cho nó đi mẫu giáo. Để nó từ sáng đến trưa chờ anh đi học, ở nhà cả ngày chờ bố đi làm, không tốt cho đứa trẻ. Cho nó đến lớp có bạn bè.
Từ ngày được đi học mẫu giáo nó tự giác lắm. Sáng, anh dậy, nó cũng dậy, xách chiếc balô cũ của anh thải ra, cho chai nước vào rồi đến lớp.
Lên ba tuổi, nó học được nhiều bài hát. Có con bé nhà bên lên hai. Nó sang dạy hát, dạy múa cho bé. Hai đứa trẻ thành đôi bạn và cũng biết cách bênh vực nhau.
Một mùa hè, nó được đi biển và thích biển.
Mùa hè năm sau, bố nó mang anh ra thành phố gửi nhà quen để học. Nó cũng dậy lên xe buýt đi cùng. Đến nhà người quen chơi một tí, nó lục balô không thấy quần áo của nó mang theo. Nó lăn ra khóc. Bố nó bảo, hai bố con mình đi biển. Nó nín. Bố nó đưa nó lên xe buýt về nhà.
Nó lại buồn, nước mắt chảy ra. Nó nhớ anh, thèm đi biển nhưng bố nó không quan tâm. Ông Tùng biết chuyện, sang quở trách: Sao lại đi lừa trẻ con!
Bệnh lâu, ông Tùng chập chờn trong cơn đau, hoa mắt chóng mặt. Ba năm qua, ông như cái lá lay lắt chờ rụng. Sau cơn đau, ông muốn sang chơi với nó. Nhưng nó đã sang nhà ông từ lúc nào. Lên năm tuổi rồi mà nó vẫn còn nói ngọng. Mẹ nó đi đã ba năm. Bố nó đã có một người phụ nữ khác, hò hẹn đi suốt. Nó hỏi ông hết đau chưa? Ông chỉ gật đầu. Nó lại kể chuyện, họ đi đông lắm. Đi xem thiếu nhi cắm trại.
Ông Tùng rớt nước mắt. Nó muốn đi nhưng không ai dẫn đi. Ông vịn giường rồi vịn tường đi bước một. Ra đến cửa ông dắt tay nó. Đi được một đoạn thì mệt quá lại ngồi. Mệt quá, ông muốn nằm xuống vệ đường. Rồi ông ước, giá mà mình có sức khỏe, giá mà mình đi được thì...Ông lén quay đi giấu giọt nước mắt. Ông căn cơ từng đoạn đường. Ông không đủ sức để đi nữa rồi. Ông thầm trách, sao sức khỏe lại bất công với mình. Còn cuộc sống lại luôn lừa dối một đứa trẻ.
Ông nhớ lần được bố nó đưa đi khám ngoài thành phố. Nó cũng được đi cùng rồi đi chơi trong siêu thị. Thằng bé không đòi mua, đòi ăn bất cứ thứ gì. Đến chỗ ma-nơ-canh, thấy lạ, nó chỉ tay: người! Nó như nguồn động viên tinh thần cho ông. Khi những khối u li ti trong người ông vỡ, cơn đau ập đến. Ông nghĩ về nó, về sự hồn nhiên cùng tiếng bi bô quên cơn đau.
Giờ đây, nó thèm đi chơi, cơn đau ập đến. Mình và nó đang mắc kẹt trên đoạn đường.
Người đi xem thiếu nhi bước đi rầm rập. Đoàn xiếc chạy xuôi lu loa. Nó reo lên: Xiếc! Xiếc! Ông hỏi, có thích xem xiếc không? Nó gật đầu: có. Và nó kể, được xem xiếc khỉ, xiếc chó trên tivi. Đoàn xiếc buộc con chó, con khỉ trên xe khiến nó quên chuyện thiếu nhi. Đoàn người đi hết. Ông Tùng không đi được nên bảo nó quay về. Nó háo hức đi xem xiếc nên theo ông quay về.
Tối đó, đoàn người rầm rập đi xem xiếc, bố nó vẫn chưa về, nó ra cửa đứng ngóng. Ai đi qua nó cũng hỏi đi xem xiếc phải không? Họ gật đầu, mắt nó ánh lên niềm vui. Và buồn khi không thấy ai đi qua nữa mà nó vẫn đứng đó.
Khi đoàn người đi xem xiếc về thì nó đã ngủ.
Hôm sau đoàn xiếc lại lu loa qua ngõ. Nó sang nhà ông Tùng và hẹn ông tối nay đi xem. Ông Tùng bảo đi xem phải có vé. Nó không biết vé là gì. Buổi tối, nhiều người đi xem xiếc qua nhà. Nó í ới nhắn mang vé về cho cháu.
Sáng hôm sau có người phụ nữ cầm hai cái vé mang qua. Có vé nó sang rủ con bé, rủ ông Tùng, rủ bà nội, rủ bố, rủ anh. Có người nhắc. Hai cái vé mà rủ nhiều người thế thì ai vào xem, ai ở ngoài. Nó im lặng.
Tối đó, ăn cơm xong, nó cầm hai tấm vé ra cửa đứng chờ. Mọi người hẹn nó đi mà không thấy ai đến. Mà hôm nay không thấy người đi như hôm qua.
Nó sang ông Tùng. Cơn đau âm ỉ, ông cứ thiếp đi rồi tỉnh. Tỉnh rồi thiếp đi. Tối nào ông cũng rơi vào trạng thái như vậy. Càng ngày cơn đau càng kéo dài. Ông bệnh, giường chiếu chăn màn hôi. Hàng xóm không ai muốn đến. Ông không trách được ai mà trách ông... Rồi ông tỉnh. Dưới chân ông có người. Ông khẽ hỏi, ai đấy?
- Dạ Tý!
Ông Tùng vẫy tay nó lại gần. Nó xòe hai tấm vé xem xiếc. Ông bật công tắc đèn cho sáng hơn. Đoàn xiếc đã cuốn đồ đi rồi. Hai tấm vé cũ. Nó lại bị người ta lừa lần nữa. Mắt ông ngấn lệ, hoa dần.
Thằng Tý vẫn chờ ông tỉnh để cùng đi xem xiếc.
Nhiều ngày trôi qua không thấy mẹ về, nó vẫn chờ đợi và vẫn đinh ninh mẹ đang trên thành phố.
Lâu lắm, không thấy mẹ về. Nó nhớ. Nó bi bô hỏi nhiều người. Người lớn không dám nói dối nó nữa nên bảo mẹ đi nước ngoài. Nước ngoài xa lắm. Đến đó làm kiếm tiền mua bánh kẹo, quần áo, sách vở cho Tý. Mẹ đi, phải một năm mới về.
Hết hè. Ngày, anh nó đi học. Nó ngồi trước cửa chờ anh, chơi với cái ghế, cái que. Ai đi chợ qua, đi làm đồng về nó cũng hỏi có đi nước ngoài không? Nó nói ngọng người ta không hiểu. Khi hiểu ra ai cũng cười.
Bố nó đi làm từ sáng đến tối mới về. Ông Tùng, nhà bên, bị ung thư. Ông không đi làm mà ở nhà dưỡng bệnh. Ông ốm, người gầy gò, thỉnh thoảng đau lại gào to. Tất cả tiếng gào của ông, cái bóng liêu xiêu của ông nó đều biết và đôi khi nó diễn cho mọi người xem và họ cười. Ông Tùng ở nhà cả ngày cũng buồn. Không có người trò chuyện nên ông sang chơi với nó. Ông nói với bố nó cho nó đi mẫu giáo. Để nó từ sáng đến trưa chờ anh đi học, ở nhà cả ngày chờ bố đi làm, không tốt cho đứa trẻ. Cho nó đến lớp có bạn bè.
Từ ngày được đi học mẫu giáo nó tự giác lắm. Sáng, anh dậy, nó cũng dậy, xách chiếc balô cũ của anh thải ra, cho chai nước vào rồi đến lớp.
Lên ba tuổi, nó học được nhiều bài hát. Có con bé nhà bên lên hai. Nó sang dạy hát, dạy múa cho bé. Hai đứa trẻ thành đôi bạn và cũng biết cách bênh vực nhau.
Một mùa hè, nó được đi biển và thích biển.
Mùa hè năm sau, bố nó mang anh ra thành phố gửi nhà quen để học. Nó cũng dậy lên xe buýt đi cùng. Đến nhà người quen chơi một tí, nó lục balô không thấy quần áo của nó mang theo. Nó lăn ra khóc. Bố nó bảo, hai bố con mình đi biển. Nó nín. Bố nó đưa nó lên xe buýt về nhà.
Nó lại buồn, nước mắt chảy ra. Nó nhớ anh, thèm đi biển nhưng bố nó không quan tâm. Ông Tùng biết chuyện, sang quở trách: Sao lại đi lừa trẻ con!
Bệnh lâu, ông Tùng chập chờn trong cơn đau, hoa mắt chóng mặt. Ba năm qua, ông như cái lá lay lắt chờ rụng. Sau cơn đau, ông muốn sang chơi với nó. Nhưng nó đã sang nhà ông từ lúc nào. Lên năm tuổi rồi mà nó vẫn còn nói ngọng. Mẹ nó đi đã ba năm. Bố nó đã có một người phụ nữ khác, hò hẹn đi suốt. Nó hỏi ông hết đau chưa? Ông chỉ gật đầu. Nó lại kể chuyện, họ đi đông lắm. Đi xem thiếu nhi cắm trại.
Ông Tùng rớt nước mắt. Nó muốn đi nhưng không ai dẫn đi. Ông vịn giường rồi vịn tường đi bước một. Ra đến cửa ông dắt tay nó. Đi được một đoạn thì mệt quá lại ngồi. Mệt quá, ông muốn nằm xuống vệ đường. Rồi ông ước, giá mà mình có sức khỏe, giá mà mình đi được thì...Ông lén quay đi giấu giọt nước mắt. Ông căn cơ từng đoạn đường. Ông không đủ sức để đi nữa rồi. Ông thầm trách, sao sức khỏe lại bất công với mình. Còn cuộc sống lại luôn lừa dối một đứa trẻ.
Ông nhớ lần được bố nó đưa đi khám ngoài thành phố. Nó cũng được đi cùng rồi đi chơi trong siêu thị. Thằng bé không đòi mua, đòi ăn bất cứ thứ gì. Đến chỗ ma-nơ-canh, thấy lạ, nó chỉ tay: người! Nó như nguồn động viên tinh thần cho ông. Khi những khối u li ti trong người ông vỡ, cơn đau ập đến. Ông nghĩ về nó, về sự hồn nhiên cùng tiếng bi bô quên cơn đau.
Giờ đây, nó thèm đi chơi, cơn đau ập đến. Mình và nó đang mắc kẹt trên đoạn đường.
Người đi xem thiếu nhi bước đi rầm rập. Đoàn xiếc chạy xuôi lu loa. Nó reo lên: Xiếc! Xiếc! Ông hỏi, có thích xem xiếc không? Nó gật đầu: có. Và nó kể, được xem xiếc khỉ, xiếc chó trên tivi. Đoàn xiếc buộc con chó, con khỉ trên xe khiến nó quên chuyện thiếu nhi. Đoàn người đi hết. Ông Tùng không đi được nên bảo nó quay về. Nó háo hức đi xem xiếc nên theo ông quay về.
Tối đó, đoàn người rầm rập đi xem xiếc, bố nó vẫn chưa về, nó ra cửa đứng ngóng. Ai đi qua nó cũng hỏi đi xem xiếc phải không? Họ gật đầu, mắt nó ánh lên niềm vui. Và buồn khi không thấy ai đi qua nữa mà nó vẫn đứng đó.
Khi đoàn người đi xem xiếc về thì nó đã ngủ.
Hôm sau đoàn xiếc lại lu loa qua ngõ. Nó sang nhà ông Tùng và hẹn ông tối nay đi xem. Ông Tùng bảo đi xem phải có vé. Nó không biết vé là gì. Buổi tối, nhiều người đi xem xiếc qua nhà. Nó í ới nhắn mang vé về cho cháu.
Sáng hôm sau có người phụ nữ cầm hai cái vé mang qua. Có vé nó sang rủ con bé, rủ ông Tùng, rủ bà nội, rủ bố, rủ anh. Có người nhắc. Hai cái vé mà rủ nhiều người thế thì ai vào xem, ai ở ngoài. Nó im lặng.
Tối đó, ăn cơm xong, nó cầm hai tấm vé ra cửa đứng chờ. Mọi người hẹn nó đi mà không thấy ai đến. Mà hôm nay không thấy người đi như hôm qua.
Nó sang ông Tùng. Cơn đau âm ỉ, ông cứ thiếp đi rồi tỉnh. Tỉnh rồi thiếp đi. Tối nào ông cũng rơi vào trạng thái như vậy. Càng ngày cơn đau càng kéo dài. Ông bệnh, giường chiếu chăn màn hôi. Hàng xóm không ai muốn đến. Ông không trách được ai mà trách ông... Rồi ông tỉnh. Dưới chân ông có người. Ông khẽ hỏi, ai đấy?
- Dạ Tý!
Ông Tùng vẫy tay nó lại gần. Nó xòe hai tấm vé xem xiếc. Ông bật công tắc đèn cho sáng hơn. Đoàn xiếc đã cuốn đồ đi rồi. Hai tấm vé cũ. Nó lại bị người ta lừa lần nữa. Mắt ông ngấn lệ, hoa dần.
Thằng Tý vẫn chờ ông tỉnh để cùng đi xem xiếc.
NINH NGUYỄN
Đăng nhận xét