Chào bác sĩ,
Năm nay em 17 tuổi và là nam. Cách đây 7 tháng, khi mắt có dấu hiệu mờ, nhìn không rõ, em đã đi khám và phát hiện ra mình bị cận thị. Vì vậy, em đo kính nhưng chỉ đeo mỗi khi học mà nhìn bảng không rõ thôi. Vài ngày trước, em đi đo lại thì thấy tăng mỗi bên 0,25 độ, cụ thể mắt phải hiện giờ 1,0 độ còn mắt trái 1,25 độ. Bác sĩ dặn em nên thường xuyên đeo kính, chỉ tối ngủ mới bỏ ra nhưng khi em đeo vào thì mắt hơi khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em cách sử dụng kính cận hợp lý và chế độ ăn uống sinh hoạt để không làm tăng độ của mắt ạ! Em xin cảm ơn! (leona...@gmail.com).
Trả lời:
Chào em,
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tỉ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30 - 40%, ở một số thành phố lớn, con số này còn lên tới 80%.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất, tinh thần, ngoài ra có thể gây nhược thị.
Mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa lại gần sát mắt. Đeo kính cận giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bỏ kính khi mắt nghỉ ngơi không làm việc. Thông thường khi cận trên 2 diop thì mới nên đeo kính thường xuyên.
Ở lứa tuổi học đường, mắt còn chịu tác động nhiều của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống do vậy vẫn xảy ra hiện tượng tăng số kính.
Theo như mô tả trong thư thì em mới cận 1,25 diop thì vẫn ở mức nhẹ nên chưa phải đeo kính cả ngày. Tuy vậy, em vẫn phải đeo kính khi đi đường, lúc xem tivi hay khi phải thường xuyên nhìn lên bảng ở trên lớp. Ngoài ra, khi đọc sách, nếu khoảng cách giữa mắt và sách là 30 - 35cm mà em vẫn nhìn rõ, không phải nheo mắt thì cũng không cần đeo kính.
Đeo kính sai cách khiến thị lực "tụt dốc không phanh" 2
Cuối cùng, bác sĩ Mèo khuyên em nên thực hiện những điều sau để giúp cải thiện thị lực và hạn chế tình trạng tăng số của mắt:
- Tránh nhìn gần liên tục không để mắt nghỉ ngơi.
- Học tập trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.
- Tuyệt đối không đọc sách ở các tư thế không tốt như nằm hay khi đi tàu xe.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho mắt như:
+ Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin và kẽm - những chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt.
+ Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau ngót, mùng tơi... chứa nhiều lutein và zeaxanthin, là các chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thế ở mắt.
+ Trái cây chín giàu vitamin A và C như chanh, đu đủ, cam, bưởi...
+ Các loại cá biển như cá ngừ, cá nục, cá hồi, cá thu, cá cơm… đều rất giàu DHA, một loại axit béo có khả năng chống lại chứng khô mắt.
Năm nay em 17 tuổi và là nam. Cách đây 7 tháng, khi mắt có dấu hiệu mờ, nhìn không rõ, em đã đi khám và phát hiện ra mình bị cận thị. Vì vậy, em đo kính nhưng chỉ đeo mỗi khi học mà nhìn bảng không rõ thôi. Vài ngày trước, em đi đo lại thì thấy tăng mỗi bên 0,25 độ, cụ thể mắt phải hiện giờ 1,0 độ còn mắt trái 1,25 độ. Bác sĩ dặn em nên thường xuyên đeo kính, chỉ tối ngủ mới bỏ ra nhưng khi em đeo vào thì mắt hơi khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em cách sử dụng kính cận hợp lý và chế độ ăn uống sinh hoạt để không làm tăng độ của mắt ạ! Em xin cảm ơn! (leona...@gmail.com).
Trả lời:
Chào em,
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tỉ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30 - 40%, ở một số thành phố lớn, con số này còn lên tới 80%.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất, tinh thần, ngoài ra có thể gây nhược thị.
Mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa lại gần sát mắt. Đeo kính cận giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bỏ kính khi mắt nghỉ ngơi không làm việc. Thông thường khi cận trên 2 diop thì mới nên đeo kính thường xuyên.
Ở lứa tuổi học đường, mắt còn chịu tác động nhiều của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống do vậy vẫn xảy ra hiện tượng tăng số kính.
Theo như mô tả trong thư thì em mới cận 1,25 diop thì vẫn ở mức nhẹ nên chưa phải đeo kính cả ngày. Tuy vậy, em vẫn phải đeo kính khi đi đường, lúc xem tivi hay khi phải thường xuyên nhìn lên bảng ở trên lớp. Ngoài ra, khi đọc sách, nếu khoảng cách giữa mắt và sách là 30 - 35cm mà em vẫn nhìn rõ, không phải nheo mắt thì cũng không cần đeo kính.
Đeo kính sai cách khiến thị lực "tụt dốc không phanh" 2
Cuối cùng, bác sĩ Mèo khuyên em nên thực hiện những điều sau để giúp cải thiện thị lực và hạn chế tình trạng tăng số của mắt:
- Tránh nhìn gần liên tục không để mắt nghỉ ngơi.
- Học tập trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.
- Tuyệt đối không đọc sách ở các tư thế không tốt như nằm hay khi đi tàu xe.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho mắt như:
+ Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin và kẽm - những chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt.
+ Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau ngót, mùng tơi... chứa nhiều lutein và zeaxanthin, là các chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thế ở mắt.
+ Trái cây chín giàu vitamin A và C như chanh, đu đủ, cam, bưởi...
+ Các loại cá biển như cá ngừ, cá nục, cá hồi, cá thu, cá cơm… đều rất giàu DHA, một loại axit béo có khả năng chống lại chứng khô mắt.
Đăng nhận xét