Trong bối cảnh khó khăn, làm việc trong ngành ngân hàng không còn "rủng rỉnh" như trước, song nhiều người vẫn bằng mọi giá để được làm việc ở ngân hàng. Bức tranh về ngân hàng đang có sự phân hóa “kẻ khóc người cười”.
Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh nhiều người cho rằng ngành ngân hàng đã hết “hot”. Thực tế, không ít ngân hàng đã cắt giảm nhân sự và giảm lương thưởng để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân viên và lương tiếp tục tăng. Bức tranh về ngân hàng đang có sự phân hóa “kẻ khóc người cười”.
Chỉ được cái tiếng
Chị Nguyễn Thị H., nhân viên khối kế toán một ngân hàng quy mô nhỏ tại TP.HCM cho biết, sau hơn 2 năm làm việc, mức lương hiện tại của chị là trên 6 triệu, dù đã được tăng lương vài lần theo quy định của ngân hàng. Hiện tại chị H. vẫn đang tranh thủ theo học một lớp cao học vào ban đêm để nâng cao chuyên môn cũng như đáp ứng trình độ nhằm duy trì công việc.
Chị H. chia sẻ thêm, số lượng nhân viên ngân hàng đặc biệt là những người trẻ đang theo học các lớp cao học hiện nay là rất lớn. Họ học vừa để tăng kiến thức nhưng mục tiêu khác là được tiếp tục làm việc đúng chuyên môn tại các ngân hàng. Bởi lẽ áp lực bị sa thải trong ngành này hiện nay rất lớn và số lượng sinh viên ngành ra trường mỗi ngày mỗi đông. Mức lương hiện tại của các đồng nghiệp tại các ngân hàng khác cũng tầm cỡ chị H., thậm chí có người còn ít hơn.
Nhân viên khối tín dụng áp lực doanh số, chỉ tiêu còn nặng nề hơn. “Người ngoài nghề nhìn vào lúc nào cũng tưởng nhân viên làm việc trong các nhà băng lương cao ngất ngưởng lại được ngồi máy lạnh. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, lương nhân viên ngân hàng bây giờ cũng “bèo nhèo” lắm”- Chị H. chia sẻ
Khác với trường hợp thực tế trên, con số thống kê lại cho thấy mức lương trung bình của nhiều ngân hàng vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Thống kê từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Quân đội (MB) lương bình quân 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng này đạt 21,3 triệu đồng/tháng, tăng 300.000 đồng so với năm 2012.
Các trường hợp khác ghi nhận mức lương khá cao là: Vietinbank bình quân trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 19,7 triệu đồng/người/tháng, mức lương tại Vietcombank là 16,9 triệu đồng/người/tháng. Mức lương bình quân của hai đại gia ngân hàng có nguồn gốc từ nhà nước này giảm so với bình quân năm 2012. (Tuy nhiên, điều này cũng chưa nói lên được nhiều điều bởi mức thưởng của ngân hàng thường tập trung vào cuối năm - PV).
Một số trường hợp được ghi nhận khó khăn và giảm cả lương và nhân sự như ACB và Eximbank cũng đều cắt giảm nhân sự vào lương. Thống kê cho thấy lương của 2 ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm giảm 20-30% so với cùng kỳ năm trước.
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính việc lương trung bình của ngân hàng cao và hấp dẫn là điều có thật. Tuy nhiên, thu nhập của nhân viên ngân hàng có sự phân hóa rất lớn giữa các ngân hàng và giữa các vị trí trong một ngân hàng. Những ngân hàng nhỏ, yếu kém lương trung bình chỉ bằng 40-50% so với ngân hàng lớn. Ngoài ra, mức lương giữa “sếp” và nhân viên chênh lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Vì vậy, nhiều người làm trong ngành ngân hàng được tiếng là lương cao nhưng thực tế lại thấp hơn nhiều so với các ngành khác.
Bức tranh phân hóa
Trước đây, các ngân hàng liên tục mở chi nhánh, phòng giao dịch nên nhu cầu nhân sự của ngân hàng tăng rất nhanh. Ngành ngân hàng trở thành một ngành “hot” được nhiều người lựa chọn. Hiện nay, kinh tế gặp khó khăn, các nhà băng bắt đầu tìm cách cắt giảm bớt khoản chi phí, hạn chế việc mở chi nhánh vì vậy việc tinh giản nhân sự là điều khó tránh khỏi.
Một chuyên viên của Ngân hàng VPBank cho biết, nhu cầu tuyển dụng của đơn vị này vẫn duy trì thường xuyên trải đều cho các phòng ban, trong đó khối kinh doanh chiếm ưu thế hơn. Theo anh, VPBank đang có kế hoạch phát triển theo hướng mở rộng các Trung tâm khách hàng doanh nghiệp phụ trách phân khúc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Do đó, nhu cầu tuyển dụng cho các trung tâm này tại VPBank vẫn cao. Khảo sát một vòng thông tin tuyển dụng tại các nhà băng cho thấy hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu tuyển nhân sự.
Thực tế cho thấy dù ngân hàng có gặp khó khăn nhưng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và mở rộng hoạt động luôn luôn hiện diện. Báo cáo của Sacombank cho thấy nhân sự của ngân hàng này vào cuối tháng 9/2013 đạt 10.528 người, tăng 218 người so với đầu năm.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank số nhân sự cũng tăng thêm 312 người, còn Vietinbank cũng tăng thêm 882 người trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự như Techcombank, ACB, Eximbank, SHB…
Những ngân hàng này phải cắt giảm nhân sự và lương để vượt qua các khó khăn và một phần nguyên nhân do chi cho lương thưởng khá lớn những năm trước đó.
Điểm đáng lưu ý khác đối với nhân sự ngân hàng không chỉ là việc giảm biên chế hay lương mà tính cạnh tranh trong ngành này trở nên gay gắt hơn. Chị B., trưởng phòng nhân sự một ngân hàng lớn tại TP.HCM cho biết, mới đây ngân hàng chị cần tuyển dụng vài chục nhân viên nhưng chị nhận được cả nghìn hồ sơ xin việc. Chị cho biết đây là tỷ lệ “chọi” cao một cách khủng khiếp sau nhiều năm làm nhân sự ngân hàng
Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh nhiều người cho rằng ngành ngân hàng đã hết “hot”. Thực tế, không ít ngân hàng đã cắt giảm nhân sự và giảm lương thưởng để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân viên và lương tiếp tục tăng. Bức tranh về ngân hàng đang có sự phân hóa “kẻ khóc người cười”.
Chỉ được cái tiếng
Chị Nguyễn Thị H., nhân viên khối kế toán một ngân hàng quy mô nhỏ tại TP.HCM cho biết, sau hơn 2 năm làm việc, mức lương hiện tại của chị là trên 6 triệu, dù đã được tăng lương vài lần theo quy định của ngân hàng. Hiện tại chị H. vẫn đang tranh thủ theo học một lớp cao học vào ban đêm để nâng cao chuyên môn cũng như đáp ứng trình độ nhằm duy trì công việc.
Dù khó khăn, ngân hàng vẫn nhiều ma lực hút nhân sự.
Chị H. chia sẻ thêm, số lượng nhân viên ngân hàng đặc biệt là những người trẻ đang theo học các lớp cao học hiện nay là rất lớn. Họ học vừa để tăng kiến thức nhưng mục tiêu khác là được tiếp tục làm việc đúng chuyên môn tại các ngân hàng. Bởi lẽ áp lực bị sa thải trong ngành này hiện nay rất lớn và số lượng sinh viên ngành ra trường mỗi ngày mỗi đông. Mức lương hiện tại của các đồng nghiệp tại các ngân hàng khác cũng tầm cỡ chị H., thậm chí có người còn ít hơn.
Nhân viên khối tín dụng áp lực doanh số, chỉ tiêu còn nặng nề hơn. “Người ngoài nghề nhìn vào lúc nào cũng tưởng nhân viên làm việc trong các nhà băng lương cao ngất ngưởng lại được ngồi máy lạnh. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, lương nhân viên ngân hàng bây giờ cũng “bèo nhèo” lắm”- Chị H. chia sẻ
Khác với trường hợp thực tế trên, con số thống kê lại cho thấy mức lương trung bình của nhiều ngân hàng vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Thống kê từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Quân đội (MB) lương bình quân 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng này đạt 21,3 triệu đồng/tháng, tăng 300.000 đồng so với năm 2012.
Các trường hợp khác ghi nhận mức lương khá cao là: Vietinbank bình quân trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 19,7 triệu đồng/người/tháng, mức lương tại Vietcombank là 16,9 triệu đồng/người/tháng. Mức lương bình quân của hai đại gia ngân hàng có nguồn gốc từ nhà nước này giảm so với bình quân năm 2012. (Tuy nhiên, điều này cũng chưa nói lên được nhiều điều bởi mức thưởng của ngân hàng thường tập trung vào cuối năm - PV).
Một số trường hợp được ghi nhận khó khăn và giảm cả lương và nhân sự như ACB và Eximbank cũng đều cắt giảm nhân sự vào lương. Thống kê cho thấy lương của 2 ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm giảm 20-30% so với cùng kỳ năm trước.
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính việc lương trung bình của ngân hàng cao và hấp dẫn là điều có thật. Tuy nhiên, thu nhập của nhân viên ngân hàng có sự phân hóa rất lớn giữa các ngân hàng và giữa các vị trí trong một ngân hàng. Những ngân hàng nhỏ, yếu kém lương trung bình chỉ bằng 40-50% so với ngân hàng lớn. Ngoài ra, mức lương giữa “sếp” và nhân viên chênh lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Vì vậy, nhiều người làm trong ngành ngân hàng được tiếng là lương cao nhưng thực tế lại thấp hơn nhiều so với các ngành khác.
Bức tranh phân hóa
Trước đây, các ngân hàng liên tục mở chi nhánh, phòng giao dịch nên nhu cầu nhân sự của ngân hàng tăng rất nhanh. Ngành ngân hàng trở thành một ngành “hot” được nhiều người lựa chọn. Hiện nay, kinh tế gặp khó khăn, các nhà băng bắt đầu tìm cách cắt giảm bớt khoản chi phí, hạn chế việc mở chi nhánh vì vậy việc tinh giản nhân sự là điều khó tránh khỏi.
Một chuyên viên của Ngân hàng VPBank cho biết, nhu cầu tuyển dụng của đơn vị này vẫn duy trì thường xuyên trải đều cho các phòng ban, trong đó khối kinh doanh chiếm ưu thế hơn. Theo anh, VPBank đang có kế hoạch phát triển theo hướng mở rộng các Trung tâm khách hàng doanh nghiệp phụ trách phân khúc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Do đó, nhu cầu tuyển dụng cho các trung tâm này tại VPBank vẫn cao. Khảo sát một vòng thông tin tuyển dụng tại các nhà băng cho thấy hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu tuyển nhân sự.
Thực tế cho thấy dù ngân hàng có gặp khó khăn nhưng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và mở rộng hoạt động luôn luôn hiện diện. Báo cáo của Sacombank cho thấy nhân sự của ngân hàng này vào cuối tháng 9/2013 đạt 10.528 người, tăng 218 người so với đầu năm.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank số nhân sự cũng tăng thêm 312 người, còn Vietinbank cũng tăng thêm 882 người trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự như Techcombank, ACB, Eximbank, SHB…
Những ngân hàng này phải cắt giảm nhân sự và lương để vượt qua các khó khăn và một phần nguyên nhân do chi cho lương thưởng khá lớn những năm trước đó.
Điểm đáng lưu ý khác đối với nhân sự ngân hàng không chỉ là việc giảm biên chế hay lương mà tính cạnh tranh trong ngành này trở nên gay gắt hơn. Chị B., trưởng phòng nhân sự một ngân hàng lớn tại TP.HCM cho biết, mới đây ngân hàng chị cần tuyển dụng vài chục nhân viên nhưng chị nhận được cả nghìn hồ sơ xin việc. Chị cho biết đây là tỷ lệ “chọi” cao một cách khủng khiếp sau nhiều năm làm nhân sự ngân hàng
Đăng nhận xét