Không riêng các điểm trông giữ xe tư nhân thu vượt khung cá biệt từ 10 đến 15 lần, các cơ quan Nhà nước cũng thu ít nhất là gấp đôi so với quy định cũ trong khi mức phí mới Hà Nội vừa điều chỉnh chỉ tăng gấp rưỡi.
Để đảm bảo lợi ích cho người lao động và các doanh nghiệp trông giữ xe, hôm qua HĐND thành phố Hà Nội đã đồng ý điều chỉnh, bổ sung mức phí trông giữ xe đạp, xe máy. Cụ thể tại các bãi trông xe ngoài trời, bên ngoài trung tâm thương mại, chung cư, mức phí trông giữ xe đạp điều chỉnh từ 1.000 đồng lên 2.000 đồng, xe máy từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng, ban đêm từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng, vé tháng là 70.000 đồng…
Cùng với việc tăng giá trông giữ xe, lãnh đạo thành phố cam kết sẽ dẹp các bãi trông giữ không phép, xử lý nghiêm các bãi thu vượt giá quy định. Tuy nhiên theo ghi nhận của VnExpress, tại hầu hết các điểm trông giữ xe công cộng, nhà ga, bến xe, bệnh viện…giá trông giữ xe luôn cao ít nhất là gần gấp đôi so với mức vừa được thông qua.
Điểm trông giữ xe không phép mọc lên nhan nhản ở địa bàn trung tâm khu vực hồ Hoàn Kiếm, phố cổ. Chỉ tính riêng đoạn đường dài 200m ở phố Cầu Gỗ, nơi cấm trông giữ xe, đã có tới 4-5 bãi trông giữ xe tự phát, mức giá dao động từ 10 đến 30 nghìn đồng/lượt.
Bãi gửi xe nằm ở góc ngã ba Cầu Gỗ - Hồ Hoàn Kiếm, rộng vài chục m2, chứa được khoảng 20 xe. Địa điểm này tồn tại từ nhiều năm trước, thậm chí khi có lệnh cấm trông giữ xe trên tuyến phố này, bãi vẫn hoạt động công khai với giá 20.000 đồng/xe máy, dù chỉ cách UBND phường Hàng Bạc chưa đầy 100m.
Nam nhân viên trông giữ xe trên phố Cầu Gỗ, cạnh nhà "hàm cá mập" thu 20.000 đ/lượt. Khi khách phản ứng, nam nhân viên này giải thích, có rất nhiều khoản phải đóng góp, "mong các anh thông cảm". Ảnh: Phương Sơn
Việc thu giá quá cao so với quy định khiến không ít người gửi xe tỏ ra bức xúc. Vừa đưa tờ 10.000đ cho nhân viên trông giữ xe trạc tuổi 50, anh Nguyễn Minh Tuấn ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhăn nhó: “Vé các ông ghi rõ là Cục thuế Hà Nội, nhưng không ghi giá tiền nên tôi chỉ trả thế này thôi, các ông thu 20.000đ thì quá đáng”.
"Không được, tôi nói ngay từ đầu, không gửi thì ra chỗ khác, ở đâu chả có giá như vậy, lên phố chơi thì phải chịu thôi, từ sáng tới giờ cả trăm người gửi chứ riêng gì anh đâu, chúng tôi còn bao nhiêu thứ phải lo, phải đóng góp chứ được ăn cả đâu”, nhân viên trông giữ xe đáp.
Ngậm ngùi đưa thêm tờ 10.000 đồng, anh Tuấn rời khỏi bãi gửi xe, nhưng trong lòng tỏ ra bực bội vì "thu thế này ngang với cướp tiền của thiên hạ".
Anh Nguyễn Văn Quyền, nhân viên một khách sạn trên phố Cầu Gỗ, cho biết, điểm trông giữ này tồn tại từ nhiều năm qua, nhiều lần chính quyền đến dẹp nhưng sau đó đâu lại vào đấy. "20.000 đồng còn đỡ, chứ nhiều khi ngày lễ, cuối tuần 30-50 nghìn/xe là chuyện thường", anh Quyền nói.
Tương tự bãi trông giữ xe này, trên phố cổ nơi tập trung đông người, như chợ đêm, khu nhà hát trên phố Hàng Bạc, Gia Ngư.. cũng đều thu với giá 20.000 đồng/1 xe máy.
Vé của bãi trông giữ xe trái phép trên phố Cầu Gỗ (đoạn gần nhà hát múa rối Thăng Long), được làm giả, không ghi ngày tháng năm, thậm chí số vé xe được viết đè lên mệnh giá tiền. Tại điểm này, các nhân viên thường thu với giá 20.000 đồng/xe máy. Ảnh: Phương Sơn
Không chỉ tại các điểm trông xe tự phát mà ngay cả tại những điểm được cấp phép như trên đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Gươm, phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ... việc trông giữ xe quá giá cũng diễn ra thường xuyên. Xe máy luôn thu với giá 5000 - 10.000 đồng một lượt. Còn ôtô với giá 50.000 - 100.000 đồng cho 120 phút, quá 120 phút phải trả 100.000 - 120.000 đồng nhưng nhân viên ở bãi này không hề phát vé.
Tại chợ Đồng Xuân, bãi xe này được cấp phép và do Công ty cổ phần Đồng Xuân làm quản lý, phía ngoài luôn để biển hiệu, số điện thoại đường dây nóng và ghi rõ số tiền vé thu xe máy, xe đạp theo giá quy định của nhà nước, tuy nhiên theo ghi nhận, hầu hết các nhân viên đều thu với giá 10.000 đồng/một xe máy.
Mỗi bãi gửi xe quanh chợ này đều có từ 3-5 nhân viên, vừa viết vé, vừa xếp xe và thu tiền. Hầu hết, các nhân viên này đã "thống nhất" với nhau về việc thu 10.000 đồng/một xe máy, nên khi ghi vé, các nhân viên viết chữ đè lên mệnh giá tiền để người gửi xe không phát hiện ra.
Theo quan sát, hầu hết những người gửi xe tại đây đều phải trả gấp 5 lần so với mức quy định. Nhiều người không để ý nên đã bỏ qua, tuy nhiên không ít người đã có phản ứng vì khi họ nhìn thấy chiếc biển ghi số đường dây nóng và số tiền cho mỗi lần gửi xe.
Vừa dắt chiếc xe Wave trong bãi cho người đàn ông trung tuổi, nam nhân viên dáng người nhỏ nhắn ngoài 20 tuổi vội vã nói và chìa tay xin vé: "Ông anh cho xin 10.000 đồng". Người đàn ông vừa móc ví lấy tiền vừa trợn mắt, hất hàm: "Tưởng tôi không nhìn thấy cái bảng giá kia à, có cả số đường dây nóng đấy, nếu muốn thì tôi gọi".
Nam nhân viên trẻ tuổi mặt nhăn nhó nhưng đành phải xuống giọng: "Em nói là em xin anh mà, chứ còn anh cho bao nhiêu thì cho thôi, cho nhau vài đồng lẻ đáng bao nhiêu", anh ta cầm tờ 2.000 đồng rồi vội quay sang xếp xe.
Các điểm trông giữ xe tại bệnh viện trên các tuyến phố trung tâm, như Việt Đức, viện K và Phụ sản Trung ương... dù được cấp phép và do Công ty cổ phần 901 đứng ra trông giữ, trên cuống vé in 2.000 đồng theo quy định của nhà nước, nhưng hầu hết các nhân viên ở đây khi viết vé xong đều thu luôn mỗi lượt gửi xe máy 5.000 đồng.
Thi thoảng có người phản ứng thì các nam nhân viên ở cả bệnh viện Việt Đức và viện K đều nói những câu quen thuộc: "Vài đồng bạc đáng bao nhiêu mà cằn nhằn, không gửi thì ra chỗ khác".
Tại bãi gửi xe của bệnh viện K, trên đường Hai Bà Trưng, nhiều khi người nhà bệnh nhân gửi xe trả 2.000 đồng (giá in trên cuống vé), thì nhân viên thu vé, mặt cau có quát: "Ông bỏ mũ bảo hiểm ra khỏi xe ngay, không có người cắt quai và lấy mũ tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé". Nhiều người gặp khó khi lấy xe, bị nhân viên trông giữ từ chối phục vụ chỉ vì trả đúng số tiền in trên vé.
Phần lớn tại các điểm trông giữ xe có phép ở bệnh viện đều chật kín ngay từ đầu giờ sáng, nhiều người nhà hay bệnh nhân đến viện khám không còn chỗ gửi xe. Lợi dụng sự quá tải này, quanh khu vực nhà dân trước cổng bệnh viện Việt Đức trên phố Phủ Doãn, có cả chục bãi trông giữ xe không phép mọc lên.
Từ sáng đến trưa, chủ của các bãi xe này lao ra đường, rồi đến tận cổng bệnh viện để mời chào, lôi kéo người vào gửi xe. Nhiều người không tìm được chỗ gửi xe ở bệnh viện, đành ngậm ngùi gửi xe ở các bãi trong nhà dân với giá 20.000 đồng.
"Lần nào đến bệnh viện cũng là việc gấp gáp, nhưng lại khốn khổ tìm chỗ để xe, bãi của bệnh viện thì chật kín, đành phải gửi ở bãi này thôi, đắt gấp cả chục lần cũng phải chịu, chứ biết để xe ở đâu bây giờ", anh Thức, nhà ở Hà Đông phân trần.
Tại các bến xe, điểm vui chơi lớn ở thủ đô tình trạng trông giữ quá giá cũng diễn ra. Mặc dù giá quy định cũ với xe máy là 2.000 đồng, nhưng hầu hết điểm công cộng đều trông giữ với giá 5.000 đồng.
Bến xe Giáp Bát, có hai bãi gửi xe, một bằng khung thép hai tầng ở cổng chính và một bãi ở bên trong. Hầu hết nhân viên đều thu gấp đôi so với giá quy định in trên cuống vé, thậm chí ở cổng sau nhân viên còn không đưa vé cho khách.
Tương tự, tại công viên Thống Nhất, Thủ Lệ... nhân viên thường thu tiền ngay khi đưa vé cho khách. Số tiền cũng luôn cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với quy định. Nhiều người tỏ ra bức xúc, phản ứng, thì các nhân viên ở đây đều có chung một kiểu giải thích: "Bãi này được nhà nước giao, nhưng cơ quan khoán trắng, nếu thu đúng giá vé thì chết đói à".
Bãi gửi xe trên đường Đinh Tiên Hoàng thu với giá 5.000 đồng/xe máy, ô tô từ 50-100.000 đồng cho một lượt 120 phút. Ảnh: Phương Sơn
Để đảm bảo lợi ích cho người lao động và các doanh nghiệp trông giữ xe, hôm qua HĐND thành phố Hà Nội đã đồng ý điều chỉnh, bổ sung mức phí trông giữ xe đạp, xe máy. Cụ thể tại các bãi trông xe ngoài trời, bên ngoài trung tâm thương mại, chung cư, mức phí trông giữ xe đạp điều chỉnh từ 1.000 đồng lên 2.000 đồng, xe máy từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng, ban đêm từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng, vé tháng là 70.000 đồng…
Cùng với việc tăng giá trông giữ xe, lãnh đạo thành phố cam kết sẽ dẹp các bãi trông giữ không phép, xử lý nghiêm các bãi thu vượt giá quy định. Tuy nhiên theo ghi nhận của VnExpress, tại hầu hết các điểm trông giữ xe công cộng, nhà ga, bến xe, bệnh viện…giá trông giữ xe luôn cao ít nhất là gần gấp đôi so với mức vừa được thông qua.
Điểm trông giữ xe không phép mọc lên nhan nhản ở địa bàn trung tâm khu vực hồ Hoàn Kiếm, phố cổ. Chỉ tính riêng đoạn đường dài 200m ở phố Cầu Gỗ, nơi cấm trông giữ xe, đã có tới 4-5 bãi trông giữ xe tự phát, mức giá dao động từ 10 đến 30 nghìn đồng/lượt.
Bãi gửi xe nằm ở góc ngã ba Cầu Gỗ - Hồ Hoàn Kiếm, rộng vài chục m2, chứa được khoảng 20 xe. Địa điểm này tồn tại từ nhiều năm trước, thậm chí khi có lệnh cấm trông giữ xe trên tuyến phố này, bãi vẫn hoạt động công khai với giá 20.000 đồng/xe máy, dù chỉ cách UBND phường Hàng Bạc chưa đầy 100m.
Nam nhân viên trông giữ xe trên phố Cầu Gôc, cạnh nhà hàng cá mập thu 20.000 một xe. Khi khách phản ứng, nam nhân viên này giải thích, bọn em phải chạy công an, mỗi lần họ đuổi thì phải đóng tiền, các anh thông cảm.Ảnh: Phương Sơn
Nam nhân viên trông giữ xe trên phố Cầu Gỗ, cạnh nhà "hàm cá mập" thu 20.000 đ/lượt. Khi khách phản ứng, nam nhân viên này giải thích, có rất nhiều khoản phải đóng góp, "mong các anh thông cảm". Ảnh: Phương Sơn
Việc thu giá quá cao so với quy định khiến không ít người gửi xe tỏ ra bức xúc. Vừa đưa tờ 10.000đ cho nhân viên trông giữ xe trạc tuổi 50, anh Nguyễn Minh Tuấn ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhăn nhó: “Vé các ông ghi rõ là Cục thuế Hà Nội, nhưng không ghi giá tiền nên tôi chỉ trả thế này thôi, các ông thu 20.000đ thì quá đáng”.
"Không được, tôi nói ngay từ đầu, không gửi thì ra chỗ khác, ở đâu chả có giá như vậy, lên phố chơi thì phải chịu thôi, từ sáng tới giờ cả trăm người gửi chứ riêng gì anh đâu, chúng tôi còn bao nhiêu thứ phải lo, phải đóng góp chứ được ăn cả đâu”, nhân viên trông giữ xe đáp.
Ngậm ngùi đưa thêm tờ 10.000 đồng, anh Tuấn rời khỏi bãi gửi xe, nhưng trong lòng tỏ ra bực bội vì "thu thế này ngang với cướp tiền của thiên hạ".
Anh Nguyễn Văn Quyền, nhân viên một khách sạn trên phố Cầu Gỗ, cho biết, điểm trông giữ này tồn tại từ nhiều năm qua, nhiều lần chính quyền đến dẹp nhưng sau đó đâu lại vào đấy. "20.000 đồng còn đỡ, chứ nhiều khi ngày lễ, cuối tuần 30-50 nghìn/xe là chuyện thường", anh Quyền nói.
Tương tự bãi trông giữ xe này, trên phố cổ nơi tập trung đông người, như chợ đêm, khu nhà hát trên phố Hàng Bạc, Gia Ngư.. cũng đều thu với giá 20.000 đồng/1 xe máy.
Vé của bãi trông giữ xe trái phép trên phố Cầu Gỗ (đoạn gần nhà hát múa rối Thăng Long), được làm giả và ghi số cố định rồi ép plastic
Vé của bãi trông giữ xe trái phép trên phố Cầu Gỗ (đoạn gần nhà hát múa rối Thăng Long), được làm giả, không ghi ngày tháng năm, thậm chí số vé xe được viết đè lên mệnh giá tiền. Tại điểm này, các nhân viên thường thu với giá 20.000 đồng/xe máy. Ảnh: Phương Sơn
Không chỉ tại các điểm trông xe tự phát mà ngay cả tại những điểm được cấp phép như trên đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Gươm, phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ... việc trông giữ xe quá giá cũng diễn ra thường xuyên. Xe máy luôn thu với giá 5000 - 10.000 đồng một lượt. Còn ôtô với giá 50.000 - 100.000 đồng cho 120 phút, quá 120 phút phải trả 100.000 - 120.000 đồng nhưng nhân viên ở bãi này không hề phát vé.
Tại chợ Đồng Xuân, bãi xe này được cấp phép và do Công ty cổ phần Đồng Xuân làm quản lý, phía ngoài luôn để biển hiệu, số điện thoại đường dây nóng và ghi rõ số tiền vé thu xe máy, xe đạp theo giá quy định của nhà nước, tuy nhiên theo ghi nhận, hầu hết các nhân viên đều thu với giá 10.000 đồng/một xe máy.
Mỗi bãi gửi xe quanh chợ này đều có từ 3-5 nhân viên, vừa viết vé, vừa xếp xe và thu tiền. Hầu hết, các nhân viên này đã "thống nhất" với nhau về việc thu 10.000 đồng/một xe máy, nên khi ghi vé, các nhân viên viết chữ đè lên mệnh giá tiền để người gửi xe không phát hiện ra.
Dù có tấm biển ghi giá trông giữ xe trên cuống vé và tấm biển nhưng nhiều nhân viên trông giữ xe ở chợ Đồng Xuân luôn đòi khách 10.000 đồng. Ảnh: Phương Sơn
Vừa dắt chiếc xe Wave trong bãi cho người đàn ông trung tuổi, nam nhân viên dáng người nhỏ nhắn ngoài 20 tuổi vội vã nói và chìa tay xin vé: "Ông anh cho xin 10.000 đồng". Người đàn ông vừa móc ví lấy tiền vừa trợn mắt, hất hàm: "Tưởng tôi không nhìn thấy cái bảng giá kia à, có cả số đường dây nóng đấy, nếu muốn thì tôi gọi".
Nam nhân viên trẻ tuổi mặt nhăn nhó nhưng đành phải xuống giọng: "Em nói là em xin anh mà, chứ còn anh cho bao nhiêu thì cho thôi, cho nhau vài đồng lẻ đáng bao nhiêu", anh ta cầm tờ 2.000 đồng rồi vội quay sang xếp xe.
Các điểm trông giữ xe tại bệnh viện trên các tuyến phố trung tâm, như Việt Đức, viện K và Phụ sản Trung ương... dù được cấp phép và do Công ty cổ phần 901 đứng ra trông giữ, trên cuống vé in 2.000 đồng theo quy định của nhà nước, nhưng hầu hết các nhân viên ở đây khi viết vé xong đều thu luôn mỗi lượt gửi xe máy 5.000 đồng.
Thi thoảng có người phản ứng thì các nam nhân viên ở cả bệnh viện Việt Đức và viện K đều nói những câu quen thuộc: "Vài đồng bạc đáng bao nhiêu mà cằn nhằn, không gửi thì ra chỗ khác".
Nhân viên trông giữ xe ở bệnh viện K, hất hàm, trợn mắt, khi đòi thu 5.000 đồng/xe máy nhưng khách chỉ trả 2.000 đồng. Nam nhân viên này to tiếng và 'dọa' nếu đưa 2.000 đồng thì tháo mũ ra khỏi xe và không chịu trách nhiệm nếu mất mũ. Ảnh: Phương Sơn
Tại bãi gửi xe của bệnh viện K, trên đường Hai Bà Trưng, nhiều khi người nhà bệnh nhân gửi xe trả 2.000 đồng (giá in trên cuống vé), thì nhân viên thu vé, mặt cau có quát: "Ông bỏ mũ bảo hiểm ra khỏi xe ngay, không có người cắt quai và lấy mũ tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé". Nhiều người gặp khó khi lấy xe, bị nhân viên trông giữ từ chối phục vụ chỉ vì trả đúng số tiền in trên vé.
Phần lớn tại các điểm trông giữ xe có phép ở bệnh viện đều chật kín ngay từ đầu giờ sáng, nhiều người nhà hay bệnh nhân đến viện khám không còn chỗ gửi xe. Lợi dụng sự quá tải này, quanh khu vực nhà dân trước cổng bệnh viện Việt Đức trên phố Phủ Doãn, có cả chục bãi trông giữ xe không phép mọc lên.
Từ sáng đến trưa, chủ của các bãi xe này lao ra đường, rồi đến tận cổng bệnh viện để mời chào, lôi kéo người vào gửi xe. Nhiều người không tìm được chỗ gửi xe ở bệnh viện, đành ngậm ngùi gửi xe ở các bãi trong nhà dân với giá 20.000 đồng.
"Lần nào đến bệnh viện cũng là việc gấp gáp, nhưng lại khốn khổ tìm chỗ để xe, bãi của bệnh viện thì chật kín, đành phải gửi ở bãi này thôi, đắt gấp cả chục lần cũng phải chịu, chứ biết để xe ở đâu bây giờ", anh Thức, nhà ở Hà Đông phân trần.
Tại các bến xe, điểm vui chơi lớn ở thủ đô tình trạng trông giữ quá giá cũng diễn ra. Mặc dù giá quy định cũ với xe máy là 2.000 đồng, nhưng hầu hết điểm công cộng đều trông giữ với giá 5.000 đồng.
Bến xe Giáp Bát, có hai bãi gửi xe, một bằng khung thép hai tầng ở cổng chính và một bãi ở bên trong. Hầu hết nhân viên đều thu gấp đôi so với giá quy định in trên cuống vé, thậm chí ở cổng sau nhân viên còn không đưa vé cho khách.
Tương tự, tại công viên Thống Nhất, Thủ Lệ... nhân viên thường thu tiền ngay khi đưa vé cho khách. Số tiền cũng luôn cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với quy định. Nhiều người tỏ ra bức xúc, phản ứng, thì các nhân viên ở đây đều có chung một kiểu giải thích: "Bãi này được nhà nước giao, nhưng cơ quan khoán trắng, nếu thu đúng giá vé thì chết đói à".
Đăng nhận xét