Khẳng định các nhân viên siêu thị Vĩ Yên buộc nữ sinh đeo bảng "tôi ăn trộm" là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác, các luật sư còn bày tỏ phẫn nộ trước hành vi này.
Theo luật sư Ngô Quí Linh (Đoàn Luật sư TP HCM), việc lấy trộm 2 quyển truyện của em nữ sinh là đã sai nhưng xử lý đối với hành vi này phải tuân theo quy định. "Không phải ai cũng có thể tự xử lý những vi phạm của người khác. Thẩm quyền thuộc về những cơ quan, cá nhân được pháp luật quy định", ông Linh nói.
Mặt khác, theo vị luật sư, hai quyển truyện chỉ có giá 20.000 đồng, nếu người thành niên có lấy cắp cũng không bị xử lý hình sự bởi Trộm cắp tài sản là tội có định lượng, phải từ 2 triệu đồng trở lên. Ở đây, cô bé chỉ mới là học sinh lớp 7, tức 13 tuổi. Hành vi sai phạm của em là có nhưng không lớn, không có dấu hiệu tội phạm hình sự nên không phải là phạm tội quả tang để người dân có thể bắt giữ. Mà việc bắt giữ đối với người phạm pháp quả tang cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. "Không thể lạm dụng việc bắt quả tang để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người phạm tội", luật sư Linh nhấn mạnh.
Theo vị luật sư thì trong vụ việc này, đáng lẽ các bảo vệ, nhân viên siêu thị cần báo ngay cho gia đình của em để phối hợp xử lý, giáo dục, uốn nắn. Đằng này, họ đã tự ý bắt giữ em để lục soát, trói tay, bắt đeo bảng với nội dung hạ nhục em tại siêu thị (nơi công cộng nhiều người qua lại) là một hành vi không thể chấp nhận được.
"Hành vi này không chỉ là trái với đạo đức, thiếu tôn trọng, thiếu tình người với trẻ em lầm lỗi mà họ đã đi xa hơn, đã có những hành vi mang tính nhục mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đây là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác theo quy định điều 121 Bộ luật hình sự, mức hình phạt có thể lên đến 3 năm tù", luật sư Linh cho hay.
Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng là làm cho nữ sinh cảm thấy xấu hổ với mọi người, bị hoảng loạn trầm trọng. Nghiêm trọng hơn, sau khi làm nhục Liên tại siêu thị, một lần nữa, nhân viên còn chụp ảnh em để đăng trên facebook phát tán hình ảnh em bị làm nhục cho nhiều người cùng xem thì mức độ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nữ sinh còn tăng lên.
"Cơ quan điều tra cần vào cuộc để khởi tố, làm rõ dấu hiệu tội Làm nhục người khác của những nhân viên siêu thị. Nếu đủ căn cứ, phải khởi tố các cá nhân có liên quan về tội này", luật sư Linh nói. Ngoài ra, vị luật sư cũng cho biết thêm, việc các nhân viên siêu thị bắt người bác của Liên phải nộp phạt 200.000 đồng, tức gấp 10 lần giá trị 2 quyển truyện, cũng là trái luật. "Phải chăng siêu thị này tự cho mình được đặt ra những quy định xử lý cho riêng mình?", luật sư nêu.
Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Văn phòng luật sư Sài Gòn) cho biết thêm, hành vi làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hay bôi nhọ người khác.
"Hành vi của các nhân viên này không những vi phạm pháp luật mà còn phạm tội một cách có tổ chức. Giữa những người này đã có sự sắp xếp nhiệm vụ với nhau. Người thì bắt trói, người viết tấm bảng đeo trước ngực nạn nhân rồi tra khảo... Sự việc đã đi quá xa và để lại hậu quả vô cùng lớn đối với cô bé. Đây thực sự sẽ là một cú sốc lớn đối với em và gia đình. Sự xấu hổ và mặc cảm có thể khiến cuộc đời em bị rẽ sang một hướng khác", vị luật sư e ngại.
Còn theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn cho rằng đây là hình phạt mang tính nhục mạ không có tính nhân văn và không thể chấp nhận được. Hình phạt này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm hồn trẻ.
Ở góc độ một người làm công tác giáo dục, theo tiến sĩ Quỳnh Dao, đối với một học sinh lớp 7, các bé đang trong quá trình hình thành giá trị chuẩn mực chứ chưa phát triển ổn định. Việc trót phạm phải sai lầm ở độ tuổi này không phải là lạ, chính vì thế khi trẻ phạm sai lầm, người lớn nên xem xét kỹ và có hướng nhắc nhở hơn là trừng phạt theo kiểu "một lần ăn cắp một lần chặt tay".
Theo bà Dao, càng nguy hiểm hơn khi áp dụng hình thức làm nhục trẻ trước nhiều người. Cách làm của siêu thị là vì lợi ích trước mắt, muốn răn đe người xung quanh theo kiểu "ai ăn trộm sẽ bị thế này", hơn là răn đe bé Liên. Giảng viên tâm lý khẳng định kiểu hình phạt làm nhục hoàn toàn không thể áp dụng cho đứa trẻ ở độ tuổi này.
"Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của bé. Nó khiến các em nghĩ mình khó có thể lấy lại danh dự, rằng mình sẽ bị mọi người nhìn như kẻ xấu suốt đời", Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn nói.
* Tên nữ sinh đã được thay đổi.
Theo luật sư Ngô Quí Linh (Đoàn Luật sư TP HCM), việc lấy trộm 2 quyển truyện của em nữ sinh là đã sai nhưng xử lý đối với hành vi này phải tuân theo quy định. "Không phải ai cũng có thể tự xử lý những vi phạm của người khác. Thẩm quyền thuộc về những cơ quan, cá nhân được pháp luật quy định", ông Linh nói.
Mặt khác, theo vị luật sư, hai quyển truyện chỉ có giá 20.000 đồng, nếu người thành niên có lấy cắp cũng không bị xử lý hình sự bởi Trộm cắp tài sản là tội có định lượng, phải từ 2 triệu đồng trở lên. Ở đây, cô bé chỉ mới là học sinh lớp 7, tức 13 tuổi. Hành vi sai phạm của em là có nhưng không lớn, không có dấu hiệu tội phạm hình sự nên không phải là phạm tội quả tang để người dân có thể bắt giữ. Mà việc bắt giữ đối với người phạm pháp quả tang cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. "Không thể lạm dụng việc bắt quả tang để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người phạm tội", luật sư Linh nhấn mạnh.
Siêu thị Vĩ Yên (huyện Chư Sê, Gia Lai), nơi bé Liên bị làm nhục danh dự, nhân phẩm. Ảnh: Tuỳ Phong
Theo vị luật sư thì trong vụ việc này, đáng lẽ các bảo vệ, nhân viên siêu thị cần báo ngay cho gia đình của em để phối hợp xử lý, giáo dục, uốn nắn. Đằng này, họ đã tự ý bắt giữ em để lục soát, trói tay, bắt đeo bảng với nội dung hạ nhục em tại siêu thị (nơi công cộng nhiều người qua lại) là một hành vi không thể chấp nhận được.
"Hành vi này không chỉ là trái với đạo đức, thiếu tôn trọng, thiếu tình người với trẻ em lầm lỗi mà họ đã đi xa hơn, đã có những hành vi mang tính nhục mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đây là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác theo quy định điều 121 Bộ luật hình sự, mức hình phạt có thể lên đến 3 năm tù", luật sư Linh cho hay.
Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng là làm cho nữ sinh cảm thấy xấu hổ với mọi người, bị hoảng loạn trầm trọng. Nghiêm trọng hơn, sau khi làm nhục Liên tại siêu thị, một lần nữa, nhân viên còn chụp ảnh em để đăng trên facebook phát tán hình ảnh em bị làm nhục cho nhiều người cùng xem thì mức độ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nữ sinh còn tăng lên.
"Cơ quan điều tra cần vào cuộc để khởi tố, làm rõ dấu hiệu tội Làm nhục người khác của những nhân viên siêu thị. Nếu đủ căn cứ, phải khởi tố các cá nhân có liên quan về tội này", luật sư Linh nói. Ngoài ra, vị luật sư cũng cho biết thêm, việc các nhân viên siêu thị bắt người bác của Liên phải nộp phạt 200.000 đồng, tức gấp 10 lần giá trị 2 quyển truyện, cũng là trái luật. "Phải chăng siêu thị này tự cho mình được đặt ra những quy định xử lý cho riêng mình?", luật sư nêu.
Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Văn phòng luật sư Sài Gòn) cho biết thêm, hành vi làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hay bôi nhọ người khác.
"Hành vi của các nhân viên này không những vi phạm pháp luật mà còn phạm tội một cách có tổ chức. Giữa những người này đã có sự sắp xếp nhiệm vụ với nhau. Người thì bắt trói, người viết tấm bảng đeo trước ngực nạn nhân rồi tra khảo... Sự việc đã đi quá xa và để lại hậu quả vô cùng lớn đối với cô bé. Đây thực sự sẽ là một cú sốc lớn đối với em và gia đình. Sự xấu hổ và mặc cảm có thể khiến cuộc đời em bị rẽ sang một hướng khác", vị luật sư e ngại.
Còn theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn cho rằng đây là hình phạt mang tính nhục mạ không có tính nhân văn và không thể chấp nhận được. Hình phạt này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm hồn trẻ.
Ở góc độ một người làm công tác giáo dục, theo tiến sĩ Quỳnh Dao, đối với một học sinh lớp 7, các bé đang trong quá trình hình thành giá trị chuẩn mực chứ chưa phát triển ổn định. Việc trót phạm phải sai lầm ở độ tuổi này không phải là lạ, chính vì thế khi trẻ phạm sai lầm, người lớn nên xem xét kỹ và có hướng nhắc nhở hơn là trừng phạt theo kiểu "một lần ăn cắp một lần chặt tay".
Theo bà Dao, càng nguy hiểm hơn khi áp dụng hình thức làm nhục trẻ trước nhiều người. Cách làm của siêu thị là vì lợi ích trước mắt, muốn răn đe người xung quanh theo kiểu "ai ăn trộm sẽ bị thế này", hơn là răn đe bé Liên. Giảng viên tâm lý khẳng định kiểu hình phạt làm nhục hoàn toàn không thể áp dụng cho đứa trẻ ở độ tuổi này.
"Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của bé. Nó khiến các em nghĩ mình khó có thể lấy lại danh dự, rằng mình sẽ bị mọi người nhìn như kẻ xấu suốt đời", Trưởng bộ môn Tâm lý ĐH Sài Gòn nói.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Tên nữ sinh đã được thay đổi.
Đăng nhận xét