Nếu mũ cảnh sát để trên xe mà chủ xe, lái xe không phải cảnh sát thì sẽ lập biên bản tịch thu mũ áo và bàn giao cho lực lượng điều lệnh xử lý.
Hiện nay, nhiều xe ôtô con mang biển kiểm soát màu trắng - dân sự để mũ cảnh sát ở phía trước hoặc phía sau. Nhiều người dân hoài nghi tính xác thực của chủ nhân những chiếc mũ này trên xe đó và cho rằng đây là sự ngụy trang nhằm tránh bị xử lý khi vi phạm giao thông. Và liệu những chiếc xe ôtô “trưng” mũ cảnh sát có bị xử lý khi vi phạm luật giao thông?
Chiều 14/5, Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt (Phòng 3), Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Công an cho biết: "Tất cả cả phương tiện khi tham gia giao thông bình đẳng như nhau, kể cả những xe ôtô có biển kiểm soát xanh hay biển trắng nếu vi phạm luật giao thông đều bị xử lý như nhau, không có sự thiên vị cho bất cứ trường hợp nào".
Thiếu tá Huy cho hay, vừa qua, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã có kế hoạch giao cho Phòng 5 (Phòng chỉ huy điều khiển giao thông và dẫn đoàn) chủ trì, tăng cường xử lý vi phạm đối với những xe ôtô biển “xanh” vi phạm giao thông.
Đối với những xe ôtô biển trắng – dân sự mà chủ xe, lái xe không phải công an nhưng để mũ, áo của cảnh sát trên xe làm “ngáo ộp” thì CSGT sẽ phối hợp với lực lượng Điều lệnh của Bộ Công an để lập biên bản tịch thu mũ áo và bàn giao cho lực lượng Điều lệnh xử lý.
Trên thực tế có nhiều trường hợp lái xe, chủ xe ôtô là cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an đang đi làm việc nên để mũ, áo trên xe ôtô là chuyện rất bình thường và nếu vi phạm giao thông cũng bị xử lý theo quy định.
Thiếu tá Huy cũng cho biết, đối với những trường hợp xe ôtô biển trắng có dán biển, phù hiệu quốc hội, văn phòng Chính phủ hay Bộ ngành Trung ương thì bản chất những tờ giấy đó chỉ để cho chiếc xe đó ra vào một cơ quan liên quan trên tấm biển. Ví dụ như đến các kỳ họp Quốc hội thì nhiều xe ôtô sẽ được cấp biển hiệu ra vào hội trường hay khu vực liên quan thì việc dán biển hiệu trên các xe ôtô này để cho lực lượng bảo vệ an ninh của cơ quan đó dễ nhận biết và tiện quản lý.
“Những xe ôtô có dán những tấm biển đề tên các cơ quan trung ương, bộ ngành, chỉ có giá trị để ra vào đỗ xe ở trong cơ quan có ghi trên tờ giấy đó, còn khi đi xe ra ngoài, tham gia giao thông thì những xe có dán tờ giấy đó không có giá trị gì hết, nếu vi phạm giao thông vẫn xử lý bình đẳng như các xe khác, dù lái xe có là ai giữ chức vụ gì, trừ trường hợp ưu tiên theo luật định", thiếu tá Phạm Quang Huy nhấn mạnh.
Hiện nay, nhiều xe ôtô con mang biển kiểm soát màu trắng - dân sự để mũ cảnh sát ở phía trước hoặc phía sau. Nhiều người dân hoài nghi tính xác thực của chủ nhân những chiếc mũ này trên xe đó và cho rằng đây là sự ngụy trang nhằm tránh bị xử lý khi vi phạm giao thông. Và liệu những chiếc xe ôtô “trưng” mũ cảnh sát có bị xử lý khi vi phạm luật giao thông?
Để mũ công an trên xe ôtô vi phạm đều bị xử lý. (Ảnh: Internet).
Chiều 14/5, Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt (Phòng 3), Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Công an cho biết: "Tất cả cả phương tiện khi tham gia giao thông bình đẳng như nhau, kể cả những xe ôtô có biển kiểm soát xanh hay biển trắng nếu vi phạm luật giao thông đều bị xử lý như nhau, không có sự thiên vị cho bất cứ trường hợp nào".
Thiếu tá Huy cho hay, vừa qua, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã có kế hoạch giao cho Phòng 5 (Phòng chỉ huy điều khiển giao thông và dẫn đoàn) chủ trì, tăng cường xử lý vi phạm đối với những xe ôtô biển “xanh” vi phạm giao thông.
Đối với những xe ôtô biển trắng – dân sự mà chủ xe, lái xe không phải công an nhưng để mũ, áo của cảnh sát trên xe làm “ngáo ộp” thì CSGT sẽ phối hợp với lực lượng Điều lệnh của Bộ Công an để lập biên bản tịch thu mũ áo và bàn giao cho lực lượng Điều lệnh xử lý.
Mọi phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật đều bị xử lý.
Trên thực tế có nhiều trường hợp lái xe, chủ xe ôtô là cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an đang đi làm việc nên để mũ, áo trên xe ôtô là chuyện rất bình thường và nếu vi phạm giao thông cũng bị xử lý theo quy định.
Thiếu tá Huy cũng cho biết, đối với những trường hợp xe ôtô biển trắng có dán biển, phù hiệu quốc hội, văn phòng Chính phủ hay Bộ ngành Trung ương thì bản chất những tờ giấy đó chỉ để cho chiếc xe đó ra vào một cơ quan liên quan trên tấm biển. Ví dụ như đến các kỳ họp Quốc hội thì nhiều xe ôtô sẽ được cấp biển hiệu ra vào hội trường hay khu vực liên quan thì việc dán biển hiệu trên các xe ôtô này để cho lực lượng bảo vệ an ninh của cơ quan đó dễ nhận biết và tiện quản lý.
“Những xe ôtô có dán những tấm biển đề tên các cơ quan trung ương, bộ ngành, chỉ có giá trị để ra vào đỗ xe ở trong cơ quan có ghi trên tờ giấy đó, còn khi đi xe ra ngoài, tham gia giao thông thì những xe có dán tờ giấy đó không có giá trị gì hết, nếu vi phạm giao thông vẫn xử lý bình đẳng như các xe khác, dù lái xe có là ai giữ chức vụ gì, trừ trường hợp ưu tiên theo luật định", thiếu tá Phạm Quang Huy nhấn mạnh.
Đăng nhận xét