Theo Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai, từ 21/5, khi nhập cảnh trở lại, nhiều công dân Việt Nam bị phía Trung Quốc ép ký bản đồ thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc.
Trong phiên thảo luận tổ sáng 23/5, Đại biểu Quốc hội - Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường cho biết, việc Trung Quốc cắm giàn khoan xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến người dân bức xúc. Đây là một âm mưu dài hơi, có lộ trình và được chuẩn bị kỹ lưỡng để độc chiếm Biển Đông.
Theo đại biểu Cường, ngày 21/5, Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại VN phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc mới cho qua. Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đề xuất phải chuẩn bị mọi phương án, tình huống xấu nhất không thể bị động, bất ngờ.
“Thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho, cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục người dân mình mới cho về. Trung Quốc chơi bài dùng máy quay, chụp ảnh ghi hình lại để nói người dân Việt Nam thừa nhận Hoàng Sa của họ”, đại biểu Cường bức xúc nói.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Nguyễn Doãn Khánh, Biển Đông chỉ là một sự kiện trong chuỗi sự kiện và chúng ta phải chủ động xây dựng kịch bản ứng phó. “Trong các kịch bản đó lựa chọn kịch bản khả dĩ nhất chứ không thể theo hướng hiện nay, ứng xử tùy theo thái độ của phía bạn, như thế không ổn. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển của đất nước”, ông Khánh nói.
Liên quan đến kinh tế, tại tổ TP.HCM, Phó trưởng đoàn Trần Du Lịch cho rằng sự kiện Biển Đông “trong cái rủi tạo ra cái may”, cho Việt Nam cơ hội nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc về nguồn nguyên liệu vật tư từ Trung Quốc, tiến tới gia nhập TTP mà qua đó Nhà nước phải có chính sách giúp đỡ doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu.
Tiến sĩ Lịch đề nghị dành nguồn lực giải quyết bài toán về nông nghiệp một cách tổng thể căn cơ. Đối với ngư nghiệp ông đề nghị tập trung đóng tàu cho ngư dân.
“Bây giờ các cơ sở của Vinashin không có việc làm, tại sao không huy động vào để đóng các tàu sắt loại 400-500 mã lực, hình thành những đội tàu. Nhà nước đứng ra làm rồi cho ngư dân thuê lại với giá ưu đãi, đây là cơ hội để giải quyết bài toán về ngư nghiệp”, ĐB nói.
Cũng đồng tình với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” trong tình hình mới, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị Quốc hội phải tính toán đến những tình huống xấu để cân đối ngân sách cho quốc phòng, tăng cường tiềm lực bảo vệ chủ quyền biển đạo.
“Phải xem lại việc phân bổ ngân sách trong năm 2013 đối với các công trình dự án năm 2014 và 2015. Tôi thấy dự án nạo vét nông trường Sông Hậu mà chi tới trên 5.000 tỷ đồng có cần thiết ngay không, hay là cần thiết chuyển sang đóng tàu cho ngư dân thuê thậm chí mượn tàu để cùng lực lượng của ta trấn giữ biển Đông”, ĐB Đương nói.
Trong phiên thảo luận tổ sáng 23/5, Đại biểu Quốc hội - Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường cho biết, việc Trung Quốc cắm giàn khoan xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến người dân bức xúc. Đây là một âm mưu dài hơi, có lộ trình và được chuẩn bị kỹ lưỡng để độc chiếm Biển Đông.
Theo đại biểu Cường, ngày 21/5, Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại VN phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc mới cho qua. Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đề xuất phải chuẩn bị mọi phương án, tình huống xấu nhất không thể bị động, bất ngờ.
“Thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho, cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục người dân mình mới cho về. Trung Quốc chơi bài dùng máy quay, chụp ảnh ghi hình lại để nói người dân Việt Nam thừa nhận Hoàng Sa của họ”, đại biểu Cường bức xúc nói.
Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường cho biết: người Việt đang bị ép thừa nhận Hoàng Sa của TQ khi nhập cảnh về nước. Ảnh: Nguyễn Hưng
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Nguyễn Doãn Khánh, Biển Đông chỉ là một sự kiện trong chuỗi sự kiện và chúng ta phải chủ động xây dựng kịch bản ứng phó. “Trong các kịch bản đó lựa chọn kịch bản khả dĩ nhất chứ không thể theo hướng hiện nay, ứng xử tùy theo thái độ của phía bạn, như thế không ổn. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển của đất nước”, ông Khánh nói.
Liên quan đến kinh tế, tại tổ TP.HCM, Phó trưởng đoàn Trần Du Lịch cho rằng sự kiện Biển Đông “trong cái rủi tạo ra cái may”, cho Việt Nam cơ hội nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc về nguồn nguyên liệu vật tư từ Trung Quốc, tiến tới gia nhập TTP mà qua đó Nhà nước phải có chính sách giúp đỡ doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu.
Tiến sĩ Lịch đề nghị dành nguồn lực giải quyết bài toán về nông nghiệp một cách tổng thể căn cơ. Đối với ngư nghiệp ông đề nghị tập trung đóng tàu cho ngư dân.
“Bây giờ các cơ sở của Vinashin không có việc làm, tại sao không huy động vào để đóng các tàu sắt loại 400-500 mã lực, hình thành những đội tàu. Nhà nước đứng ra làm rồi cho ngư dân thuê lại với giá ưu đãi, đây là cơ hội để giải quyết bài toán về ngư nghiệp”, ĐB nói.
Cũng đồng tình với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” trong tình hình mới, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị Quốc hội phải tính toán đến những tình huống xấu để cân đối ngân sách cho quốc phòng, tăng cường tiềm lực bảo vệ chủ quyền biển đạo.
“Phải xem lại việc phân bổ ngân sách trong năm 2013 đối với các công trình dự án năm 2014 và 2015. Tôi thấy dự án nạo vét nông trường Sông Hậu mà chi tới trên 5.000 tỷ đồng có cần thiết ngay không, hay là cần thiết chuyển sang đóng tàu cho ngư dân thuê thậm chí mượn tàu để cùng lực lượng của ta trấn giữ biển Đông”, ĐB Đương nói.
Đăng nhận xét