Tủ sách được để nơi công cộng. Người đọc có thể cầm hẳn sách về nhà. Tuy nhiên, họ được khuyến khích đổi lại một quyển khác là hình thức trong dự án Book Box của giới trẻ Sài Gòn.
Tủ sách miễn phí nơi công cộng
Một dự án mang tên Book Box, do khoảng 30 tình nguyện viên lập ra nhằm xây dựng các tủ sách miễn phí nơi công cộng. Mỗi tủ chứa từ 20-30 quyển. Độc giả có thể lấy một cuốn bất kỳ, cũng được mang về nhà đọc. Họ được khuyến khích đặt vào đó một quyển sách khác như một hình thức trao đổi.
Dự án được lấy ý tưởng từ mô hình The Free Little Library. Hiện nay, dự án này đã có 15.000 tủ sách khắp thế giới.
“Tất cả mọi người đều đọc sách và có thể trở thành một phần của dự án qua việc đổi sách tại tủ để chia sẻ với mọi người. Book Box nhắm đến việc thúc đẩy thói quen đọc, chia sẻ sách cũng như ý thức cộng đồng với các tài sản chung”, bạn Nguyễn Linh (phụ trách truyền thông) chia sẻ.
Book Box được bắt đầu từ tháng 3 với 10 thành viên. Để có nguồn sách, nhóm vận động mọi người cùng đóng góp.
Thời gian đầu, Book Box triển khai được 4 tủ sách ở Sài Gòn, 2 tủ đặt ở Hà Nội và một ở Đà Nẵng. Tủ sách được thiết kế theo nhiều kiểu dáng đặc trưng với màu sơn xanh ngọc lam. Tủ thường có chân cao để bảo vệ sách trong mùa mưa, có kính để giữ sách khỏi bị ướt, khói bụi.
Địa điểm triển khai ban đầu chủ yếu là quán cà phê. Tuy nhiên các "thư viện mini" này được đặt bên ngoài. Người đến tham gia không cần phải mua hàng mà vẫn có thể trao đổi sách. “Tạm thời chúng mình đặt ở nơi ấy vì có sự quản lý do ý thức tự giác của nhiều người vẫn chưa cao. Khi dự án được phổ biến hơn thì tủ sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác như công viên, sân khấu, tổ hợp văn hóa, trường học…”, Nguyễn Linh giải thích.
Vui vì sách được người khác lấy đi
Khi dự án mới triển khai, nhiều người cho rằng các bạn trẻ quá rảnh mới làm việc này. Số khác thì e ngại chuyện cả tủ lẫn sách sẽ không còn nếu được đặt nơi công cộng. Không nản chí, nhóm vẫn quyết tâm thực hiện với niềm tin vào tình yêu sách cùng ý thức cộng đồng của mọi người.
Đầu tiên là những quán cà phê đều hưởng ứng nhiệt tình, có nơi còn chủ động liên hệ được tham gia dự án. Khi tủ sách được đặt, rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình hình thức độc đáo mà Book Box mang lại. Lúc đầu, nhiều tình nguyện viên chỉ mong có người đến đọc sách. Nếu thích họ có thể mang về mà không cần để lại sách. Việc đổi sách cũng không cần sự giám sát hoặc phải đổi ngang giá trị.
Nguyễn Linh bày tỏ: “Chúng mình chấp nhận mất luôn sách để gieo ý thức, văn hóa đọc. Tuy nhiên điều không ngờ là nhiều người, nhất là bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ vài ngày, số lượng sách trong tủ nhiều hơn cả lúc đầu do các bạn để lại nhiều hơn mang đi”.
Hầu hết bạn trẻ tỏ ra vui mừng khi sách mình để lại, hôm sau đã có chủ nhân mới. Như bạn Thúy Hà, đặt ở Book Box quyển Pinokio và ngày sau đó…sách biến mất. Hà viết trên trang fanpgae dự án: “Hôm nay quay lại kiểm tra thấy quyển sách mình để lại không còn. Cảm giác thật là vui khi sách của mình đã có chủ nhân mới”.
Nhiều bạn khác thì cảm thấy thích thú khi thấy sách của mình hiện diện trong tủ, được nhiều người truyền tay nhau đọc. Và các chủ nhân cũ đều để lại lời nhắn đáng yêu trong sách dành cho chủ mới. Bạn khác thì chia sẻ trên trang cá nhân cảm giác mệt mà vui khi bị lạc đường đến 3 lần mới đổi được sách. Thậm chí, có cả phụ huynh từ khi biết đến ý tưởng Book Box đã tự mở một tủ riêng cho con trai để cậu bé có thể đổi sách và đồ chơi với các bạn hàng xóm.
Mục tiêu của dự án là phát triển hình thức này trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các "thư viện mini" này sẽ trở thành điểm đến của những người yêu sách, thúc đẩy văn hóa đọc, tạo ra mối gắn kết cộng đồng. Dự kiến trong năm 2014, Book Box sẽ có được ít nhất 50 tủ sách tại các vùng miền.
Tủ sách miễn phí nơi công cộng
Một dự án mang tên Book Box, do khoảng 30 tình nguyện viên lập ra nhằm xây dựng các tủ sách miễn phí nơi công cộng. Mỗi tủ chứa từ 20-30 quyển. Độc giả có thể lấy một cuốn bất kỳ, cũng được mang về nhà đọc. Họ được khuyến khích đặt vào đó một quyển sách khác như một hình thức trao đổi.
Dự án được lấy ý tưởng từ mô hình The Free Little Library. Hiện nay, dự án này đã có 15.000 tủ sách khắp thế giới.
Tủ sách được đặt ở bên ngoài cửa một quán cà phê trên đường Võ Văn Tần (Q.3).
Book Box được bắt đầu từ tháng 3 với 10 thành viên. Để có nguồn sách, nhóm vận động mọi người cùng đóng góp.
Các thành viên của dự án Book Box.
Địa điểm triển khai ban đầu chủ yếu là quán cà phê. Tuy nhiên các "thư viện mini" này được đặt bên ngoài. Người đến tham gia không cần phải mua hàng mà vẫn có thể trao đổi sách. “Tạm thời chúng mình đặt ở nơi ấy vì có sự quản lý do ý thức tự giác của nhiều người vẫn chưa cao. Khi dự án được phổ biến hơn thì tủ sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác như công viên, sân khấu, tổ hợp văn hóa, trường học…”, Nguyễn Linh giải thích.
Vui vì sách được người khác lấy đi
Khi dự án mới triển khai, nhiều người cho rằng các bạn trẻ quá rảnh mới làm việc này. Số khác thì e ngại chuyện cả tủ lẫn sách sẽ không còn nếu được đặt nơi công cộng. Không nản chí, nhóm vẫn quyết tâm thực hiện với niềm tin vào tình yêu sách cùng ý thức cộng đồng của mọi người.
Đầu tiên là những quán cà phê đều hưởng ứng nhiệt tình, có nơi còn chủ động liên hệ được tham gia dự án. Khi tủ sách được đặt, rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình hình thức độc đáo mà Book Box mang lại. Lúc đầu, nhiều tình nguyện viên chỉ mong có người đến đọc sách. Nếu thích họ có thể mang về mà không cần để lại sách. Việc đổi sách cũng không cần sự giám sát hoặc phải đổi ngang giá trị.
Nhiều bạn trẻ thích thú việc hình thức đọc sách độc đáo của Book Box.
Nguyễn Linh bày tỏ: “Chúng mình chấp nhận mất luôn sách để gieo ý thức, văn hóa đọc. Tuy nhiên điều không ngờ là nhiều người, nhất là bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ vài ngày, số lượng sách trong tủ nhiều hơn cả lúc đầu do các bạn để lại nhiều hơn mang đi”.
Hầu hết bạn trẻ tỏ ra vui mừng khi sách mình để lại, hôm sau đã có chủ nhân mới. Như bạn Thúy Hà, đặt ở Book Box quyển Pinokio và ngày sau đó…sách biến mất. Hà viết trên trang fanpgae dự án: “Hôm nay quay lại kiểm tra thấy quyển sách mình để lại không còn. Cảm giác thật là vui khi sách của mình đã có chủ nhân mới”.
Nhiều bạn khác thì cảm thấy thích thú khi thấy sách của mình hiện diện trong tủ, được nhiều người truyền tay nhau đọc. Và các chủ nhân cũ đều để lại lời nhắn đáng yêu trong sách dành cho chủ mới. Bạn khác thì chia sẻ trên trang cá nhân cảm giác mệt mà vui khi bị lạc đường đến 3 lần mới đổi được sách. Thậm chí, có cả phụ huynh từ khi biết đến ý tưởng Book Box đã tự mở một tủ riêng cho con trai để cậu bé có thể đổi sách và đồ chơi với các bạn hàng xóm.
Mục tiêu của dự án là phát triển hình thức này trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các "thư viện mini" này sẽ trở thành điểm đến của những người yêu sách, thúc đẩy văn hóa đọc, tạo ra mối gắn kết cộng đồng. Dự kiến trong năm 2014, Book Box sẽ có được ít nhất 50 tủ sách tại các vùng miền.
Đăng nhận xét