Một quan điểm phổ biến trong xã hội đó là: đã sinh ra làm đàn ông thì phải nam tính. Đã nam tính thì … và sau đó là một loạt những tính cách, trách nhiệm và nhu cầu phải có, gắn với sứ mạng đàn ông. Dưới đây, tôi xin liệt kê một số quan điểm cần phải thay đổi trong xã hội, nhằm mang lại sự bình đẳng cho nam giới.
1. Đàn ông phải biết chiều phụ nữ như điều kiện để thành một người đàn ông galăng. Thực ra câu này đã biến phụ nữ thành một đối tượng để người khác chăm lo và chiều chuộng, lấy mất đi tính tự chủ của phụ nữ. Nhưng quan trọng hơn, nó cũng được hiểu theo chiều ngược lại, có nghĩa đàn ông không cần/muốn được chiều chuộng, phụ nữ không cần phải chăm sóc đàn ông, và đàn ông cũng không cần phải chăm sóc mình. Quan niệm này đẩy đàn ông vào thế dễ tổn thương vì họ không muốn bị/được chăm sóc, thậm chí trong những lúc ốm đau, bệnh tật hoặc khó khăn khác.
2. Thiếu bàn tay người đàn ông trong nhà là một câu nói chỉ sự xốc vác, làm những việc nặng mang tính kỹ thuật như sửa điện, sửa ống nước hoặc thông bồn cầu. Nghe chừng người đàn ông đương nhiên phải biết những điều này, cứ như khi sinh ra các tố chất “nam tính” này đã được ban cho đàn ông rồi. Có những người đàn ông giỏi kỹ thuật, có người đàn ông không vì thế đừng nghiễm nhiên mong họ làm những việc đó thay vì gọi thợ. Trên thực tế có nhiều phụ nữ làm rất tốt những công việc này nên đâu phải việc “điện nước và thông cống” chỉ gắn với giới tính nam đâu.
3. Đàn ông mà cứ như đàn bà là câu chỉ những người đồng nghiệp, hoặc sếp có giới tính là nam nhưng tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo, hoạt ngôn… như đàn bà. Những người đàn ông như vậy thường là chủ đề của đàm tếu vì nó trái với đức tính “thô ráp” đầy nam tính gán cho giới “mày râu”. Nên nhớ, vấn đề không phải là tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo hay hoạt ngôn, mà ở chỗ dùng đúng mực và đúng chỗ. Trong công việc, tất cả những yếu tố trên đều cần thiết, và tất nhiên nó cần cho cả hai giới, chứ không chỉ riêng phụ nữ có quyền được làm như vậy!
4. Trai vô tửu như cờ vô phong là câu hay được dùng để phê phán những người đàn ông không uống rượu, không quảng giao và không hết mình vì “tình cảm bằng hữu”. Việt Nam giờ thành một trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất khu vực, và cũng là một trong những nước có tỉ lệ ung thư gan, dạ dầy và tai nạn giao thông do bia rượu cao trên thế giới. Không cần phải nói về tác hại của bia rượu, nhưng cần phải nói về truyền thống đẩy người đàn ông Việt Nam vào những thói quen có hại cho chính bản thân mình, thậm chí tử vong sớm chỉ vì hai chữ “nam tính” gắn với đồ uống có cồn.
5. Đàn ông uống trà, đàn bà uống nước cam cũng là một ý niệm sẵn có trong đầu nhiều người. Thử vào quán café với một người đàn ông, gọi một café một nước uống dinh dưỡng, chắc chắn người phục vụ sẽ đưa café cho anh và nước trái cây cho chị. Điều này ngầm định những đồ uống dinh dưỡng, đẹp da hay giàu vitamin là của phụ nữ, còn nam giới phải là trà và café. Quan niệm này đẩy người đàn ông tránh xa các đồ uống làm xói mòn “nam tính” của mình.
6. Bản lĩnh đàn ông là chạy xe phân khối lớn, chơi thể thao mạo hiểm, thậm chí tiêu cực như đua xe với cảnh sát giao thông. Bạn khuyến khích nam tính, tố chất anh hùng bằng cách khen ngợi “người đàn ông của em”, nhưng điều này có thể làm anh ta tử nạn vì sự khuyến khích của bạn. Nhiều người đàn ông thích cảm giác mạnh, sự tự do không bị kiểm soát và nổi loạn. Nhưng yếu tố an toàn là cần thiết, và nên là điều bạn khuyến khích, chứ không phải câu “chơi tới bến đi anh” đâu bạn.
7. Đàn ông không được khóc đã được dậy từ bé nên đàn ông không muốn/dám thể hiện cảm xúc của mình. Vì đàn ông được/bị coi là “rộng lượng, bao dung, không khóc” nên bạn đối xử với họ thoải mái mà không cần để ý đến cảm xúc của họ. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì việc họ không thể hiện cảm xúc (vì bị dậy như vậy) không có nghĩa họ không có cảm xúc. Họ có nhưng thường kìm nén và nó có hại cho họ, và cho cả mối quan hệ với bạn. Chính vì vậy, bạn nên để ý đến cảm xúc của đàn ông, khuyến khích anh ta thể hiện hơn là kìm nén nó. Trên thực tế, nó cũng là biểu hiện của sự sâu sắc và tin cậy bạn có được từ anh ta.
8. Đàn ông mà điệu như đàn bà được dành cho nam giới khi họ quan tâm đến vẻ bề ngoài hoặc dùng mỹ phẩm vì cho rằng chăm sóc cơ thể là đặc quyền của phụ nữ. Nên nhớ, người đàn ông cũng phải đối mặt với những rủi ro lão hóa hoặc sức khỏe giảm sút như phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đàn ông có xu hướng làm việc quá sức, nhậu nhẹt nhiều nên rất có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi bước vào tuổi 30s đã trông như 40s và vào tuổi 40s thì đã nhàu như ông 50s. Chính vì vậy, đừng tước đoạt đi sự chăm sóc chính đáng của đàn ông, ngược lại nên khuyến khích họ tập gym, chơi thể thao hoặc sử dụng các loại my phẩm cần thiết cho sự trẻ trung.
9. Đàn ông phải chủ động trong chuyện phòng the cũng là một quan niệm phổ biến và sai lầm. Công việc, quan hệ xã hội và nhiều sức ép làm người đàn ông của bạn mệt mỏi, và không phải lúc nào cũng có ham muốn tình dục. Xét cho cùng, sự hòa hợp đến từ hai phía, đừng bắt anh ta phải là người “khởi động” vì khi còn trẻ nhu cầu cao có thể ổn, nhưng vào những năm trung niên thì điều này không còn đúng. Khi thấy anh ta “án binh bất động” không hẳn vì anh ta chán bạn, mà đơn giản vì anh đã đã bị kiệt sức. Điều quan trọng là sự hòa hợp, cả trong lúc “cao trào” lẫn trong lúc “chỉ muốn ôm em ngủ thôi” đúng không?
10. “Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” đã từng là một lời khuyên cho bạn, khuyến khích bạn chấp nhận sự khác biệt về tính cách và vai trò giới, không cần thay đổi để hạnh phúc. Bạn nhầm, đàn ông và đàn bà đều đến từ một nơi gọi là Trái đất và đều được nuôi dậy trong một nền văn hóa giống nhau. Đừng chấp nhận những khuôn mẫu đã áp đặt lên lên bạn và anh ta vì dường như nó không chỉ gây bất lợi cho bạn, mà còn làm hại anh ta trong sự cố gắng thể hiện nam tính của mình.
Cuối cùng, giới chỉ là cách chúng ta tuân thủ theo những nhìn nhận hoặc mong đợi của các thế hệ trước truyền lại. Tại sao, bạn không dừng lại và tự hỏi có phải chúng ta đều có một cơ thể và mỗi người đều có quyền tạo dựng bản dạng riêng cho mình, nói cái mình muốn và làm cái mình yêu. Sự chia sẻ, thấu hiểu và tự do mới là quan trọng chứ không phải là sự tuân thủ tuyệt đối các chuẩn mực gắn với giới tính, đúng không?
Ảnh: đàn ông đang phải đối mặt với nhiều sức ép do quan niệm giới mang lại (nguồn: internet)
1. Đàn ông phải biết chiều phụ nữ như điều kiện để thành một người đàn ông galăng. Thực ra câu này đã biến phụ nữ thành một đối tượng để người khác chăm lo và chiều chuộng, lấy mất đi tính tự chủ của phụ nữ. Nhưng quan trọng hơn, nó cũng được hiểu theo chiều ngược lại, có nghĩa đàn ông không cần/muốn được chiều chuộng, phụ nữ không cần phải chăm sóc đàn ông, và đàn ông cũng không cần phải chăm sóc mình. Quan niệm này đẩy đàn ông vào thế dễ tổn thương vì họ không muốn bị/được chăm sóc, thậm chí trong những lúc ốm đau, bệnh tật hoặc khó khăn khác.
2. Thiếu bàn tay người đàn ông trong nhà là một câu nói chỉ sự xốc vác, làm những việc nặng mang tính kỹ thuật như sửa điện, sửa ống nước hoặc thông bồn cầu. Nghe chừng người đàn ông đương nhiên phải biết những điều này, cứ như khi sinh ra các tố chất “nam tính” này đã được ban cho đàn ông rồi. Có những người đàn ông giỏi kỹ thuật, có người đàn ông không vì thế đừng nghiễm nhiên mong họ làm những việc đó thay vì gọi thợ. Trên thực tế có nhiều phụ nữ làm rất tốt những công việc này nên đâu phải việc “điện nước và thông cống” chỉ gắn với giới tính nam đâu.
3. Đàn ông mà cứ như đàn bà là câu chỉ những người đồng nghiệp, hoặc sếp có giới tính là nam nhưng tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo, hoạt ngôn… như đàn bà. Những người đàn ông như vậy thường là chủ đề của đàm tếu vì nó trái với đức tính “thô ráp” đầy nam tính gán cho giới “mày râu”. Nên nhớ, vấn đề không phải là tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo hay hoạt ngôn, mà ở chỗ dùng đúng mực và đúng chỗ. Trong công việc, tất cả những yếu tố trên đều cần thiết, và tất nhiên nó cần cho cả hai giới, chứ không chỉ riêng phụ nữ có quyền được làm như vậy!
4. Trai vô tửu như cờ vô phong là câu hay được dùng để phê phán những người đàn ông không uống rượu, không quảng giao và không hết mình vì “tình cảm bằng hữu”. Việt Nam giờ thành một trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất khu vực, và cũng là một trong những nước có tỉ lệ ung thư gan, dạ dầy và tai nạn giao thông do bia rượu cao trên thế giới. Không cần phải nói về tác hại của bia rượu, nhưng cần phải nói về truyền thống đẩy người đàn ông Việt Nam vào những thói quen có hại cho chính bản thân mình, thậm chí tử vong sớm chỉ vì hai chữ “nam tính” gắn với đồ uống có cồn.
5. Đàn ông uống trà, đàn bà uống nước cam cũng là một ý niệm sẵn có trong đầu nhiều người. Thử vào quán café với một người đàn ông, gọi một café một nước uống dinh dưỡng, chắc chắn người phục vụ sẽ đưa café cho anh và nước trái cây cho chị. Điều này ngầm định những đồ uống dinh dưỡng, đẹp da hay giàu vitamin là của phụ nữ, còn nam giới phải là trà và café. Quan niệm này đẩy người đàn ông tránh xa các đồ uống làm xói mòn “nam tính” của mình.
6. Bản lĩnh đàn ông là chạy xe phân khối lớn, chơi thể thao mạo hiểm, thậm chí tiêu cực như đua xe với cảnh sát giao thông. Bạn khuyến khích nam tính, tố chất anh hùng bằng cách khen ngợi “người đàn ông của em”, nhưng điều này có thể làm anh ta tử nạn vì sự khuyến khích của bạn. Nhiều người đàn ông thích cảm giác mạnh, sự tự do không bị kiểm soát và nổi loạn. Nhưng yếu tố an toàn là cần thiết, và nên là điều bạn khuyến khích, chứ không phải câu “chơi tới bến đi anh” đâu bạn.
7. Đàn ông không được khóc đã được dậy từ bé nên đàn ông không muốn/dám thể hiện cảm xúc của mình. Vì đàn ông được/bị coi là “rộng lượng, bao dung, không khóc” nên bạn đối xử với họ thoải mái mà không cần để ý đến cảm xúc của họ. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì việc họ không thể hiện cảm xúc (vì bị dậy như vậy) không có nghĩa họ không có cảm xúc. Họ có nhưng thường kìm nén và nó có hại cho họ, và cho cả mối quan hệ với bạn. Chính vì vậy, bạn nên để ý đến cảm xúc của đàn ông, khuyến khích anh ta thể hiện hơn là kìm nén nó. Trên thực tế, nó cũng là biểu hiện của sự sâu sắc và tin cậy bạn có được từ anh ta.
8. Đàn ông mà điệu như đàn bà được dành cho nam giới khi họ quan tâm đến vẻ bề ngoài hoặc dùng mỹ phẩm vì cho rằng chăm sóc cơ thể là đặc quyền của phụ nữ. Nên nhớ, người đàn ông cũng phải đối mặt với những rủi ro lão hóa hoặc sức khỏe giảm sút như phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đàn ông có xu hướng làm việc quá sức, nhậu nhẹt nhiều nên rất có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi bước vào tuổi 30s đã trông như 40s và vào tuổi 40s thì đã nhàu như ông 50s. Chính vì vậy, đừng tước đoạt đi sự chăm sóc chính đáng của đàn ông, ngược lại nên khuyến khích họ tập gym, chơi thể thao hoặc sử dụng các loại my phẩm cần thiết cho sự trẻ trung.
9. Đàn ông phải chủ động trong chuyện phòng the cũng là một quan niệm phổ biến và sai lầm. Công việc, quan hệ xã hội và nhiều sức ép làm người đàn ông của bạn mệt mỏi, và không phải lúc nào cũng có ham muốn tình dục. Xét cho cùng, sự hòa hợp đến từ hai phía, đừng bắt anh ta phải là người “khởi động” vì khi còn trẻ nhu cầu cao có thể ổn, nhưng vào những năm trung niên thì điều này không còn đúng. Khi thấy anh ta “án binh bất động” không hẳn vì anh ta chán bạn, mà đơn giản vì anh đã đã bị kiệt sức. Điều quan trọng là sự hòa hợp, cả trong lúc “cao trào” lẫn trong lúc “chỉ muốn ôm em ngủ thôi” đúng không?
10. “Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” đã từng là một lời khuyên cho bạn, khuyến khích bạn chấp nhận sự khác biệt về tính cách và vai trò giới, không cần thay đổi để hạnh phúc. Bạn nhầm, đàn ông và đàn bà đều đến từ một nơi gọi là Trái đất và đều được nuôi dậy trong một nền văn hóa giống nhau. Đừng chấp nhận những khuôn mẫu đã áp đặt lên lên bạn và anh ta vì dường như nó không chỉ gây bất lợi cho bạn, mà còn làm hại anh ta trong sự cố gắng thể hiện nam tính của mình.
Cuối cùng, giới chỉ là cách chúng ta tuân thủ theo những nhìn nhận hoặc mong đợi của các thế hệ trước truyền lại. Tại sao, bạn không dừng lại và tự hỏi có phải chúng ta đều có một cơ thể và mỗi người đều có quyền tạo dựng bản dạng riêng cho mình, nói cái mình muốn và làm cái mình yêu. Sự chia sẻ, thấu hiểu và tự do mới là quan trọng chứ không phải là sự tuân thủ tuyệt đối các chuẩn mực gắn với giới tính, đúng không?
Thu Hiền
Đăng nhận xét