Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy những tấm ảnh một người quen check in Facebook tại một phòng tập gym hạng sang nhất thành phố? Cô ta có lối sống lành mạnh quá. Cô ta thật nhiều tiền. Đó có phải là tất cả đằng sau tấm ảnh?
Có lẽ không cần phải nói thêm về thói “nghiện” mạng xã hội của phần lớn người trẻ chơi mạng bây giờ. Ngoài việc bị cuốn theo các trào lưu trên đó, dành thời gian quá nhiều cho thói quen quan tâm đến cuộc sống (đa phần là ảo) của người khác, người ta còn phải công nhận một điều, mạng xã hội là nơi thích hợp nhất để các “con nghiện” thể hiện mình.
Một sự thật bi hài là họ chấp nhận mất tiền thật ngoài đời, hoặc trải qua trạng thái thật không vui vẻ gì chỉ cần đổi lại những bức ảnh, địa chỉ check in trên mạng xã hội ảo, nhằm khoe với bạn bè. Lên Facebook, nhìn đâu cũng thấy những thứ tốt đẹp nhất, những bức ảnh long lanh nhất, chốn ăn chơi xa xỉ nhất mà ít ai quan tâm sự thật đằng sau nó. Thói thích thể hiện ấy ít nhiều đem lại phiền toái cho chính khổ chủ, nhưng vì sĩ diện nên họ vẫn phải cố, do bản thân “vẫn còn thứ cần thể hiện”.
Phòng tập Gym (thể dục dụng cụ) trên phố T.C mấy hôm nay có thêm 2 nhân vật mới. Bình thường, ít ai để ý đến “new mem”, vì mọi người tới đây đều chung một mục đích: tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Thế nhưng, sự xuất hiện của đôi nam nữ còn trẻ, đã khiến không ít thành viên câu lạc bộ Gym bị phân tán tập trung.
Cô gái chỉ khoảng 20-21 tuổi, gương mặt xinh xắn, cơ thể khá cân đối. Đi cùng một cậu bạn có gương mặt và cách ăn mặc na ná… cô, hai người gọi nhau là chị em. Từ buổi đầu tiên, họ đã gây khó chịu với người khác vì tập thì ít, mà uốn éo pose ảnh thì nhiều. Bước chân vào phòng, vừa thay đồ xong là cô gái chạy ngay ra máy tập, pose đúng tư thế đang “khổ luyện”, nhưng không phải để tập mà chỉ để cậu bạn “phó nháy” chụp lia lịa. Lúc sau, đổi lại cậu bạn tạo dáng bên quả tạ, cô gái chạy xung quanh tìm tư thế đẹp nhất để chụp.
Cứ thế, họ loanh quanh hết máy tập này đến máy khác, chỉ chờ có người bước ra là nhanh chóng nhảy vào chiếm chỗ… chụp ảnh. Cô gái còn chịu khó thay 2 bộ quần áo thể thao hợp thời phục vụ pose ảnh. Chụp xong, cả 2 rúc rích chỉnh sửa và post lên Facebook. Họ bàn tán về status rộn ràng đến nỗi ai cũng nghe thấy “Ghi là hôm nay mệt quá, tập mấy động tác mới nhé?”, “Không, phải để là Trời mưa gió cũng không vắng mặt, chăm quá đi”…
Chăm chỉ được 2 hôm, từ ngày thứ 3, chẳng thấy đôi này đến phòng Gym chụp ảnh nữa. Quản lý cho biết họ mua vé tháng đàng hoàng, vậy là đôi trẻ chấp nhận mất gần 1 triệu/người chỉ để up vài tấm ảnh chứng tỏ với dân tình Facebook rằng họ cũng theo “trào lưu” tập tành nở rộ.
Có thể nói, tập Gym bây giờ cũng trở thành cơn sốt nhẹ trên mạng xã hội. Rất nhiều người trẻ đi tập thì ít, các động tác sai lung tung không theo đúng bài bản nhưng lại chăm chỉ pose ảnh lên trang cá nhân của mình. Địa chỉ tập cũng phải hoành tráng, “đắt tiền” để còn check in như C Fitness & Yoga (phố L.H), N fitness (phố H.L)... Bi hài ở chỗ, chỉ tập tành 3-4 buổi, sau khi trang mạng xã hội đã đầy ắp ảnh “tự sướng” cũng là lúc họ bỏ mặc luôn thẻ tập trị giá tới vài triệu. Có sự hoang phí như thế bởi ngay từ đầu, mục đích của các “con nghiện” Facebook chỉ là phục vụ sở thích thể hiện mình trên mạng xã hội.
Một kiểu tốn tiền chỉ để thể hiện nữa, là thói check in theo trào lưu. Với người sử dụng Facebook một cách bình thường, check in chỉ đơn thuần là ghi lại địa chỉ như dấu ấn đã từng đặt chân đến, hoặc có kỷ niệm vui buồn với bạn bè. Nhưng với những “con nghiện” thích thể hiện, check in chụp ảnh còn có khái niệm khác: thể hiện sự ăn chơi, hào nhoáng. Mặc dù đôi khi cái giá tính bằng tiền cho hành động ảo đó, thật không rẻ chút nào.
Lên Facebook của Q.A, một cô gái sinh năm 1990, ai cũng phải công nhận sự chịu chơi khi liên tục thấy Q.A check in ở những chốn bar sàn đắt đỏ, quán ăn nổi tiếng. Nhìn trang cá nhân của Q.A, người ta cứ tưởng cô gái này sinh ra trong gia đình giàu có, không thì cũng thuộc loại giỏi giang kiếm tiền sớm.
Có ai ngờ, nhà Q.A nằm trong con ngõ hun hút ở đường Láng. Bố mẹ cô đều nghỉ hưu, đang bán bánh cuốn ở đầu ngõ. Sở dĩ có hình ảnh long lanh trên Facebook như thế là vì thói quen “không chấp nhận số phận” của Q.A, khi cô “nghiện” thể hiện một cuộc sống khác hẳn so với cuộc đời thật của mình. Để có tiền chi cho những tối lên bar sàn, lúc đầu còn được “giai” bao, đi ăn đi chơi không mất tiền, về sau, Q.A phải chấp nhận “đi khách” với chính những “anh giai” từng bao mình. Tiền có được, cô gái này mua son phấn, quần áo đẹp và để dành… lên bar check in. Mỗi ngày đi chơi đều mất vài triệu, và tất nhiên, mỗi ngày đều có vài địa chỉ check in.
Người ngoài nhìn vào đám ảnh tiệc tùng, check in Facebook toàn khách sạn 5 sao hoặc bar đắt đỏ thì nghĩ Q.A sướng lắm. Ngay cả chính cô cũng tưởng là mình sướng thật, mỗi khi post status, cô viết kiểu “Haizzz, lại phải ăn hưởng” và đằng sau là một địa chỉ check in sang trọng. Thế rồi người trên mạng xem thì biết thế, họ cũng chẳng quan tâm lắm. Còn Q.A, càng ngày càng trượt dài vào trò “bán thân” chỉ để lấy tiền trả cho thú “ăn hưởng” mà cô tự hào post lên Facebook, xây dựng ảo mộng sung sướng.
Những người trẻ như Q.A bây giờ không thiếu. Họ đắm chìm trong sức hút của thế giới ảo, nơi được thể hiện bản thân một cách trọn vẹn nhất, chẳng ai cấm đoán, đến mức chính mình bị “ảo” theo mà không biết. Thế rồi cái ảo tưởng chừng vô hại trên mạng ấy, lại dẫn đến nguy hiểm không ngờ ngoài đời nếu cứ trượt dài. Chuyện cậu dân chơi tên P.Trung (sn1991), bị chủ nợ “tóm dính” tại một nhà hàng đang được nhiều dân mạng lẫn ngoài đời đồn thổi, lấy đó làm ví dụ về “tác hại” trông thấy của việc lạm dụng “check in” mạng xã hội.
Mải chơi bời, Trung nợ một khoản kha khá từ vay tín dụng nóng. Chậm đóng lãi, không nghe điện thoại giục nợ nhưng khi có tiền, cậu này lại tốn vào khoản đi ăn chơi, trên Facebook vẫn check in như bình thường vì nghĩ chủ nợ không có… Facebook mình. Ai ngờ, những mối quan hệ, add friend loằng ngoằng trên đó đã dẫn chủ nợ đến tận nhà hàng nơi Trung đang mừng sinh nhật bạn. Cậu vừa kịp chụp ảnh khoe nhà hàng hạng 1 ấy, chưa đầy 20 phút sau đã thấy vài kẻ xăm trổ vào tận bàn, lịch sự mời ra ngoài “nói chuyện”.
Facebook, hay bất cứ trang mạng xã hội nào khác đều không có lỗi trong chuyện này. Quan trọng là cách người ta sử dụng nó, biến nó thành công cụ để thể hiện, khoe khoang, ảo tưởng về bản thân hay chỉ đơn thuần là một thú vui giải trí ngoài giờ “sống thật”?
Có lẽ không cần phải nói thêm về thói “nghiện” mạng xã hội của phần lớn người trẻ chơi mạng bây giờ. Ngoài việc bị cuốn theo các trào lưu trên đó, dành thời gian quá nhiều cho thói quen quan tâm đến cuộc sống (đa phần là ảo) của người khác, người ta còn phải công nhận một điều, mạng xã hội là nơi thích hợp nhất để các “con nghiện” thể hiện mình.
Một sự thật bi hài là họ chấp nhận mất tiền thật ngoài đời, hoặc trải qua trạng thái thật không vui vẻ gì chỉ cần đổi lại những bức ảnh, địa chỉ check in trên mạng xã hội ảo, nhằm khoe với bạn bè. Lên Facebook, nhìn đâu cũng thấy những thứ tốt đẹp nhất, những bức ảnh long lanh nhất, chốn ăn chơi xa xỉ nhất mà ít ai quan tâm sự thật đằng sau nó. Thói thích thể hiện ấy ít nhiều đem lại phiền toái cho chính khổ chủ, nhưng vì sĩ diện nên họ vẫn phải cố, do bản thân “vẫn còn thứ cần thể hiện”.
(Ảnh minh họa)
Phòng tập Gym (thể dục dụng cụ) trên phố T.C mấy hôm nay có thêm 2 nhân vật mới. Bình thường, ít ai để ý đến “new mem”, vì mọi người tới đây đều chung một mục đích: tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Thế nhưng, sự xuất hiện của đôi nam nữ còn trẻ, đã khiến không ít thành viên câu lạc bộ Gym bị phân tán tập trung.
Cô gái chỉ khoảng 20-21 tuổi, gương mặt xinh xắn, cơ thể khá cân đối. Đi cùng một cậu bạn có gương mặt và cách ăn mặc na ná… cô, hai người gọi nhau là chị em. Từ buổi đầu tiên, họ đã gây khó chịu với người khác vì tập thì ít, mà uốn éo pose ảnh thì nhiều. Bước chân vào phòng, vừa thay đồ xong là cô gái chạy ngay ra máy tập, pose đúng tư thế đang “khổ luyện”, nhưng không phải để tập mà chỉ để cậu bạn “phó nháy” chụp lia lịa. Lúc sau, đổi lại cậu bạn tạo dáng bên quả tạ, cô gái chạy xung quanh tìm tư thế đẹp nhất để chụp.
Cứ thế, họ loanh quanh hết máy tập này đến máy khác, chỉ chờ có người bước ra là nhanh chóng nhảy vào chiếm chỗ… chụp ảnh. Cô gái còn chịu khó thay 2 bộ quần áo thể thao hợp thời phục vụ pose ảnh. Chụp xong, cả 2 rúc rích chỉnh sửa và post lên Facebook. Họ bàn tán về status rộn ràng đến nỗi ai cũng nghe thấy “Ghi là hôm nay mệt quá, tập mấy động tác mới nhé?”, “Không, phải để là Trời mưa gió cũng không vắng mặt, chăm quá đi”…
Chăm chỉ được 2 hôm, từ ngày thứ 3, chẳng thấy đôi này đến phòng Gym chụp ảnh nữa. Quản lý cho biết họ mua vé tháng đàng hoàng, vậy là đôi trẻ chấp nhận mất gần 1 triệu/người chỉ để up vài tấm ảnh chứng tỏ với dân tình Facebook rằng họ cũng theo “trào lưu” tập tành nở rộ.
Có thể nói, tập Gym bây giờ cũng trở thành cơn sốt nhẹ trên mạng xã hội. Rất nhiều người trẻ đi tập thì ít, các động tác sai lung tung không theo đúng bài bản nhưng lại chăm chỉ pose ảnh lên trang cá nhân của mình. Địa chỉ tập cũng phải hoành tráng, “đắt tiền” để còn check in như C Fitness & Yoga (phố L.H), N fitness (phố H.L)... Bi hài ở chỗ, chỉ tập tành 3-4 buổi, sau khi trang mạng xã hội đã đầy ắp ảnh “tự sướng” cũng là lúc họ bỏ mặc luôn thẻ tập trị giá tới vài triệu. Có sự hoang phí như thế bởi ngay từ đầu, mục đích của các “con nghiện” Facebook chỉ là phục vụ sở thích thể hiện mình trên mạng xã hội.
Một kiểu tốn tiền chỉ để thể hiện nữa, là thói check in theo trào lưu. Với người sử dụng Facebook một cách bình thường, check in chỉ đơn thuần là ghi lại địa chỉ như dấu ấn đã từng đặt chân đến, hoặc có kỷ niệm vui buồn với bạn bè. Nhưng với những “con nghiện” thích thể hiện, check in chụp ảnh còn có khái niệm khác: thể hiện sự ăn chơi, hào nhoáng. Mặc dù đôi khi cái giá tính bằng tiền cho hành động ảo đó, thật không rẻ chút nào.
Lên Facebook của Q.A, một cô gái sinh năm 1990, ai cũng phải công nhận sự chịu chơi khi liên tục thấy Q.A check in ở những chốn bar sàn đắt đỏ, quán ăn nổi tiếng. Nhìn trang cá nhân của Q.A, người ta cứ tưởng cô gái này sinh ra trong gia đình giàu có, không thì cũng thuộc loại giỏi giang kiếm tiền sớm.
Có ai ngờ, nhà Q.A nằm trong con ngõ hun hút ở đường Láng. Bố mẹ cô đều nghỉ hưu, đang bán bánh cuốn ở đầu ngõ. Sở dĩ có hình ảnh long lanh trên Facebook như thế là vì thói quen “không chấp nhận số phận” của Q.A, khi cô “nghiện” thể hiện một cuộc sống khác hẳn so với cuộc đời thật của mình. Để có tiền chi cho những tối lên bar sàn, lúc đầu còn được “giai” bao, đi ăn đi chơi không mất tiền, về sau, Q.A phải chấp nhận “đi khách” với chính những “anh giai” từng bao mình. Tiền có được, cô gái này mua son phấn, quần áo đẹp và để dành… lên bar check in. Mỗi ngày đi chơi đều mất vài triệu, và tất nhiên, mỗi ngày đều có vài địa chỉ check in.
Người ngoài nhìn vào đám ảnh tiệc tùng, check in Facebook toàn khách sạn 5 sao hoặc bar đắt đỏ thì nghĩ Q.A sướng lắm. Ngay cả chính cô cũng tưởng là mình sướng thật, mỗi khi post status, cô viết kiểu “Haizzz, lại phải ăn hưởng” và đằng sau là một địa chỉ check in sang trọng. Thế rồi người trên mạng xem thì biết thế, họ cũng chẳng quan tâm lắm. Còn Q.A, càng ngày càng trượt dài vào trò “bán thân” chỉ để lấy tiền trả cho thú “ăn hưởng” mà cô tự hào post lên Facebook, xây dựng ảo mộng sung sướng.
Những người trẻ như Q.A bây giờ không thiếu. Họ đắm chìm trong sức hút của thế giới ảo, nơi được thể hiện bản thân một cách trọn vẹn nhất, chẳng ai cấm đoán, đến mức chính mình bị “ảo” theo mà không biết. Thế rồi cái ảo tưởng chừng vô hại trên mạng ấy, lại dẫn đến nguy hiểm không ngờ ngoài đời nếu cứ trượt dài. Chuyện cậu dân chơi tên P.Trung (sn1991), bị chủ nợ “tóm dính” tại một nhà hàng đang được nhiều dân mạng lẫn ngoài đời đồn thổi, lấy đó làm ví dụ về “tác hại” trông thấy của việc lạm dụng “check in” mạng xã hội.
Mải chơi bời, Trung nợ một khoản kha khá từ vay tín dụng nóng. Chậm đóng lãi, không nghe điện thoại giục nợ nhưng khi có tiền, cậu này lại tốn vào khoản đi ăn chơi, trên Facebook vẫn check in như bình thường vì nghĩ chủ nợ không có… Facebook mình. Ai ngờ, những mối quan hệ, add friend loằng ngoằng trên đó đã dẫn chủ nợ đến tận nhà hàng nơi Trung đang mừng sinh nhật bạn. Cậu vừa kịp chụp ảnh khoe nhà hàng hạng 1 ấy, chưa đầy 20 phút sau đã thấy vài kẻ xăm trổ vào tận bàn, lịch sự mời ra ngoài “nói chuyện”.
Facebook, hay bất cứ trang mạng xã hội nào khác đều không có lỗi trong chuyện này. Quan trọng là cách người ta sử dụng nó, biến nó thành công cụ để thể hiện, khoe khoang, ảo tưởng về bản thân hay chỉ đơn thuần là một thú vui giải trí ngoài giờ “sống thật”?
Đăng nhận xét