Sự quản lý lỏng lẻo của các doanh nghiệp viễn thông tạo điều kiện cho khách nghĩ ra những cái tên như A B C, Khong Chinh Chu, aas fsadfas...đăng ký thành công chính chủ. Có người còn khai báo trên 100 tuổi.
Theo báo cáo tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thuê bao di động trả trước được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 24/12, cả nước có gần 120,6 triệu thuê bao di động (tính đến tháng 10/2013), trong đó có 114 triệu thuê bao trả trước. Báo cáo kết luận 100% doanh nghiệp viễn thông đều mắc sai phạm trong việc quản lý sim trả trước, buông lỏng, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng sim điện thoại để thực hiện hành vi phạm pháp.
Năm 2013, cơ quan quản lý tiến hành thanh tra 5 nhà mạng gồm Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile và Gmobile thì tất cả đều có sai phạm. Các lỗi chung chủ yếu là thuê bao không có ảnh chứng minh thư, phần ảnh nếu có lại là ảnh phong cảnh, diễn viên, em bé...Nhiều số thuê bao có thông tin khác nhau nhưng chung ảnh chứng minh.
Việc thả nổi đăng ký dẫn tới tình trạng nhiều chủ thuê bao đăng ký tên A B C, aas fsadfas, adfs ÂDS, asd jij, Khong Chinh Chu... hay dùng từ ngữ phản cảm vẫn được chấp thuận dùng dịch vụ. Có trường hợp thông tin chủ thuê bao hoàn toàn giống nhau, chỉ thay đổi số chứng minh do cùng một tài khoản đăng ký và kích hoạt trong một ngày. Thậm chí chủ thuê bao đã trên 100 tuổi. Nhà mạng còn chấp nhận giấy tờ không phải chứng minh thư hoặc đã hết hạn để cho đăng ký thông tin.
Trong số các gói cước hiện hành, gói Sinh viên đều được 3 mạng lớn áp dụng dành cho đối tượng đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thế nhưng bằng nhiều cách, đại lý và cửa hàng đã để những đối tượng không thuộc diện hưởng ưu đãi có cơ hội sở hữu sim sinh viên, học sinh, thậm chí là sim quốc phòng. Thông tin của các sim này không chính xác, làm giả mạo.
Ví dụ điển hình là tài khoản 1284725158 đã đăng ký thông tin cho 18.035 thuê bao sinh viên trong vòng một năm. Các tài khoản khác cũng làm tương tự cho hàng trăm số trả trước khác.
Sau thanh tra, cơ quan chức năng đã xử phạt 29.377 trên tổng số 48.420 điểm đăng ký, tổng số tiền xử phạt trên gần 2 tỷ đồng, tịch thu trên 34.600 sim di động trả trước.
Ngoài đợt thanh tra diện rộng nói trên, tính đến hết 15/12/2013, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 107 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền lên tới 3,5 tỷ đồng, thu hồi 1,8 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 2,76 tỷ đồng.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ cho biết hiện không có phần mềm có khả năng kiểm tra tự động nhằm đối chiếu thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu với tệp ảnh chứng minh nhân dân, việc kiểm tra đều được thực hiện thủ công nên khó khẳng định tính chính xác nếu không xem trực tiếp. Mặt khác, đại lý không cung cấp kịp thời dữ liệu thuê bao phục vụ công tác kiểm tra. Ông kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét điều chỉnh một số quy định còn bất cập, không khả thi của Thông tư số 04 về quản lý thuê bao trả trước.
Sim rác vẫn được bán đầy trên thị trường. Ảnh: Anh Quân
Theo báo cáo tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thuê bao di động trả trước được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 24/12, cả nước có gần 120,6 triệu thuê bao di động (tính đến tháng 10/2013), trong đó có 114 triệu thuê bao trả trước. Báo cáo kết luận 100% doanh nghiệp viễn thông đều mắc sai phạm trong việc quản lý sim trả trước, buông lỏng, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng sim điện thoại để thực hiện hành vi phạm pháp.
Năm 2013, cơ quan quản lý tiến hành thanh tra 5 nhà mạng gồm Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile và Gmobile thì tất cả đều có sai phạm. Các lỗi chung chủ yếu là thuê bao không có ảnh chứng minh thư, phần ảnh nếu có lại là ảnh phong cảnh, diễn viên, em bé...Nhiều số thuê bao có thông tin khác nhau nhưng chung ảnh chứng minh.
Việc thả nổi đăng ký dẫn tới tình trạng nhiều chủ thuê bao đăng ký tên A B C, aas fsadfas, adfs ÂDS, asd jij, Khong Chinh Chu... hay dùng từ ngữ phản cảm vẫn được chấp thuận dùng dịch vụ. Có trường hợp thông tin chủ thuê bao hoàn toàn giống nhau, chỉ thay đổi số chứng minh do cùng một tài khoản đăng ký và kích hoạt trong một ngày. Thậm chí chủ thuê bao đã trên 100 tuổi. Nhà mạng còn chấp nhận giấy tờ không phải chứng minh thư hoặc đã hết hạn để cho đăng ký thông tin.
Trong số các gói cước hiện hành, gói Sinh viên đều được 3 mạng lớn áp dụng dành cho đối tượng đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thế nhưng bằng nhiều cách, đại lý và cửa hàng đã để những đối tượng không thuộc diện hưởng ưu đãi có cơ hội sở hữu sim sinh viên, học sinh, thậm chí là sim quốc phòng. Thông tin của các sim này không chính xác, làm giả mạo.
Ví dụ điển hình là tài khoản 1284725158 đã đăng ký thông tin cho 18.035 thuê bao sinh viên trong vòng một năm. Các tài khoản khác cũng làm tương tự cho hàng trăm số trả trước khác.
Sau thanh tra, cơ quan chức năng đã xử phạt 29.377 trên tổng số 48.420 điểm đăng ký, tổng số tiền xử phạt trên gần 2 tỷ đồng, tịch thu trên 34.600 sim di động trả trước.
Ngoài đợt thanh tra diện rộng nói trên, tính đến hết 15/12/2013, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 107 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền lên tới 3,5 tỷ đồng, thu hồi 1,8 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 2,76 tỷ đồng.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ cho biết hiện không có phần mềm có khả năng kiểm tra tự động nhằm đối chiếu thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu với tệp ảnh chứng minh nhân dân, việc kiểm tra đều được thực hiện thủ công nên khó khẳng định tính chính xác nếu không xem trực tiếp. Mặt khác, đại lý không cung cấp kịp thời dữ liệu thuê bao phục vụ công tác kiểm tra. Ông kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét điều chỉnh một số quy định còn bất cập, không khả thi của Thông tư số 04 về quản lý thuê bao trả trước.
Đăng nhận xét