Với bộ cảnh phục mượn diễn văn nghệ chưa trả, hai nhân viên Trung tâm điều dưỡng tâm thần đã giả danh công an, vi hành kiểm tra các quán cà phê, ép chủ quán mời ăn nhậu.
Một ngày cuối tháng 11/2013, Công an thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên, Bình Dương) nhận được tin tố cáo từ người dân về việc hai đối tượng mặc sắc phục công an có nhiều biểu hiện lừa đảo.
Theo đó, tại một tiệm sửa xe trong thị trấn xuất hiện hai vị khách mặc cảnh phục, tự giới thiệu đang làm việc ở Công an tỉnh Bình Dương. Nhìn bộ quân phục, chủ tiệm tin tưởng, không lấy tiền sửa xe. Trong những ngày sau, hai công an này liên tục ghé chơi. Lo ngại có rắc rối xảy ra với việc làm ăn, chủ tiệm mời hai người đi nhậu tới bến.
Hai sĩ quan cảnh sát tiếp tục ghé vào hàng loạt quán cà phê trên địa bàn thị trấn Thái Hòa. Đến chỗ nào, hai người này cũng giới thiệu: “Chúng tôi là Công an tỉnh Bình Dương về huyện Tân Uyên để kiểm tra tình hình an ninh trật tự. Đồng thời giám sát cung cách làm việc của công an huyện”, và đòi kiểm tra hành chính một số quán.
Để chủ quán tin tưởng, hai công an đưa cho chủ quán số điện thoại và căn dặn: “Một số là của tôi, còn số kia là của Trưởng Công an huyện Tân Uyên. Nếu công an địa phương có gây khó dễ gì thì cứ điện thoại vào số của tôi. Tôi sẽ xuống giải quyết. Còn lại số của đồng chí trưởng công an huyện, nếu không cần thiết thì không nên gọi, cứ gọi vào số của tôi là được”.
Trước những lời “giúp đỡ” nhiệt tình của hai vị công an tỉnh, chủ các quán tin tưởng, thay nhau mời hai vị khách quý đi nhậu để lấy quan hệ và được yên ổn làm ăn.
Không dừng lại ở đó, hai đối tượng còn đến khu phố Mỹ Hiệp, chặn xe máy người dân kiểm tra hành chính. Nhìn thấy bộ sắc phục, nhiều người dân tưởng công an thật nên đã đưa tiền lót tay. Thậm chí, sau chầu nhậu, nhiều người còn điều tiếp viên quán mình đi khách sạn để phục vụ tới bến. Được voi đòi tiên, hai đối tượng liên tục ra yêu sách, gợi ý đưa mình đi nhậu ở các quán sang hơn, các em tiếp viên xinh xắn hơn.
Khi thấy không thể đáp ứng những đòi hỏi ngày càng nhiều và hống hách, đồng thời thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn, người dân đã tố cáo sự việc đến Công an thị trấn Thái Hòa. Rạng sáng 7/12/2013, công an bắt giữ hai kẻ giả mạo khi họ đang ngồi ăn hủ tiếu.
Nhân thân của hai tên được xác định là Phạm Quốc Chí (sinh năm 1990, ngụ ấp 9, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước) và Nguyễn Minh Nhựt (sinh năm 1991, ngụ Bến Tre).
Thiếu tá Huỳnh Văn Hương, Trưởng Công an thị trấn cho biết, khi nhận được tin báo, công an ngay lập tức lên kế hoạch điều tra. "Tôi đã lấy số máy lạ gọi vào số điện thoại của hai đối tượng thì bị chúng chửi bới. Một lúc sau chúng gọi lại vào số máy tôi, hẹn gặp, hống hách xưng là công an tỉnh, dọa sẽ bắt đi hết nếu còn thắc mắc", Thiếu tá Hương thuật lại.
Hai đối tượng là nhân viên tại Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định (xã Tân Định, huyện Tân Uyên). Lợi dụng những ngày được nghỉ làm, chúng bàn bạc mặc sắc phục công an đi lừa người dân. Nạn nhân của chúng thường là những chủ quán cà phê, mục đích là được mời đi nhậu và chơi gái miễn phí. Một bộ sắc phục công an là do đi thuê để diễn văn nghệ, bộ còn lại chúng mượn của người anh họ.
Một ngày cuối tháng 11/2013, Công an thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên, Bình Dương) nhận được tin tố cáo từ người dân về việc hai đối tượng mặc sắc phục công an có nhiều biểu hiện lừa đảo.
Theo đó, tại một tiệm sửa xe trong thị trấn xuất hiện hai vị khách mặc cảnh phục, tự giới thiệu đang làm việc ở Công an tỉnh Bình Dương. Nhìn bộ quân phục, chủ tiệm tin tưởng, không lấy tiền sửa xe. Trong những ngày sau, hai công an này liên tục ghé chơi. Lo ngại có rắc rối xảy ra với việc làm ăn, chủ tiệm mời hai người đi nhậu tới bến.
Hai sĩ quan cảnh sát tiếp tục ghé vào hàng loạt quán cà phê trên địa bàn thị trấn Thái Hòa. Đến chỗ nào, hai người này cũng giới thiệu: “Chúng tôi là Công an tỉnh Bình Dương về huyện Tân Uyên để kiểm tra tình hình an ninh trật tự. Đồng thời giám sát cung cách làm việc của công an huyện”, và đòi kiểm tra hành chính một số quán.
Chí cùng tang vật tại cơ quan công an.
Để chủ quán tin tưởng, hai công an đưa cho chủ quán số điện thoại và căn dặn: “Một số là của tôi, còn số kia là của Trưởng Công an huyện Tân Uyên. Nếu công an địa phương có gây khó dễ gì thì cứ điện thoại vào số của tôi. Tôi sẽ xuống giải quyết. Còn lại số của đồng chí trưởng công an huyện, nếu không cần thiết thì không nên gọi, cứ gọi vào số của tôi là được”.
Trước những lời “giúp đỡ” nhiệt tình của hai vị công an tỉnh, chủ các quán tin tưởng, thay nhau mời hai vị khách quý đi nhậu để lấy quan hệ và được yên ổn làm ăn.
Không dừng lại ở đó, hai đối tượng còn đến khu phố Mỹ Hiệp, chặn xe máy người dân kiểm tra hành chính. Nhìn thấy bộ sắc phục, nhiều người dân tưởng công an thật nên đã đưa tiền lót tay. Thậm chí, sau chầu nhậu, nhiều người còn điều tiếp viên quán mình đi khách sạn để phục vụ tới bến. Được voi đòi tiên, hai đối tượng liên tục ra yêu sách, gợi ý đưa mình đi nhậu ở các quán sang hơn, các em tiếp viên xinh xắn hơn.
Giả danh cảnh sát, hai đối tượng này ép các chủ quán cho ăn nhậu, chơi gái, cúng tiền .
Khi thấy không thể đáp ứng những đòi hỏi ngày càng nhiều và hống hách, đồng thời thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn, người dân đã tố cáo sự việc đến Công an thị trấn Thái Hòa. Rạng sáng 7/12/2013, công an bắt giữ hai kẻ giả mạo khi họ đang ngồi ăn hủ tiếu.
Nhân thân của hai tên được xác định là Phạm Quốc Chí (sinh năm 1990, ngụ ấp 9, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước) và Nguyễn Minh Nhựt (sinh năm 1991, ngụ Bến Tre).
Thiếu tá Huỳnh Văn Hương, Trưởng Công an thị trấn cho biết, khi nhận được tin báo, công an ngay lập tức lên kế hoạch điều tra. "Tôi đã lấy số máy lạ gọi vào số điện thoại của hai đối tượng thì bị chúng chửi bới. Một lúc sau chúng gọi lại vào số máy tôi, hẹn gặp, hống hách xưng là công an tỉnh, dọa sẽ bắt đi hết nếu còn thắc mắc", Thiếu tá Hương thuật lại.
Hai đối tượng là nhân viên tại Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định (xã Tân Định, huyện Tân Uyên). Lợi dụng những ngày được nghỉ làm, chúng bàn bạc mặc sắc phục công an đi lừa người dân. Nạn nhân của chúng thường là những chủ quán cà phê, mục đích là được mời đi nhậu và chơi gái miễn phí. Một bộ sắc phục công an là do đi thuê để diễn văn nghệ, bộ còn lại chúng mượn của người anh họ.
Đăng nhận xét