Người xưa thường hay nói:
Ở đời có 4 cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Vậy "Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" nghĩa là gì? Mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng từ trong câu sau:
1. Làm mai: tức là mai mối, nếu mai mối cho 2 người thành vợ chồng hòa thuận thì hầu như chẳng ai biết ơn người làm mai, ngược lại nếu hạnh phúc đổ vỡ, ly dị thì người làm mai lại là người chịu tội.
2. Lãnh nợ: Lãnh dùm số tiền nợ của người khác, đứng tên dùm cho một người đi vay ngân hàng chẳng hạn, đến khi người ta không trả thì mình lãnh đủ.
3. Gác cu: Người xưa đi bẫy chim cu gọi là gác cu, vì họ phải làm dùng 1 con cu trống để dụ chim cu đến rồi giật bẫy để bắt. Họ phải ngồi bất động để dụ chim, mặc cho muỗi đốt, kiến cắn, có khi về tay không chẳng bắt được con nào.
4. Cầm chầu: Những người đánh trống trong khi hát ả đào ngày xưa gọi là cầm chầu, họ phải theo dõi để đánh theo nhịp câu hát, nếu đánh sai sẽ bị khiển trách, nếu bài hay người ta chỉ khen ả đào chứ không hề nhớ đến người đánh trống.
Ở đời có 4 cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Vậy "Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" nghĩa là gì? Mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng từ trong câu sau:
1. Làm mai: tức là mai mối, nếu mai mối cho 2 người thành vợ chồng hòa thuận thì hầu như chẳng ai biết ơn người làm mai, ngược lại nếu hạnh phúc đổ vỡ, ly dị thì người làm mai lại là người chịu tội.
Ông tơ bà nguyệt
2. Lãnh nợ: Lãnh dùm số tiền nợ của người khác, đứng tên dùm cho một người đi vay ngân hàng chẳng hạn, đến khi người ta không trả thì mình lãnh đủ.
Ảnh minh họa
3. Gác cu: Người xưa đi bẫy chim cu gọi là gác cu, vì họ phải làm dùng 1 con cu trống để dụ chim cu đến rồi giật bẫy để bắt. Họ phải ngồi bất động để dụ chim, mặc cho muỗi đốt, kiến cắn, có khi về tay không chẳng bắt được con nào.
Chim cu
4. Cầm chầu: Những người đánh trống trong khi hát ả đào ngày xưa gọi là cầm chầu, họ phải theo dõi để đánh theo nhịp câu hát, nếu đánh sai sẽ bị khiển trách, nếu bài hay người ta chỉ khen ả đào chứ không hề nhớ đến người đánh trống.
Hát ả đào ngày xưa
Đăng nhận xét