Ngày trước, hai chị em đi đâu cũng như hình với bóng, cười nói tíu tít với nhau như hai con chim non. Tưởng chừng như giữa chị và em không bao giờ có khoảng cách. Vậy mà từ khi chị đi lấy chồng, khoảng cách ấy ngày càng khoét sâu.
Mẹ kể, vì muốn hai chị em lớn lên thương yêu nhau nên khi chị rụng rốn, mẹ lấy phơi khô. Đến khi sinh em, mẹ đem rốn khô ra nấu cháo cho hai chị em ăn. Nghe mẹ nhắc lại chuyện xưa, hai chị em đều rùng mình sợ hãi. Nhưng không biết có phải vì vậy mà trong nhà có đến sáu anh em lại chỉ có chị và em là quấn quýt bên nhau.
Ngày thi đậu đại học, em đã nghĩ cánh cửa giảng đường sẽ đóng kín trước mắt khi ba đổ bệnh, cuộc sống gia đình chật vật khó khăn. Chị động viên em đến trường không chỉ bằng lời nói. Ban ngày chị làm công nhân, tối ra vỉa hè bán quần áo để kiếm thêm tiền lo cho em ăn học. Nhớ những ngày hai chị em ở chung một phòng trọ chật như nêm, sáng tối ăn hoài món mì gói nhưng lúc nào chị cũng nghĩ ra đủ chuyện tếu táo để chọc em cười.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chị cũng tìm được một nửa của mình. Khi em tốt nghiệp đại học cũng là lúc chị chuẩn bị làm cô dâu. Ngày tiễn chị lên xe hoa, cứ nghĩ đến khoảng thời gian tới phải sống thui thủi một mình, em khóc như mưa. Ra ở riêng được vài tháng, chị nhớ em, tuần nào cũng lui tới thăm. Thương em gái ở trọ một mình, chị nói em về sống với vợ chồng chị. Thấy em tỏ ra e ngại, chị cười bảo: “Em còn độc thân thì sống cùng với vợ chồng chị. Chừng nào em có chồng thì chị em mình dành dụm tiền mua nhà gần nhau”. Nghe chị nói, em thấy cũng hợp lý, gật đầu mà không chút đắn đo.
Căn nhà trọ có gác lửng chia đôi, em ở trên gác còn vợ chồng chị ở dưới. Nhưng khi chị đã có chồng, sống chung mới biết cuộc sống không dễ dàng chút nào. Anh rể vốn là người tủn mủn tính toán. Tới tháng tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước… tất cả đều được anh cân đo đong đếm từng chút. Anh chỉ thích “đi nhẹ nói khẽ” nên em gái cũng không dám “hồn nhiên” cười đùa với chị như xưa. Vì yêu thương chị nên tất cả tật xấu của chồng chị, em gái đều nhắm mắt làm ngơ.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn nổi lên khi em bất ngờ mất việc. Kinh tế khó khăn, ngân hàng sa thải nhân viên hàng loạt, trong đó có em. Thời gian thất nghiệp, em không dám về quê vì sợ ba mẹ biết sẽ buồn lòng. Ở nhà, em luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Chị vẫn vui vẻ, còn đùa cợt: “Em đừng lo. Chị nuôi em bốn năm ăn học được, thất nghiệp vài tháng chứ vài năm cũng không nhằm nhò gì”. Nghe vậy, em gái thấy phần nào được an ủi. Ngược lại, không nói ra mặt nhưng anh rể luôn tỏ ra bực bội. Đôi lần anh bóng gió: “Có bằng đại học mà thua cả mấy người công nhân”. Nghe được những lời ấy, em nuốt nước mắt vào trong. Chị sợ em buồn nên nhằn chồng: “Sông có khúc, người có lúc. Rồi mai mốt em sẽ tìm được việc mới”. Anh rể lắc đầu, vẻ không tán thành.
Thấy bao gạo hết, anh rể bực bội: “Dạo này sao thấy gạo hao quá. Mới mua đây mà”. Anh luôn tìm mọi cách cằn nhằn em, khi thì giặt đồ không sạch, khi thì ở không làm gì mà không lấy quần áo vào, để mưa ướt hết. Như người bới lông tìm vết, mọi việc nhỏ lớn trong nhà, anh đều xét nét. Có lần, em còn nghe anh tỉ tê với chị: “Anh không thấy ai như em. Em gái lớn vậy để nó ra ở riêng, tự lo cho mình. Đâu còn nhỏ dại gì mà để chị nuôi. Nó đang lợi dụng lòng tốt của em đó”. Không to tiếng với nhau nhưng em biết suốt tuần ấy, anh chị giận nhau. Em vừa sợ sự có mặt của mình trong ngôi nhà này sẽ làm gia đình chị xào xáo, vừa sợ những lời rù rì của anh sẽ có ngày đẩy chị và em xa nhau.
Một tuần nay, em quyết định về quê ở với ba mẹ. Chị điện thoại, em chỉ nói bâng quơ: “Về quê nghỉ dưỡng cho yên tĩnh chị ơi”. Chị cười hềnh hệch trong điện thoại, dặn em nhanh lên với chị. Chị bảo mỗi lần đi làm về, không thấy em, nhà cửa trống huơ. Bao năm qua, chị quen thấy em đi ra đi vào nên “nhớ hơi” em lắm. Nghe chị nói mà em ứa nước mắt.
Mẹ kể, vì muốn hai chị em lớn lên thương yêu nhau nên khi chị rụng rốn, mẹ lấy phơi khô. Đến khi sinh em, mẹ đem rốn khô ra nấu cháo cho hai chị em ăn. Nghe mẹ nhắc lại chuyện xưa, hai chị em đều rùng mình sợ hãi. Nhưng không biết có phải vì vậy mà trong nhà có đến sáu anh em lại chỉ có chị và em là quấn quýt bên nhau.
Ngày thi đậu đại học, em đã nghĩ cánh cửa giảng đường sẽ đóng kín trước mắt khi ba đổ bệnh, cuộc sống gia đình chật vật khó khăn. Chị động viên em đến trường không chỉ bằng lời nói. Ban ngày chị làm công nhân, tối ra vỉa hè bán quần áo để kiếm thêm tiền lo cho em ăn học. Nhớ những ngày hai chị em ở chung một phòng trọ chật như nêm, sáng tối ăn hoài món mì gói nhưng lúc nào chị cũng nghĩ ra đủ chuyện tếu táo để chọc em cười.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chị cũng tìm được một nửa của mình. Khi em tốt nghiệp đại học cũng là lúc chị chuẩn bị làm cô dâu. Ngày tiễn chị lên xe hoa, cứ nghĩ đến khoảng thời gian tới phải sống thui thủi một mình, em khóc như mưa. Ra ở riêng được vài tháng, chị nhớ em, tuần nào cũng lui tới thăm. Thương em gái ở trọ một mình, chị nói em về sống với vợ chồng chị. Thấy em tỏ ra e ngại, chị cười bảo: “Em còn độc thân thì sống cùng với vợ chồng chị. Chừng nào em có chồng thì chị em mình dành dụm tiền mua nhà gần nhau”. Nghe chị nói, em thấy cũng hợp lý, gật đầu mà không chút đắn đo.
Căn nhà trọ có gác lửng chia đôi, em ở trên gác còn vợ chồng chị ở dưới. Nhưng khi chị đã có chồng, sống chung mới biết cuộc sống không dễ dàng chút nào. Anh rể vốn là người tủn mủn tính toán. Tới tháng tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước… tất cả đều được anh cân đo đong đếm từng chút. Anh chỉ thích “đi nhẹ nói khẽ” nên em gái cũng không dám “hồn nhiên” cười đùa với chị như xưa. Vì yêu thương chị nên tất cả tật xấu của chồng chị, em gái đều nhắm mắt làm ngơ.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn nổi lên khi em bất ngờ mất việc. Kinh tế khó khăn, ngân hàng sa thải nhân viên hàng loạt, trong đó có em. Thời gian thất nghiệp, em không dám về quê vì sợ ba mẹ biết sẽ buồn lòng. Ở nhà, em luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Chị vẫn vui vẻ, còn đùa cợt: “Em đừng lo. Chị nuôi em bốn năm ăn học được, thất nghiệp vài tháng chứ vài năm cũng không nhằm nhò gì”. Nghe vậy, em gái thấy phần nào được an ủi. Ngược lại, không nói ra mặt nhưng anh rể luôn tỏ ra bực bội. Đôi lần anh bóng gió: “Có bằng đại học mà thua cả mấy người công nhân”. Nghe được những lời ấy, em nuốt nước mắt vào trong. Chị sợ em buồn nên nhằn chồng: “Sông có khúc, người có lúc. Rồi mai mốt em sẽ tìm được việc mới”. Anh rể lắc đầu, vẻ không tán thành.
Thấy bao gạo hết, anh rể bực bội: “Dạo này sao thấy gạo hao quá. Mới mua đây mà”. Anh luôn tìm mọi cách cằn nhằn em, khi thì giặt đồ không sạch, khi thì ở không làm gì mà không lấy quần áo vào, để mưa ướt hết. Như người bới lông tìm vết, mọi việc nhỏ lớn trong nhà, anh đều xét nét. Có lần, em còn nghe anh tỉ tê với chị: “Anh không thấy ai như em. Em gái lớn vậy để nó ra ở riêng, tự lo cho mình. Đâu còn nhỏ dại gì mà để chị nuôi. Nó đang lợi dụng lòng tốt của em đó”. Không to tiếng với nhau nhưng em biết suốt tuần ấy, anh chị giận nhau. Em vừa sợ sự có mặt của mình trong ngôi nhà này sẽ làm gia đình chị xào xáo, vừa sợ những lời rù rì của anh sẽ có ngày đẩy chị và em xa nhau.
Một tuần nay, em quyết định về quê ở với ba mẹ. Chị điện thoại, em chỉ nói bâng quơ: “Về quê nghỉ dưỡng cho yên tĩnh chị ơi”. Chị cười hềnh hệch trong điện thoại, dặn em nhanh lên với chị. Chị bảo mỗi lần đi làm về, không thấy em, nhà cửa trống huơ. Bao năm qua, chị quen thấy em đi ra đi vào nên “nhớ hơi” em lắm. Nghe chị nói mà em ứa nước mắt.
إرسال تعليق