Cưới nhau 3 năm, chưa lúc nào em để trong ví anh được quá 500 ngàn đồng. Lý do: nhiều tiền, anh sinh tật nhậu nhẹt, bồ bịch lăng nhăng!
Vậy mà anh cũng chịu đựng được ngót 3 năm rồng. Con giun xéo lắm cũng quằn, em có biết điều này không? Thế nên chia tay hôm nay anh không phải là người hối hận, lại càng không là người có lỗi.
Vợ chồng đâu có khó khăn, kham khổ gì cho cam mà lúc nào mở miệng em cũng “tiền, tiền”. Đôi khi em cấu giận vô cớ nhưng miễn anh mang tiền về là em lại cười hề hề, khen chồng ngoan ngay tức khắc! Vậy mà chẳng thấy em xì ra cho anh đồng cắt nào để gọi là rộng rãi. Có bao nhiêu em thâu tóm hết, để anh như thằng đàn ông bất lực, ăn bám vợ vậy! Nhớ ngày mới hẹn hò, đi đâu anh cũng là người chi, chưa bao giờ em san sẻ với anh một ly nước. Anh không tính toan gì vì là đàn ông, “tình phí” đó anh phải chịu để cưa cẩm được người yêu. Nhưng có khi anh “cháy túi” cũng ráng mượn nợ đi chơi cùng em. Mấy khi đó dù em rủng rỉnh nhưng em chưa bao giờ “cứu” anh một lần… Giờ làm vợ, em cũng cứ thế “phát huy” và ngày càng kinh khủng hơn khiến anh như một chàng “ăn mày” trong chính ngôi nhà của mình.
Mỗi tháng anh kiếm được 13 triệu, vậy mà mỗi khi bạn bè tụ tập nhậu nhẹt, anh đều từ chối với đủ thứ lý do “có hẹn” chỉ vì trong túi không có đến 500 ngàn đồng, làm sao dám tham gia! Cũng đâu dám hé răng với ai chuyện anh “không có tiền” vì nếu nói ra, mất mặt một thằng đàn ông, trụ cột gia đình quá! Với gần ấy tiền nhưng mỗi tháng em chỉ cho anh… 2 triệu để tiêu. Em phát theo tuần chứ còn “chẳng dám” đưa một lần cho anh. Mỗi tuần em phát… 2 lần để số tiền trong túi anh tối đa chỉ được từ 200 – 300 ngàn. Muốn nhậu nhẹt à, thôi khỏi! Muốn bao gái gú à, làm gì có điều kiện! Thế là anh cứ lủi thủi ngày đi làm, chiều về ăn cơm nhà. Cà phê cà pháo cũng hạn chế, mỗi ngày 1 ly cũng đã sợ tháng đó phải “nhịn đói” nói chi đèo bồng gì cho cao sang. Mỗi lần “phát tiền”, em lại ca bài ca tiết kiệm rồi dặn dò đủ điều nào là anh xài vừa thôi, tiền dư để dành cho con, để dành hữu sự sau này… em đâu biết là em đang ki bo, thu hết về mình còn đối với chồng thì “tiền phát gạo đong”. Em thử hỏi xem có anh chồng nào cam chịu bấy nhiêu đó sinh hoạt cho 1 tháng như anh không?
Đáng lẽ anh có thể “chịu nhục” mà sống hết quãng đời vợ chồng với em, vì suy cho cùng, có lẽ em lo nghĩ cho tương lai con cái, anh cũng yên lòng chút ít vì em biết lo xa. Nhưng em tính toán với tất cả mọi người nhưng hào phóng với bản thân mình. Em mua sắm tủ đồ, tủ giày dép không thiếu mẫu mới nào, còn tiền lo cho bố mẹ anh lúc đau yếu em cũng cắn đắn, ra vẻ ban ơn. Ba mẹ anh tuổi già sức yếu, có mình anh là con trai, đáng ra họ có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ anh, từ vợ chồng mình. Đáng ra em cũng phải biết điều đó mà chăm lo cho họ đủ đầy vì anh là người chồng “ngoan ngoãn” không chống đối em. Vậy mà em còn so đo từng đồng cắt. Hôm ba anh bệnh đột ngột phải nhập viện mổ, chỉ 10 triệu viện phí mà em đứng chóng nạnh nhăn nhó, càm ràm “bệnh chi để tốn tiền tốn bạc quá không biết!”. Mẹ anh nghe câu đó đã giận xanh mặt, không nói được lời nào, cũng chẳng buồn mắng em. Mẹ bảo với anh, mẹ không mong con dâu cung phụng đủ đầy, chỉ mong em có chút lễ nghĩa, đạo của dâu con. Mà em thì chỉ quý mỗi tiền thôi!
Anh hỏi em tiền kiếm lại được, làm ra được còn ba mẹ em có tìm được người thứ 2 không? Em không biết lỗi còn làm dữ lên, nói anh dù có làm ra tiền nhưng em ra công giữ gìn tiền của mới có ngày hôm nay, không biết ơn lại còn trách mắng… Em ham tiền đó thì sao, không thích thì ly dị đi!
Ly dị, anh không đòi bất cứ một đồng nào, để lại hết cho em đó! Anh ra đi bằng hai bàn tay trắng với 2 ba mẹ già. Anh tin rồi anh làm lại được, kiềm lại được, dù không nhiều tiền nhưng anh thấy nhẹ nhõm vì không phải sống cùng nhà với một người vợ chỉ biết đến tiền, bất chấp lễ nghĩa, đạo vợ tình chồng. Em hãy giữ đống tiền đó mà sống thật vui. Rồi một ngày nào đó em sẽ thấy tiền quý thật, nhưng không phải là tất cả. Tình nghĩa con người mới đáng quy hơn em à!
Vậy mà anh cũng chịu đựng được ngót 3 năm rồng. Con giun xéo lắm cũng quằn, em có biết điều này không? Thế nên chia tay hôm nay anh không phải là người hối hận, lại càng không là người có lỗi.
Vợ chồng đâu có khó khăn, kham khổ gì cho cam mà lúc nào mở miệng em cũng “tiền, tiền”. Đôi khi em cấu giận vô cớ nhưng miễn anh mang tiền về là em lại cười hề hề, khen chồng ngoan ngay tức khắc! Vậy mà chẳng thấy em xì ra cho anh đồng cắt nào để gọi là rộng rãi. Có bao nhiêu em thâu tóm hết, để anh như thằng đàn ông bất lực, ăn bám vợ vậy! Nhớ ngày mới hẹn hò, đi đâu anh cũng là người chi, chưa bao giờ em san sẻ với anh một ly nước. Anh không tính toan gì vì là đàn ông, “tình phí” đó anh phải chịu để cưa cẩm được người yêu. Nhưng có khi anh “cháy túi” cũng ráng mượn nợ đi chơi cùng em. Mấy khi đó dù em rủng rỉnh nhưng em chưa bao giờ “cứu” anh một lần… Giờ làm vợ, em cũng cứ thế “phát huy” và ngày càng kinh khủng hơn khiến anh như một chàng “ăn mày” trong chính ngôi nhà của mình.
Mỗi tháng anh kiếm được 13 triệu, vậy mà mỗi khi bạn bè tụ tập nhậu nhẹt, anh đều từ chối với đủ thứ lý do “có hẹn” chỉ vì trong túi không có đến 500 ngàn đồng, làm sao dám tham gia! Cũng đâu dám hé răng với ai chuyện anh “không có tiền” vì nếu nói ra, mất mặt một thằng đàn ông, trụ cột gia đình quá! Với gần ấy tiền nhưng mỗi tháng em chỉ cho anh… 2 triệu để tiêu. Em phát theo tuần chứ còn “chẳng dám” đưa một lần cho anh. Mỗi tuần em phát… 2 lần để số tiền trong túi anh tối đa chỉ được từ 200 – 300 ngàn. Muốn nhậu nhẹt à, thôi khỏi! Muốn bao gái gú à, làm gì có điều kiện! Thế là anh cứ lủi thủi ngày đi làm, chiều về ăn cơm nhà. Cà phê cà pháo cũng hạn chế, mỗi ngày 1 ly cũng đã sợ tháng đó phải “nhịn đói” nói chi đèo bồng gì cho cao sang. Mỗi lần “phát tiền”, em lại ca bài ca tiết kiệm rồi dặn dò đủ điều nào là anh xài vừa thôi, tiền dư để dành cho con, để dành hữu sự sau này… em đâu biết là em đang ki bo, thu hết về mình còn đối với chồng thì “tiền phát gạo đong”. Em thử hỏi xem có anh chồng nào cam chịu bấy nhiêu đó sinh hoạt cho 1 tháng như anh không?
Anh hỏi em tiền kiếm lại được, làm ra được còn ba mẹ em có tìm được người thứ 2 không?
(ảnh minh họa)
Đáng lẽ anh có thể “chịu nhục” mà sống hết quãng đời vợ chồng với em, vì suy cho cùng, có lẽ em lo nghĩ cho tương lai con cái, anh cũng yên lòng chút ít vì em biết lo xa. Nhưng em tính toán với tất cả mọi người nhưng hào phóng với bản thân mình. Em mua sắm tủ đồ, tủ giày dép không thiếu mẫu mới nào, còn tiền lo cho bố mẹ anh lúc đau yếu em cũng cắn đắn, ra vẻ ban ơn. Ba mẹ anh tuổi già sức yếu, có mình anh là con trai, đáng ra họ có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ anh, từ vợ chồng mình. Đáng ra em cũng phải biết điều đó mà chăm lo cho họ đủ đầy vì anh là người chồng “ngoan ngoãn” không chống đối em. Vậy mà em còn so đo từng đồng cắt. Hôm ba anh bệnh đột ngột phải nhập viện mổ, chỉ 10 triệu viện phí mà em đứng chóng nạnh nhăn nhó, càm ràm “bệnh chi để tốn tiền tốn bạc quá không biết!”. Mẹ anh nghe câu đó đã giận xanh mặt, không nói được lời nào, cũng chẳng buồn mắng em. Mẹ bảo với anh, mẹ không mong con dâu cung phụng đủ đầy, chỉ mong em có chút lễ nghĩa, đạo của dâu con. Mà em thì chỉ quý mỗi tiền thôi!
Anh hỏi em tiền kiếm lại được, làm ra được còn ba mẹ em có tìm được người thứ 2 không? Em không biết lỗi còn làm dữ lên, nói anh dù có làm ra tiền nhưng em ra công giữ gìn tiền của mới có ngày hôm nay, không biết ơn lại còn trách mắng… Em ham tiền đó thì sao, không thích thì ly dị đi!
Ly dị, anh không đòi bất cứ một đồng nào, để lại hết cho em đó! Anh ra đi bằng hai bàn tay trắng với 2 ba mẹ già. Anh tin rồi anh làm lại được, kiềm lại được, dù không nhiều tiền nhưng anh thấy nhẹ nhõm vì không phải sống cùng nhà với một người vợ chỉ biết đến tiền, bất chấp lễ nghĩa, đạo vợ tình chồng. Em hãy giữ đống tiền đó mà sống thật vui. Rồi một ngày nào đó em sẽ thấy tiền quý thật, nhưng không phải là tất cả. Tình nghĩa con người mới đáng quy hơn em à!
Đăng nhận xét