Có mặt tại Đối thoại Shangri-La, một số chuyên gia chính trị quốc tế nhận định những phát ngôn của các quan chức Trung Quốc có mặt tại sự kiện này thể hiện thái độ kiêu ngạo nước lớn và coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài phản ứng dữ dội của ông Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đối với bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lời chỉ trích của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, các quan chức Trung Quốc có mặt tại Shangri-La cũng tỏ ra rất hiếu chiến. Đặc biệt, thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, lớn tiếng tuyên bố: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”.
Các chuyên gia nhận định những tuyên bố đầy kích động của các quan chức Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Bắc Kinh không có ý định giảm căng thẳng ở biển Đông dù bị cộng đồng quốc tế đồng loạt chỉ trích. Mọi dấu hiệu đều cho thấy Bắc Kinh sẽ không đưa giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu chiến ra khỏi vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. “Những lời chỉ trích dường như vô tác dụng đối với Trung Quốc - báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) - Có vẻ như Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mất uy tín trên trường quốc tế”.
Một nhà phân tích giấu tên đánh giá: “Trung Quốc đang xử sự với cái thế của kẻ mạnh, thể hiện thái độ rằng nước mình có quyền, là trên hết, và các quy định pháp luật không thể được áp dụng đối với Trung Quốc”. Giáo sư Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Úc cho rằng những tuyên bố khiêu khích có thể ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh sẽ không quan tâm đến điều đó.
“Tại Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc muốn thể hiện với tất cả mọi người rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm và Bắc Kinh sẵn sàng thách thức sức mạnh đồng minh của Mỹ tại châu Á” - giáo sư White nhận định. Cựu đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho biết: “Tôi đặc biệt lo ngại về những tuyên bố trên. Nó khẳng định mối lo của chúng tôi là có một làn sóng thù địch giữa các cường quốc, dù chưa phải là chiến tranh lạnh”.
Một số quan chức Mỹ tiết lộ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông cũng như các phát ngôn hiếu chiến tại Đối thoại Shangri-La sẽ thúc đẩy các nước đồng minh của Mỹ tăng cường quan hệ với nhau, cũng như việc các nước nhỏ trong khu vực đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ. Một quan chức Mỹ cho biết ở Shangri-La lần này, đại diện rất nhiều nước khu vực bày tỏ mong muốn Washington phản ứng mạnh mẽ với các hành vi khiêu khích của Trung Quốc.
Một tướng của Trung Quốc
Ngoài phản ứng dữ dội của ông Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đối với bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lời chỉ trích của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, các quan chức Trung Quốc có mặt tại Shangri-La cũng tỏ ra rất hiếu chiến. Đặc biệt, thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, lớn tiếng tuyên bố: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”.
Các chuyên gia nhận định những tuyên bố đầy kích động của các quan chức Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Bắc Kinh không có ý định giảm căng thẳng ở biển Đông dù bị cộng đồng quốc tế đồng loạt chỉ trích. Mọi dấu hiệu đều cho thấy Bắc Kinh sẽ không đưa giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu chiến ra khỏi vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. “Những lời chỉ trích dường như vô tác dụng đối với Trung Quốc - báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) - Có vẻ như Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mất uy tín trên trường quốc tế”.
Một nhà phân tích giấu tên đánh giá: “Trung Quốc đang xử sự với cái thế của kẻ mạnh, thể hiện thái độ rằng nước mình có quyền, là trên hết, và các quy định pháp luật không thể được áp dụng đối với Trung Quốc”. Giáo sư Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Úc cho rằng những tuyên bố khiêu khích có thể ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh sẽ không quan tâm đến điều đó.
“Tại Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc muốn thể hiện với tất cả mọi người rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm và Bắc Kinh sẵn sàng thách thức sức mạnh đồng minh của Mỹ tại châu Á” - giáo sư White nhận định. Cựu đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho biết: “Tôi đặc biệt lo ngại về những tuyên bố trên. Nó khẳng định mối lo của chúng tôi là có một làn sóng thù địch giữa các cường quốc, dù chưa phải là chiến tranh lạnh”.
Một số quan chức Mỹ tiết lộ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông cũng như các phát ngôn hiếu chiến tại Đối thoại Shangri-La sẽ thúc đẩy các nước đồng minh của Mỹ tăng cường quan hệ với nhau, cũng như việc các nước nhỏ trong khu vực đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ. Một quan chức Mỹ cho biết ở Shangri-La lần này, đại diện rất nhiều nước khu vực bày tỏ mong muốn Washington phản ứng mạnh mẽ với các hành vi khiêu khích của Trung Quốc.
Đăng nhận xét