Tôi có một anh bạn người Pháp, là nghiên cứu sinh tại Việt Nam và thường xuyên đến lớp tôi nghe giảng. Trong một lần, chúng tôi tổ chức đi liên hoan. Sau khi ăn uống xong, con gái đều đi ra ngoài lấy xe, trong khi đó, đám con trai ở trong cứ loay hoay chia tiền để trả.
Vì số tiền cho buổi liên hoan hơi "nặng đô" nên mọi người gộp vào vẫn còn thiếu. Vậy là anh bạn nước ngoài đã nhanh nhẹn chạy ra chỗ để xe để gọi chúng tôi "Các em góp tiền thanh toán liên hoan" khiến mấy đứa con gái không khỏi ngỡ ngàng.
Trước hành động của anh bạn người Pháp, mấy đứa con gái chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa xấu hổ. Mặc dù không có thói quen chia tiền khi đi cùng nhóm bạn trai nhưng hôm ấy, mấy đứa con gái cũng đành phải rút ví "share" tiền cùng mọi người.
Tối hôm đó, vừa về đến nhà, mấy đứa con gái chúng tôi đã lên facebook nói xấu "lão người Pháp". Rồi dùng những câu chữ không được lịch sự lắm để bình luận về sự "ki bo", "chi li từng đồng" của anh chàng đến từ đất nước được đánh giá là đàn ông ga lăng nhất.
Sau hôm đó, chúng tôi vẫn trò chuyện với anh bạn kia bình thường nhưng đứa nào cũng tỏ thói độ không vui. Bắt được "bệnh" của nhóm con gái, anh lại mời cả bọn đi ăn sữa chua và bảo "Có chuyện muốn nhờ bọn em tư vấn".
Trước khi chúng tôi gọi món, anh đi luôn vào vấn đề: "Hôm nay anh mời mọi người đi ăn cho vui. Sắp tới anh trở về Pháp rồi nên chắc chúng ta không còn cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với nhau như thế này nữa. Anh 'mời' tức là anh là người chủ trì, người đứng ra trả tiền, chứ không phải là người 'rủ'- là ẩn ý yêu cầu mọi người "campuchia". Vì thế nên hôm nay các em cứ thoải mái đi nhé! Hết bao nhiêu... anh lo".
Và trong bữa ăn uống vui vẻ đó, anh đã kể cho chúng tôi nghe về rất nhiều chuyện về sự khác biệt giữa văn hóa của người Việt và người Pháp.
Anh bảo rằng, người Pháp rất ga lăng, lãng mạn nhưng họ cũng là những người rất sòng phẳng. Trong tất cả cuộc liên hoan, ăn uống, dù nam hay nữ, dù trẻ hay già thì họ đều 'campuchia' hết. Và khi được mời đến nhà ăn, họ cũng sẽ chuẩn bị một vài món ăn để đến nhà góp vui với mọi người, chứ không ai đến ăn mà đi tay không cả.
Anh cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì không hiểu tại sao, người Việt lại có nét "văn hóa" rất đặc trưng mà dường như nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người... đó là trong tất cả các cuộc hẹn, cuộc liên hoan ăn uống, con trai phải là người trả tiền?
Rồi anh đưa ra những lý lẽ, phân tích rằng, đất nước các bạn đang bảo vệ quyền cho nữ giới, lúc nào cũng kêu gọi bình quyền, bình đẳng. Trong khi đó, không bao giờ kêu gọi sự bình quyền cho đấng mày râu, đó là trong chuyện hẹn hò, đi ăn, thậm chí là liên hoan linh đình... thì con trai luôn phải là người rút hầu bao, còn con gái thì khoanh tay đứng đợi đối phương thanh toán.
Anh còn chỉ ra rằng, con gái Việt Nam bây giờ năng động, kiếm tiền đâu có thua kém đàn ông mà sao vẫn giữ cái văn hóa "kibo" như vậy? Đã là đi ăn thì mình no, đối phương cũng no... vậy sao lại để cái ví mình "căng" mà ví đối phương phải "đói"? Trong khi đó, con trai/đàn ông Việt Nam họ còn phải có trách nhiệm với gia đình nặng nề hơn. Họ phải đội lên đầu nào là "công ơn sinh thành của cha mẹ", nào là trách nhiệm làm chồng, làm cha, làm người đàn ông trụ cột của gia đình...?
Anh còn hóm hỉnh nói: "Anh thấy buồn cười nhất là mấy cô hot girl Việt (có lẽ do các cô ấy vừa xinh đẹp, vừa ăn mặc sành điệu nên anh nhầm hot girl) đi hẹn hò với bạn trai mà sao ăn như bố mẹ để đói cả tuần ấy! Vừa vào quán đã gọi hết món này đến món khác, ăn như chưa bao giờ được ăn món ngon vậy. Thế nhưng khi bạn trai không đủ tiền để trả thì lại lên mạng nói xấu người ta làm mất mặt đàn ông".
"Còn anh, nếu ở trường hợp đó, anh lại thấy chẳng mất mặt "đàn ông" tẹo nào mà chính cô kia mới khiến cánh "đàn bà" mất mặt khi đi ăn mà chẳng ý nhị gì, ăn gì mà cứ như bị bỏ đói lâu ngày ấy".
Rồi anh lại mang câu chuyện "hẹn hò có 100k" ra để châm chọc phụ nữ. Anh kể rằng, ngày trước, anh có mến một cô gái Việt Nam. Cô bé ấy xinh đẹp, sành điệu và cũng là con nhà giàu có.
Lần đầu tiên, anh hẹn cô ấy ở một nhà hàng sang trọng ở phố cổ. Anh đã đến sớm 20 phút để chuẩn bị cho cuộc hẹn được chu đáo. Và để được đẹp lòng người đẹp, anh đã nhờ anh phục vụ thắp cho anh hai ngọn nến tím để không gian thêm phần lãng mạn.
Thế nhưng khi nàng vừa đến... thì đi sau nàng là 5 cô gái cũng xinh đẹp, sành điệu không kém. Cô nào cũng trang điểm cầu kỳ, mặc váy bó sát, khoe chân dài miên man và ba vòng "chắc nịch". Thế nhưng, 5 vị khách "không được mời" lại còn tỏ ra mình rất "chảnh" và quát tháo phục vụ: "Sao thấy khách đến mà không xếp ghế cho khách?". Anh phục vụ nhìn anh ái ngại rồi kéo 5 chiếc ghế nhỏ bên cạnh để "phục vụ" 5 cô gái đó.
Chẳng chờ anh nói gì, đối phương của anh liến thoắng giới thiệu bạn bè, rồi cầm menu đưa cho bạn bảo: "Các cậu ăn gì cứ gọi đi nhé!". Các cô gái thay nhau gọi oang oang: "Cua sốt me"; "Tôm cuộn khoai tây"; "Gà muối"; "Gỏi cá hồi"... Rồi anh lịch thiệp lấy menu, đưa cho cô gái mình hẹn hò bảo: "Thế em ăn gì, cứ gọi thoải mái đi nhé!". Tuy nhiên, đối phương của anh lại rất khiêm tốn: "Cho em đĩa su su xào anh nhé!"...
Trong bữa ăn, "khách không mời" cứ nhồm nhoàm ăn, để anh và đối phương tự nhiên trò chuyện. Đối phương cũng tỏ ra ý nhị nên ăn rất ít, thi thoảng lại nhìn anh tình tứ và mỉm cười làm duyên.
Sau bữa ăn thịnh soạn, anh gọi phục vụ lại bảo: "tính tiền hộ tôi hai bát súp, đĩa su su, đĩa sườn nướng và chai rượu vang tôi đã gọi nhé!". Thấy vậy, mấy cô bạn của đối phương ngạc nhiên trong sự thảng thốt... Anh mỉm cười bảo với phục vụ: "Tôi mời cô gái này đi ăn (đưa tay về phía cô gái được hẹn hò), còn 5 cô gái này ở đâu đến xin ngồi chung bàn. Anh tính tiền hộ các cô ấy những món các cô ấy gọi nhé!".
Trả tiền xong, cô gái được hẹn hò mặt đơ cứng, còn 5 cô gái còn lại thì nhìn anh bằng đôi mắt hình viên đạn. Một cô trong số 5 "khách không mời" chỉ trích: "Tao tưởng Tây thế nào? Hóa ra không bằng thằng đi Dream ở Việt Nam".
À, thì ra, các cô gái ấy nghĩ người Tây là ai cũng giàu có, cũng ga lăng, chiều chuộng phụ nữ. "Thật ra là họ cũng giàu thật... nhưng họ giàu là nhờ họ biết chăm chỉ làm ăn và biết trân trọng đồng tiền của mình, không phân phát tiền của cho những kẻ không quen biết thích "đào mỏ" - anh lý giải.
Nói đến đây, anh người Pháp cười chua chát: "Sau đêm hôm ấy, anh được cô bạn kia bê tên lên facebook, kèm số điện thoại của anh cho thiên hạ chỉ trích". Tuy nhiên, khi anh vào đọc comment thì chỉ thấy 5 cô gái còn lại vào bình luận và không tiếc lời rủa anh "Thằng Tây ki bo".
Thế đấy! Con gái Việt Nam lạ lùng vậy đấy! Đi ăn uống thì cứ "ủy thác" cho con trai tính tiền, đi hẹn hò thì một mình ăn sợ no quá nên rủ thêm chúng bạn "ăn cùng cho vui". "Nhưng anh nghĩ, nếu một người con gái cũng có tình cảm thật với mình thì họ sẽ không bao giờ "lấy miếng ăn để đo lòng người như vậy!".
Gần tan buổi liên hoan sữa chua, anh bạn tôi kết luận: "Anh nghĩ ở đất nước nào cũng vậy, con người sống cần tôn trọng nhau. Bạn bè lúc này khó khăn, lúc kia hoạn nạn nên mọi người cần san sẻ cho nhau, kể cả chuyện nhỏ nhặt nhất như bữa ăn trưa, cốc trà đá.
Còn khi đã bắt đầu mối quan hệ lớn hơn bạn bè thì cũng phải ý nhị, tinh tế... chứ không nên rủ cả đống bạn đi ăn uống như thuồng luồng để "đo ví" bạn trai. Như vậy thì họ chỉ có một lần và mãi mãi, sợ hãi không dám quay đầu nhìn lại lần thứ hai đâu!".
Vì số tiền cho buổi liên hoan hơi "nặng đô" nên mọi người gộp vào vẫn còn thiếu. Vậy là anh bạn nước ngoài đã nhanh nhẹn chạy ra chỗ để xe để gọi chúng tôi "Các em góp tiền thanh toán liên hoan" khiến mấy đứa con gái không khỏi ngỡ ngàng.
Trước hành động của anh bạn người Pháp, mấy đứa con gái chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa xấu hổ. Mặc dù không có thói quen chia tiền khi đi cùng nhóm bạn trai nhưng hôm ấy, mấy đứa con gái cũng đành phải rút ví "share" tiền cùng mọi người.
Tối hôm đó, vừa về đến nhà, mấy đứa con gái chúng tôi đã lên facebook nói xấu "lão người Pháp". Rồi dùng những câu chữ không được lịch sự lắm để bình luận về sự "ki bo", "chi li từng đồng" của anh chàng đến từ đất nước được đánh giá là đàn ông ga lăng nhất.
Sau hôm đó, chúng tôi vẫn trò chuyện với anh bạn kia bình thường nhưng đứa nào cũng tỏ thói độ không vui. Bắt được "bệnh" của nhóm con gái, anh lại mời cả bọn đi ăn sữa chua và bảo "Có chuyện muốn nhờ bọn em tư vấn".
Trước khi chúng tôi gọi món, anh đi luôn vào vấn đề: "Hôm nay anh mời mọi người đi ăn cho vui. Sắp tới anh trở về Pháp rồi nên chắc chúng ta không còn cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với nhau như thế này nữa. Anh 'mời' tức là anh là người chủ trì, người đứng ra trả tiền, chứ không phải là người 'rủ'- là ẩn ý yêu cầu mọi người "campuchia". Vì thế nên hôm nay các em cứ thoải mái đi nhé! Hết bao nhiêu... anh lo".
Và trong bữa ăn uống vui vẻ đó, anh đã kể cho chúng tôi nghe về rất nhiều chuyện về sự khác biệt giữa văn hóa của người Việt và người Pháp.
Anh bảo rằng, người Pháp rất ga lăng, lãng mạn nhưng họ cũng là những người rất sòng phẳng. Trong tất cả cuộc liên hoan, ăn uống, dù nam hay nữ, dù trẻ hay già thì họ đều 'campuchia' hết. Và khi được mời đến nhà ăn, họ cũng sẽ chuẩn bị một vài món ăn để đến nhà góp vui với mọi người, chứ không ai đến ăn mà đi tay không cả.
Anh cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì không hiểu tại sao, người Việt lại có nét "văn hóa" rất đặc trưng mà dường như nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người... đó là trong tất cả các cuộc hẹn, cuộc liên hoan ăn uống, con trai phải là người trả tiền?
Rồi anh đưa ra những lý lẽ, phân tích rằng, đất nước các bạn đang bảo vệ quyền cho nữ giới, lúc nào cũng kêu gọi bình quyền, bình đẳng. Trong khi đó, không bao giờ kêu gọi sự bình quyền cho đấng mày râu, đó là trong chuyện hẹn hò, đi ăn, thậm chí là liên hoan linh đình... thì con trai luôn phải là người rút hầu bao, còn con gái thì khoanh tay đứng đợi đối phương thanh toán.
Anh còn chỉ ra rằng, con gái Việt Nam bây giờ năng động, kiếm tiền đâu có thua kém đàn ông mà sao vẫn giữ cái văn hóa "kibo" như vậy? Đã là đi ăn thì mình no, đối phương cũng no... vậy sao lại để cái ví mình "căng" mà ví đối phương phải "đói"? Trong khi đó, con trai/đàn ông Việt Nam họ còn phải có trách nhiệm với gia đình nặng nề hơn. Họ phải đội lên đầu nào là "công ơn sinh thành của cha mẹ", nào là trách nhiệm làm chồng, làm cha, làm người đàn ông trụ cột của gia đình...?
Anh còn hóm hỉnh nói: "Anh thấy buồn cười nhất là mấy cô hot girl Việt (có lẽ do các cô ấy vừa xinh đẹp, vừa ăn mặc sành điệu nên anh nhầm hot girl) đi hẹn hò với bạn trai mà sao ăn như bố mẹ để đói cả tuần ấy! Vừa vào quán đã gọi hết món này đến món khác, ăn như chưa bao giờ được ăn món ngon vậy. Thế nhưng khi bạn trai không đủ tiền để trả thì lại lên mạng nói xấu người ta làm mất mặt đàn ông".
Anh bạn tôi đã khiến 5 cô bạn thân của đối phương phải bẽ mặt vì không mời mà đến (Ảnh minh họa)
"Còn anh, nếu ở trường hợp đó, anh lại thấy chẳng mất mặt "đàn ông" tẹo nào mà chính cô kia mới khiến cánh "đàn bà" mất mặt khi đi ăn mà chẳng ý nhị gì, ăn gì mà cứ như bị bỏ đói lâu ngày ấy".
Rồi anh lại mang câu chuyện "hẹn hò có 100k" ra để châm chọc phụ nữ. Anh kể rằng, ngày trước, anh có mến một cô gái Việt Nam. Cô bé ấy xinh đẹp, sành điệu và cũng là con nhà giàu có.
Lần đầu tiên, anh hẹn cô ấy ở một nhà hàng sang trọng ở phố cổ. Anh đã đến sớm 20 phút để chuẩn bị cho cuộc hẹn được chu đáo. Và để được đẹp lòng người đẹp, anh đã nhờ anh phục vụ thắp cho anh hai ngọn nến tím để không gian thêm phần lãng mạn.
Thế nhưng khi nàng vừa đến... thì đi sau nàng là 5 cô gái cũng xinh đẹp, sành điệu không kém. Cô nào cũng trang điểm cầu kỳ, mặc váy bó sát, khoe chân dài miên man và ba vòng "chắc nịch". Thế nhưng, 5 vị khách "không được mời" lại còn tỏ ra mình rất "chảnh" và quát tháo phục vụ: "Sao thấy khách đến mà không xếp ghế cho khách?". Anh phục vụ nhìn anh ái ngại rồi kéo 5 chiếc ghế nhỏ bên cạnh để "phục vụ" 5 cô gái đó.
Chẳng chờ anh nói gì, đối phương của anh liến thoắng giới thiệu bạn bè, rồi cầm menu đưa cho bạn bảo: "Các cậu ăn gì cứ gọi đi nhé!". Các cô gái thay nhau gọi oang oang: "Cua sốt me"; "Tôm cuộn khoai tây"; "Gà muối"; "Gỏi cá hồi"... Rồi anh lịch thiệp lấy menu, đưa cho cô gái mình hẹn hò bảo: "Thế em ăn gì, cứ gọi thoải mái đi nhé!". Tuy nhiên, đối phương của anh lại rất khiêm tốn: "Cho em đĩa su su xào anh nhé!"...
Trong bữa ăn, "khách không mời" cứ nhồm nhoàm ăn, để anh và đối phương tự nhiên trò chuyện. Đối phương cũng tỏ ra ý nhị nên ăn rất ít, thi thoảng lại nhìn anh tình tứ và mỉm cười làm duyên.
Sau bữa ăn thịnh soạn, anh gọi phục vụ lại bảo: "tính tiền hộ tôi hai bát súp, đĩa su su, đĩa sườn nướng và chai rượu vang tôi đã gọi nhé!". Thấy vậy, mấy cô bạn của đối phương ngạc nhiên trong sự thảng thốt... Anh mỉm cười bảo với phục vụ: "Tôi mời cô gái này đi ăn (đưa tay về phía cô gái được hẹn hò), còn 5 cô gái này ở đâu đến xin ngồi chung bàn. Anh tính tiền hộ các cô ấy những món các cô ấy gọi nhé!".
Trả tiền xong, cô gái được hẹn hò mặt đơ cứng, còn 5 cô gái còn lại thì nhìn anh bằng đôi mắt hình viên đạn. Một cô trong số 5 "khách không mời" chỉ trích: "Tao tưởng Tây thế nào? Hóa ra không bằng thằng đi Dream ở Việt Nam".
À, thì ra, các cô gái ấy nghĩ người Tây là ai cũng giàu có, cũng ga lăng, chiều chuộng phụ nữ. "Thật ra là họ cũng giàu thật... nhưng họ giàu là nhờ họ biết chăm chỉ làm ăn và biết trân trọng đồng tiền của mình, không phân phát tiền của cho những kẻ không quen biết thích "đào mỏ" - anh lý giải.
Nói đến đây, anh người Pháp cười chua chát: "Sau đêm hôm ấy, anh được cô bạn kia bê tên lên facebook, kèm số điện thoại của anh cho thiên hạ chỉ trích". Tuy nhiên, khi anh vào đọc comment thì chỉ thấy 5 cô gái còn lại vào bình luận và không tiếc lời rủa anh "Thằng Tây ki bo".
Thế đấy! Con gái Việt Nam lạ lùng vậy đấy! Đi ăn uống thì cứ "ủy thác" cho con trai tính tiền, đi hẹn hò thì một mình ăn sợ no quá nên rủ thêm chúng bạn "ăn cùng cho vui". "Nhưng anh nghĩ, nếu một người con gái cũng có tình cảm thật với mình thì họ sẽ không bao giờ "lấy miếng ăn để đo lòng người như vậy!".
Gần tan buổi liên hoan sữa chua, anh bạn tôi kết luận: "Anh nghĩ ở đất nước nào cũng vậy, con người sống cần tôn trọng nhau. Bạn bè lúc này khó khăn, lúc kia hoạn nạn nên mọi người cần san sẻ cho nhau, kể cả chuyện nhỏ nhặt nhất như bữa ăn trưa, cốc trà đá.
Còn khi đã bắt đầu mối quan hệ lớn hơn bạn bè thì cũng phải ý nhị, tinh tế... chứ không nên rủ cả đống bạn đi ăn uống như thuồng luồng để "đo ví" bạn trai. Như vậy thì họ chỉ có một lần và mãi mãi, sợ hãi không dám quay đầu nhìn lại lần thứ hai đâu!".
إرسال تعليق