Sau vụ tấm biển “Không biết đường, đừng hỏi” hay “Hỏi đường 2 phút 10 nghìn” xuất hiện ở Hà Nội, bạn Khánh Linh chia sẻ bài viết với ngụ ý cho rằng nên chuyển hai từ "thanh lịch" của người dân ở thủ đô sang cho người Sài Gòn.
Không nói xuông mà Khánh Linh, thành viên mạng xã hội Vitalk đã đưa dẫn chứng cụ thể với lý lẽ khá thuyết phục nhiều người. Nội dung như sau:
Tôi không sinh ra ở Hà Nội và cũng chẳng phải là con của Sài thành. Chỉ là người đã từng sống và được trải nghiệm một thời gian ở cả 2 miền đất này. Suy cho cùng ở đâu cũng có những cái xấu cái tốt. Ví như Sài Gòn thì cướp giật, lừa đảo đầy đường, người dân luôn phải cảnh giác cao độ. Hà Nội hiếm hoi hơn, nhưng những bức ảnh này thật sự đáng suy ngẫm.
Người Hà Nội vốn vẫn được dùng với 2 từ "thanh lịch". Thế nhưng những năm gần đây, tôi rằng sự thanh lịch ấy nên được chuyển dùng cho người Sài Gòn thì đúng hơn.
Người Hà Nội: "Không biết đường đừng hỏi". Tấm biển được dựng ngay ở vỉa hè đường Đại Cồ Việt.
Cách đây không lâu tấm biển này cũng khiến người ta phải ngớ người vì phí hỏi đường ở Hà Nội " Hỏi gì 2 phút = 10 nghìn”.
Ở Hà Nội, có những kiểu phục vụ "không cần khách". Khách chỉ cần đòi hỏi một chút ví như không cho hành lá, cho thêm rau, hay xin tép chanh thì sẽ bị hầm hừ, hoặc quát mắng tơi tả.
Còn đây là cách phục vụ ở Sài Gòn khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
Ở Sài Gòn, cho dù bạn ăn ở một nhà hàng sang trọng hay đi ăn ở vỉa hè, tô phở chỉ 15, 18.000 ngàn đồng thì vẫn được chào đón niềm nở. Chủ cửa hàng có khi còn hỏi bạn cần thâm rau trụng hay rau sống, ăn thêm ớt không... Bởi với họ "khách hàng là thượng đế", không cần biết bạn giàu hay nghèo, ăn mặc bình dân hay sang trọng miễn là bạn là khách của họ. Uy tín là trên hết.
Tấm bảng hướng dẫn đường đến bệnh viên Từ Dũ rất chi tiết cụ thể. Thay vì phải hỏi đường, chỉ cần nhìn vào chỉ dẫn kia du khách hoặc người từ nơi xa đến có thể dễ dàng tìm được đường đi mà không cần phải băn khoăn.
Tôi có cô bạn vào Sài Gòn, cô luôn hứng thú mỗi khi khoe về người Sài Gòn đối với bạn bè, đã vài lần phải hỏi đường vì chưa thạo nhưng đều được người đi đường hướng dẫn rất nhiệt tình, thậm chí có người thấy cô bé ngơ ngác không hiểu còn dẫn đi 1 đoạn nữa.
Ở Sài Gòn, có lẽ người dân đã quá quen thuộc với những biển hiệu đầy ắp tình người thế này. Bức hình này được chụp tại góc đường giao giữa Cống Quỳnh và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), gần bệnh viện Từ Dũ.
Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi.
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng,… nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường.
Nhiều người đồng tình với quan điểm của bạn Khánh Linh trong bài viết này.
Long Thần Đèn viết: "Tôi là người ngoài Bắc cũng mới được đi vào Sài Gòn chơi cái ấn tượng ban đầu đó là cách phục vụ của những nơi tôi đến thật sự rất mến khách".
Phạm Việt Ngữ MrSpecial cho biết: "Tôi là người miền Nam, cũng đã từng bị chặt chém kiểu 'cháo chửi' đó. Tôi không muốn trở lại HN lần thứ 2 và luôn đặt câu hỏi trong đầu, cái văn hóa 'cơm hành, cháo chửi' đó có từ đâu, và hiện tại vẫn còn 1 quán cháo chửi nổi tiếng ở HN. Đến đó mà bạn không bị chửi là ăn không ngon".
Song song đó, cũng có người cho rằng bên trên chỉ vài trường hợp đơn cử. Ở Hà Nội vẫn còn có nhiều người dân thanh lịch và sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn khi cần.
Bạn Luu Na phản bác lại bài viết của Khánh Linh: "Lấy những ví dụ xấu ra để so với ví dụ tốt, rồi quy kết con người cả 1 thành phố thế này thế nọ. Nói thẳng ra là cái thành phố của bạn, bạn có khi còn chưa đi hết được, chưa biết tường tận, mà chỉ thấy thành phố kia có cái xấu đã vội bô bô cái mồm là nó xấu hơn mình. Tôi cũng từng vào TP.HCM và thấy mọi thứ tốt, nhưng cũng bị chém 20k cho 30 phút ngồi net đây. Nhưng tôi cũng chả vì thế mà nghĩ TP HCM xấu bao giờ. Đừng vì 1, 2 người xấu mà mở mồm ra nói cả 1 thành phố".
"Hà Nội hay TP.HCM đều có người xấu, người tốt. Ở Hà Nội, mình đi ăn phục vụ cũng tốt, dạ vâng thưa gửi đó chứ. Hỏi đường thì có người đang đứng trong nhà còn tận tình chạy ra chỉ cho. Mình vào TP.HCM công tác rùi, taxi thì cố tình đi vòng, trả tiền xong, còn đứng đó đòi thêm tiền bo nữa chứ. Mình không cho thì sưng xỉa mặt lên. Mình không có thói quen bo cho người khác, vì suy cho cùng đồng tiền kiếm không phải dễ dàng, mình trả đầy đủ là được rồi",Van Nguyen chia sẻ.
Không nói xuông mà Khánh Linh, thành viên mạng xã hội Vitalk đã đưa dẫn chứng cụ thể với lý lẽ khá thuyết phục nhiều người. Nội dung như sau:
Tôi không sinh ra ở Hà Nội và cũng chẳng phải là con của Sài thành. Chỉ là người đã từng sống và được trải nghiệm một thời gian ở cả 2 miền đất này. Suy cho cùng ở đâu cũng có những cái xấu cái tốt. Ví như Sài Gòn thì cướp giật, lừa đảo đầy đường, người dân luôn phải cảnh giác cao độ. Hà Nội hiếm hoi hơn, nhưng những bức ảnh này thật sự đáng suy ngẫm.
Người Hà Nội vốn vẫn được dùng với 2 từ "thanh lịch". Thế nhưng những năm gần đây, tôi rằng sự thanh lịch ấy nên được chuyển dùng cho người Sài Gòn thì đúng hơn.
Người Hà Nội: "Không biết đường đừng hỏi". Tấm biển được dựng ngay ở vỉa hè đường Đại Cồ Việt.
Cách đây không lâu tấm biển này cũng khiến người ta phải ngớ người vì phí hỏi đường ở Hà Nội " Hỏi gì 2 phút = 10 nghìn”.
Ở Hà Nội, có những kiểu phục vụ "không cần khách". Khách chỉ cần đòi hỏi một chút ví như không cho hành lá, cho thêm rau, hay xin tép chanh thì sẽ bị hầm hừ, hoặc quát mắng tơi tả.
Còn đây là cách phục vụ ở Sài Gòn khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
Ở Sài Gòn, cho dù bạn ăn ở một nhà hàng sang trọng hay đi ăn ở vỉa hè, tô phở chỉ 15, 18.000 ngàn đồng thì vẫn được chào đón niềm nở. Chủ cửa hàng có khi còn hỏi bạn cần thâm rau trụng hay rau sống, ăn thêm ớt không... Bởi với họ "khách hàng là thượng đế", không cần biết bạn giàu hay nghèo, ăn mặc bình dân hay sang trọng miễn là bạn là khách của họ. Uy tín là trên hết.
Tấm bảng hướng dẫn đường đến bệnh viên Từ Dũ rất chi tiết cụ thể. Thay vì phải hỏi đường, chỉ cần nhìn vào chỉ dẫn kia du khách hoặc người từ nơi xa đến có thể dễ dàng tìm được đường đi mà không cần phải băn khoăn.
Tôi có cô bạn vào Sài Gòn, cô luôn hứng thú mỗi khi khoe về người Sài Gòn đối với bạn bè, đã vài lần phải hỏi đường vì chưa thạo nhưng đều được người đi đường hướng dẫn rất nhiệt tình, thậm chí có người thấy cô bé ngơ ngác không hiểu còn dẫn đi 1 đoạn nữa.
Ở Sài Gòn, có lẽ người dân đã quá quen thuộc với những biển hiệu đầy ắp tình người thế này. Bức hình này được chụp tại góc đường giao giữa Cống Quỳnh và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), gần bệnh viện Từ Dũ.
Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi.
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng,… nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường.
Nhiều người đồng tình với quan điểm của bạn Khánh Linh trong bài viết này.
Long Thần Đèn viết: "Tôi là người ngoài Bắc cũng mới được đi vào Sài Gòn chơi cái ấn tượng ban đầu đó là cách phục vụ của những nơi tôi đến thật sự rất mến khách".
Phạm Việt Ngữ MrSpecial cho biết: "Tôi là người miền Nam, cũng đã từng bị chặt chém kiểu 'cháo chửi' đó. Tôi không muốn trở lại HN lần thứ 2 và luôn đặt câu hỏi trong đầu, cái văn hóa 'cơm hành, cháo chửi' đó có từ đâu, và hiện tại vẫn còn 1 quán cháo chửi nổi tiếng ở HN. Đến đó mà bạn không bị chửi là ăn không ngon".
Song song đó, cũng có người cho rằng bên trên chỉ vài trường hợp đơn cử. Ở Hà Nội vẫn còn có nhiều người dân thanh lịch và sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn khi cần.
Bạn Luu Na phản bác lại bài viết của Khánh Linh: "Lấy những ví dụ xấu ra để so với ví dụ tốt, rồi quy kết con người cả 1 thành phố thế này thế nọ. Nói thẳng ra là cái thành phố của bạn, bạn có khi còn chưa đi hết được, chưa biết tường tận, mà chỉ thấy thành phố kia có cái xấu đã vội bô bô cái mồm là nó xấu hơn mình. Tôi cũng từng vào TP.HCM và thấy mọi thứ tốt, nhưng cũng bị chém 20k cho 30 phút ngồi net đây. Nhưng tôi cũng chả vì thế mà nghĩ TP HCM xấu bao giờ. Đừng vì 1, 2 người xấu mà mở mồm ra nói cả 1 thành phố".
"Hà Nội hay TP.HCM đều có người xấu, người tốt. Ở Hà Nội, mình đi ăn phục vụ cũng tốt, dạ vâng thưa gửi đó chứ. Hỏi đường thì có người đang đứng trong nhà còn tận tình chạy ra chỉ cho. Mình vào TP.HCM công tác rùi, taxi thì cố tình đi vòng, trả tiền xong, còn đứng đó đòi thêm tiền bo nữa chứ. Mình không cho thì sưng xỉa mặt lên. Mình không có thói quen bo cho người khác, vì suy cho cùng đồng tiền kiếm không phải dễ dàng, mình trả đầy đủ là được rồi",Van Nguyen chia sẻ.
إرسال تعليق