Hồi tháng 7 năm nay, tôi được dịp sang nước Úc để tham dự một hội thảo quốc tế. Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân đến đến một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao. Nhưng điều khiến tôi luôn cảm thấy bất ngờ không phải là những căn nhà chọc trời, những thành phố rộng lớn, mà chính là sự tử tế của người dân bản địa.
Là một người học về văn hóa, nên hễ đi đến một vùng đất xa lạ, tôi lại càng thích quan sát, so sánh tất tần tật sự khác nhau giữa nước bạn và nước ta. Cuộc sống của người Úc cũng như bao quốc gia công nghiệp dịch vụ khác trên thế giới, luôn tất tả bận rộn. Họ lúc nào cũng rảo bước thật nhanh trên từng con phố, tay cầm điện thoại liên tục nhận cuộc gọi của đồng nghiệp, đối tác. Nói thật, lúc mới tiếp xúc tôi thấy họ thật lạnh lùng, vô cảm. Họ hầu như chẳng để ý đến cuộc sống của mọi người xung quanh, lên xe điện thì chuyện ai nấy làm, người nào đi một mình thì ngồi 1 góc, cắm tai nghe nhạc, đến nơi thì lẳng lặng đi xuống.
Nhưng, họ chính là những con người tử tế nhất mà tôi từng gặp. Không ít lần đi đường, do mải mê sử dụng điện thoại mà tôi đã va vào họ. Chưa kịp phản ứng gì thì chính họ lại thốt nên câu: “I’m sorry” (Tôi xin lỗi) trước khi tôi kịp mở lời. Không ít lần tôi loay hoay trên bến xe điện để tìm đường đi, nhìn thấy sự lúng túng của tôi, họ ngay lập tức tiến đến hỏi thăm và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Ngay cả khi tham dự hội thảo, bất kể tôi điền tên vào phiếu tham dự hay có ý kiến góp ý gì đi nữa thì câu đầu tiên mà họ nói với tôi cũng sẽ là “Thank you” kèm theo một nụ cười thật tươi. Tôi hỏi thật nếu các bạn trong tình huống đó các bạn có cảm thấy vui hay không?
Sau bao ngày quan sát, phân tích và băn khoăn, tôi quyết định sẽ đem những điều mình học được từ con người nước Úc về áp dụng tại Việt Nam. Những ngày đầu về nước, tôi tập cho mình thói quen nói lời cảm ơn với những ai giúp đỡ mình; và thói quen nhận lỗi khi mình mình phạm lỗi lầm dù những việc rất nhỏ.
Kết quả tôi nhận được vượt xa những gì tôi tưởng tượng. Tôi còn nhớ nụ cười của chị nhân viên cân hàng siêu thị, niềm vui của bác bảo vệ, sự vui vẻ của chị lao công khi tôi nói lời cảm ơn. Tôi nhận ra được sự hài lòng của các đối tác, sự thông cảm của khách hàng khi tôi nói lời xin lỗi vì đã chậm trễ hay sai sót trong công việc. Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn. Tôi cũng chợt nhận ra rằng việc sống có trách nhiệm với nhau, sống tử tế giữa người với người là một điều mà bấy lâu nay tôi đã vô tình không để ý. Xung quanh chúng ta, hằng ngày, hằng giờ đều có những con người luôn âm thầm tận tụy giúp đỡ ta; hoặc có đôi lúc chúng ta phạm lỗi với người khác nhưng chúng ta lại quên mất đi bài học đạo đức cơ bản nhất, đó chính là lời cảm ơn và xin lỗi.
Tôi thật sự cảm ơn những người bạn Úc đã giúp tôi tìm thấy được sự tử tế trong mình. Tử tế không phải là những điều lớn lao, vĩ mô. Tử tế chính là những điều nhỏ nhoi mà chúng ta đã biết nhưng đã quên sử dụng nó. Bạn hãy thử mà xem, tôi tin chắc nó sẽ khiến cuộc sống của chúng ta sẽ thật sự thay đổi.
Tử tế đến từ sự chân thành, lời cảm ơn và câu xin lỗi… Đó là câu chuyện của tôi, còn theo bạn, tử tế là gì?
Ảnh: cảm ơn và xin lỗi làm cuộc sống của mình đẹp hơn (nguồn: internet)
Là một người học về văn hóa, nên hễ đi đến một vùng đất xa lạ, tôi lại càng thích quan sát, so sánh tất tần tật sự khác nhau giữa nước bạn và nước ta. Cuộc sống của người Úc cũng như bao quốc gia công nghiệp dịch vụ khác trên thế giới, luôn tất tả bận rộn. Họ lúc nào cũng rảo bước thật nhanh trên từng con phố, tay cầm điện thoại liên tục nhận cuộc gọi của đồng nghiệp, đối tác. Nói thật, lúc mới tiếp xúc tôi thấy họ thật lạnh lùng, vô cảm. Họ hầu như chẳng để ý đến cuộc sống của mọi người xung quanh, lên xe điện thì chuyện ai nấy làm, người nào đi một mình thì ngồi 1 góc, cắm tai nghe nhạc, đến nơi thì lẳng lặng đi xuống.
Nhưng, họ chính là những con người tử tế nhất mà tôi từng gặp. Không ít lần đi đường, do mải mê sử dụng điện thoại mà tôi đã va vào họ. Chưa kịp phản ứng gì thì chính họ lại thốt nên câu: “I’m sorry” (Tôi xin lỗi) trước khi tôi kịp mở lời. Không ít lần tôi loay hoay trên bến xe điện để tìm đường đi, nhìn thấy sự lúng túng của tôi, họ ngay lập tức tiến đến hỏi thăm và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Ngay cả khi tham dự hội thảo, bất kể tôi điền tên vào phiếu tham dự hay có ý kiến góp ý gì đi nữa thì câu đầu tiên mà họ nói với tôi cũng sẽ là “Thank you” kèm theo một nụ cười thật tươi. Tôi hỏi thật nếu các bạn trong tình huống đó các bạn có cảm thấy vui hay không?
Sau bao ngày quan sát, phân tích và băn khoăn, tôi quyết định sẽ đem những điều mình học được từ con người nước Úc về áp dụng tại Việt Nam. Những ngày đầu về nước, tôi tập cho mình thói quen nói lời cảm ơn với những ai giúp đỡ mình; và thói quen nhận lỗi khi mình mình phạm lỗi lầm dù những việc rất nhỏ.
Kết quả tôi nhận được vượt xa những gì tôi tưởng tượng. Tôi còn nhớ nụ cười của chị nhân viên cân hàng siêu thị, niềm vui của bác bảo vệ, sự vui vẻ của chị lao công khi tôi nói lời cảm ơn. Tôi nhận ra được sự hài lòng của các đối tác, sự thông cảm của khách hàng khi tôi nói lời xin lỗi vì đã chậm trễ hay sai sót trong công việc. Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn. Tôi cũng chợt nhận ra rằng việc sống có trách nhiệm với nhau, sống tử tế giữa người với người là một điều mà bấy lâu nay tôi đã vô tình không để ý. Xung quanh chúng ta, hằng ngày, hằng giờ đều có những con người luôn âm thầm tận tụy giúp đỡ ta; hoặc có đôi lúc chúng ta phạm lỗi với người khác nhưng chúng ta lại quên mất đi bài học đạo đức cơ bản nhất, đó chính là lời cảm ơn và xin lỗi.
Tôi thật sự cảm ơn những người bạn Úc đã giúp tôi tìm thấy được sự tử tế trong mình. Tử tế không phải là những điều lớn lao, vĩ mô. Tử tế chính là những điều nhỏ nhoi mà chúng ta đã biết nhưng đã quên sử dụng nó. Bạn hãy thử mà xem, tôi tin chắc nó sẽ khiến cuộc sống của chúng ta sẽ thật sự thay đổi.
Tử tế đến từ sự chân thành, lời cảm ơn và câu xin lỗi… Đó là câu chuyện của tôi, còn theo bạn, tử tế là gì?
Anh Khang
Anh Khang
إرسال تعليق