Hội hoảng hốt vì bị tống vào trại giam cùng với những người đàn ông khác. Vì là người chuyển giới từ nam sang nữ, cô hiểu sự nguy hiểm của thân nữ nhi khi bị giam chung với những người đàn ông giang hồ, tội phạm. Nhưng khi thấy thân hình cường tráng của người đàn ông cùng phòng, bao sợ hãi tan biến vì nhục dục trỗi dậy. Cô xin quản giáo cho ở lại cùng phòng và có hành vi quấy rối người tù nam. Có lẽ, những chi tiết được nhấn mạnh trong trailer của phim “Để Hội Tính” (Để Mai Tính 2) đã tập trung vào ham muốn tình dục của người chuyển giới nữ, thậm chí cả những chi tiết hau háu nhìn người khác đi tiểu.
Bộ phim đã gây sự phản ứng khác nhau trong cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) và xã hội. Nhiều người phản đối cho rằng “Để Hội Tính” đã khắc sâu thêm kỳ thị với người chuyển giới, bằng cách hạ thấp nhân phẩm của họ để mua tiếng cười nơi người xem. Có người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người còn tuyên bố “trách nhiệm của nhà làm phim không phải là đi bào mòn phẩm giá người khác để thụ lợi nhuận” cho mình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng phim hài gây cười tuy nhạt nhẽo nhưng vô hại và những lên án gay gắt dành cho bộ phim là quá nặng. Tuy thừa nhận một số chi tiết “lố” nhưng những người này cho rằng nhân vật Hội dễ thương, sống vì lý tưởng, thành công trong xã hội, được công nhận và yêu thương. Nhiều người lên án những người phản đối phim, cho rằng “cộng đồng LGBT đã quá “nhạy cảm”, cứ động đến mình là nhảy dựng lên”.
Có lẽ, những ai đã từng trải qua cảm giác bị định kiến và kỳ thị mới hiểu sự “nhạy cảm” của những người thiểu số, yếu thế. Câu chuyện chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái được dùng làm khố của nhóm F Band đã gây lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng người Thái và những người hiểu và tôn trọng văn hóa Thái. Với nhiều người, khố chỉ là một mảnh vải che chỗ kín, có gì đâu mà làm quá vậy. Nhưng với người Thái nó hơn là một chiếc khăn đội đầu, mà còn có tính linh thiêng tộc người nên dùng làm khố là xúc phạm. Chỉ có người Thái mới cảm được nỗi đau đó, nên sự “nhạy cảm” của họ cũng có lý như sự “nhạy cảm” của người LGBT khi bị người khác cợt nhả về mình. Đây là điều dễ hiểu, giống như nếu Việt Nam bị mang ra làm trò cười, thì lúc đó không phải chỉ có người Thái, người LGBT, người khuyết tật, mà tất cả người Việt Nam đều bị cảm thấy xúc phạm. Đó là lý do tại sao khi người LGBT, người Thái hay bất kỳ ai lên tiếng đều cần phải lắng nghe.
Cũng có người cho rằng bạn có phải người chuyển giới đâu mà bạn lên tiếng. Có người chuyển giới cho rằng phim bình thường mà, họ có thấy bị xúc phạm đâu? Có lẽ, những người hiểu lẽ công bằng đều nghĩ rộng hơn cá nhân họ. Nếu là phụ nữ, họ sẽ thấy bị xúc phạm khi có ai đó cho rằng phụ nữ thích bị giam cùng đàn ông vì dục vọng. Nếu là đàn ông, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi cho rằng đàn ông thích nhìn người khác đái trong nhà vệ sinh. Dù là người chuyển giới, đàn ông, hay đàn bà khi đặt trong bối cảnh đó đều là xúc phạm họ.
Còn nhiều người chuyển giới không cảm thấy xúc phạm, có lẽ vì mỗi người cảm nhận thông điệp một cách khác nhau. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi một người đã bị kỳ thị và định kiến quá lâu, quá nhiều, họ thường tự định kiến bản thân mình, và cho rằng những hành vi “lố” đó là bình thường. Hơn nữa, định kiến được thể hiện rất tinh vi, nó không chỉ thô tục như những câu chửi thẳng vô mặt “pê đê DOG hay pê đê ô mô”. Những câu nói “dù là một người chuyển giới nhưng Hội vẫn dễ thương, sống vì lý tưởng, thành công trong xã hội, được công nhận và yêu thương” cũng thể hiện sự kỳ thị, vì nó ngầm định những người chuyển giới không được vậy, chỉ có Hội mới vậy.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn cần bàn là tự do sáng tác và trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ. Đã là người hoạt động nghệ thuật thì ai cũng khát khao được tự do sáng tác, cũng như người đồng tính, song tính và chuyển giới khát khao được tự do sống là chính mình, yêu người mình yêu và được người khác tôn trọng. Khát khao tự do sáng tác của người nghệ sĩ cũng như khát khao tự do kinh doanh của người doanh nhân. Nhưng chúng ta biết rằng, tự do kinh doanh không đồng nghĩa với quyền hủy hoại môi trường, bóc lột người lao động và hối lộ quan chức để giành được hợp đồng béo bở cho mình. Tương tự như vậy, tự do sáng tác không có nghĩa có quyền hủy hoại nhân phẩm của người khác, kích thích hận thù hoặc hạ thấp nhân phẩm của những nhóm thiểu số sắc tộc, tính dục hay tôn giáo.
Trên thế giới, nghệ sĩ được coi như tầng lớp tinh hoa của xã hội. Họ thường là những người đi trước, tác phẩm của họ gây tranh cãi vì nó phá vỡ những định kiến, khuôn mẫu, hay lối tư duy cũ chứ không phải vì nó cổ xúy cho sự bất bình đẳng, khắc sâu nỗi đau của những nhóm thiểu số thiệt thòi, hay mang người khác ra làm trò cười để thu lợi cho mình. Có lẽ, người nghệ sĩ Việt Nam cũng cần phải hướng theo những giá trị nhân văn và khoan dung đó, cũng giống như Thu Minh và Mỹ Linh đang bảo vệ môi trường và động vật hoang giã, như Hồ Ngọc Hà và Uyên Linh đã nói “Tôi Đồng Ý” với hôn nhân cho người đồng tính.
Phim “Để Hội Tính” có thể thành công về doanh thu, một phần vì những tranh luận ồn ào xung quanh nó. Nhưng điều quan trọng, ngày càng có nhiều người hiểu rằng mang nhân phẩm của người khác ra mua vui là vi phạm đạo đức và luân lý con người. Bảy năm trước đây có nhiều bài báo đã từng mang người đồng tính, song tính và chuyển giới ra để giật gân câu khách. Với sự dũng cảm của cộng đồng LGBT, sự ủng hộ của nhà báo, và trách nhiệm của nhà nước, những bài báo đó đã thưa dần và hầu như đã biến mất. Tiếc rằng, ngành điện ảnh vẫn đi sau khi còn coi đồng tính, chuyển giới là yếu tố câu khách gây cười.
Chắc chắn trong ê kíp sản xuất phim “Để Hội Tính” có người thuộc cộng đồng LGBT. Chắc chắn trong ê kíp đó có nhiều người ủng hộ sự bình đẳng và tôn trọng cộng đồng LGBT. Chắc chắn hơn nữa, trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí có nhiều người thuộc cộng đồng LGBT hoặc ủng hộ cộng đồng LGBT. Điều quan trọng, họ cần lên tiếng để không còn những tác phẩm lấy nhân phẩm của LGBT để gây cười câu khách. Cũng giống như khi mọi người lên án Yanbi tuyên bố “thế giới thứ 3 đang hủy hoại Việt Nam” đã giúp anh ấy về đúng chỗ của mình, lên tiếng với những sản phẩm mang đồng tính chuyển giới ra câu khách gây cươi cũng giúp thúc đẩy tiến bộ xã hội, và bình đẳng cho mọi người. Đừng để Hội Tính, bạn hãy tính!
Ảnh: một cảnh trong phim Để Hội Tính hay Để Mai Tính 2 (nguồn: internet)
Bộ phim đã gây sự phản ứng khác nhau trong cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) và xã hội. Nhiều người phản đối cho rằng “Để Hội Tính” đã khắc sâu thêm kỳ thị với người chuyển giới, bằng cách hạ thấp nhân phẩm của họ để mua tiếng cười nơi người xem. Có người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người còn tuyên bố “trách nhiệm của nhà làm phim không phải là đi bào mòn phẩm giá người khác để thụ lợi nhuận” cho mình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng phim hài gây cười tuy nhạt nhẽo nhưng vô hại và những lên án gay gắt dành cho bộ phim là quá nặng. Tuy thừa nhận một số chi tiết “lố” nhưng những người này cho rằng nhân vật Hội dễ thương, sống vì lý tưởng, thành công trong xã hội, được công nhận và yêu thương. Nhiều người lên án những người phản đối phim, cho rằng “cộng đồng LGBT đã quá “nhạy cảm”, cứ động đến mình là nhảy dựng lên”.
Có lẽ, những ai đã từng trải qua cảm giác bị định kiến và kỳ thị mới hiểu sự “nhạy cảm” của những người thiểu số, yếu thế. Câu chuyện chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái được dùng làm khố của nhóm F Band đã gây lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng người Thái và những người hiểu và tôn trọng văn hóa Thái. Với nhiều người, khố chỉ là một mảnh vải che chỗ kín, có gì đâu mà làm quá vậy. Nhưng với người Thái nó hơn là một chiếc khăn đội đầu, mà còn có tính linh thiêng tộc người nên dùng làm khố là xúc phạm. Chỉ có người Thái mới cảm được nỗi đau đó, nên sự “nhạy cảm” của họ cũng có lý như sự “nhạy cảm” của người LGBT khi bị người khác cợt nhả về mình. Đây là điều dễ hiểu, giống như nếu Việt Nam bị mang ra làm trò cười, thì lúc đó không phải chỉ có người Thái, người LGBT, người khuyết tật, mà tất cả người Việt Nam đều bị cảm thấy xúc phạm. Đó là lý do tại sao khi người LGBT, người Thái hay bất kỳ ai lên tiếng đều cần phải lắng nghe.
Cũng có người cho rằng bạn có phải người chuyển giới đâu mà bạn lên tiếng. Có người chuyển giới cho rằng phim bình thường mà, họ có thấy bị xúc phạm đâu? Có lẽ, những người hiểu lẽ công bằng đều nghĩ rộng hơn cá nhân họ. Nếu là phụ nữ, họ sẽ thấy bị xúc phạm khi có ai đó cho rằng phụ nữ thích bị giam cùng đàn ông vì dục vọng. Nếu là đàn ông, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi cho rằng đàn ông thích nhìn người khác đái trong nhà vệ sinh. Dù là người chuyển giới, đàn ông, hay đàn bà khi đặt trong bối cảnh đó đều là xúc phạm họ.
Còn nhiều người chuyển giới không cảm thấy xúc phạm, có lẽ vì mỗi người cảm nhận thông điệp một cách khác nhau. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi một người đã bị kỳ thị và định kiến quá lâu, quá nhiều, họ thường tự định kiến bản thân mình, và cho rằng những hành vi “lố” đó là bình thường. Hơn nữa, định kiến được thể hiện rất tinh vi, nó không chỉ thô tục như những câu chửi thẳng vô mặt “pê đê DOG hay pê đê ô mô”. Những câu nói “dù là một người chuyển giới nhưng Hội vẫn dễ thương, sống vì lý tưởng, thành công trong xã hội, được công nhận và yêu thương” cũng thể hiện sự kỳ thị, vì nó ngầm định những người chuyển giới không được vậy, chỉ có Hội mới vậy.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn cần bàn là tự do sáng tác và trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ. Đã là người hoạt động nghệ thuật thì ai cũng khát khao được tự do sáng tác, cũng như người đồng tính, song tính và chuyển giới khát khao được tự do sống là chính mình, yêu người mình yêu và được người khác tôn trọng. Khát khao tự do sáng tác của người nghệ sĩ cũng như khát khao tự do kinh doanh của người doanh nhân. Nhưng chúng ta biết rằng, tự do kinh doanh không đồng nghĩa với quyền hủy hoại môi trường, bóc lột người lao động và hối lộ quan chức để giành được hợp đồng béo bở cho mình. Tương tự như vậy, tự do sáng tác không có nghĩa có quyền hủy hoại nhân phẩm của người khác, kích thích hận thù hoặc hạ thấp nhân phẩm của những nhóm thiểu số sắc tộc, tính dục hay tôn giáo.
Trên thế giới, nghệ sĩ được coi như tầng lớp tinh hoa của xã hội. Họ thường là những người đi trước, tác phẩm của họ gây tranh cãi vì nó phá vỡ những định kiến, khuôn mẫu, hay lối tư duy cũ chứ không phải vì nó cổ xúy cho sự bất bình đẳng, khắc sâu nỗi đau của những nhóm thiểu số thiệt thòi, hay mang người khác ra làm trò cười để thu lợi cho mình. Có lẽ, người nghệ sĩ Việt Nam cũng cần phải hướng theo những giá trị nhân văn và khoan dung đó, cũng giống như Thu Minh và Mỹ Linh đang bảo vệ môi trường và động vật hoang giã, như Hồ Ngọc Hà và Uyên Linh đã nói “Tôi Đồng Ý” với hôn nhân cho người đồng tính.
Phim “Để Hội Tính” có thể thành công về doanh thu, một phần vì những tranh luận ồn ào xung quanh nó. Nhưng điều quan trọng, ngày càng có nhiều người hiểu rằng mang nhân phẩm của người khác ra mua vui là vi phạm đạo đức và luân lý con người. Bảy năm trước đây có nhiều bài báo đã từng mang người đồng tính, song tính và chuyển giới ra để giật gân câu khách. Với sự dũng cảm của cộng đồng LGBT, sự ủng hộ của nhà báo, và trách nhiệm của nhà nước, những bài báo đó đã thưa dần và hầu như đã biến mất. Tiếc rằng, ngành điện ảnh vẫn đi sau khi còn coi đồng tính, chuyển giới là yếu tố câu khách gây cười.
Chắc chắn trong ê kíp sản xuất phim “Để Hội Tính” có người thuộc cộng đồng LGBT. Chắc chắn trong ê kíp đó có nhiều người ủng hộ sự bình đẳng và tôn trọng cộng đồng LGBT. Chắc chắn hơn nữa, trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí có nhiều người thuộc cộng đồng LGBT hoặc ủng hộ cộng đồng LGBT. Điều quan trọng, họ cần lên tiếng để không còn những tác phẩm lấy nhân phẩm của LGBT để gây cười câu khách. Cũng giống như khi mọi người lên án Yanbi tuyên bố “thế giới thứ 3 đang hủy hoại Việt Nam” đã giúp anh ấy về đúng chỗ của mình, lên tiếng với những sản phẩm mang đồng tính chuyển giới ra câu khách gây cươi cũng giúp thúc đẩy tiến bộ xã hội, và bình đẳng cho mọi người. Đừng để Hội Tính, bạn hãy tính!
Mạnh Hải
إرسال تعليق