Cân thiếu, buộc dây vải dày ngâm nước và bùn, một số điểm bán cua ở vỉa hè TP HCM đã ăn chặn hơn một nửa trọng lượng, khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Tại các tuyến đường ở TP HCM như Nguyễn Văn Linh (quận 7) Xa lộ Hà Nội, Đỗ Xuân Hợp (quận 9), quốc lộ 13 (Thủ Đức)... vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Trong khi giá cua loại 2 hiện bán tại các chợ 220.000-250.000 đồng/kg thì ở những điểm này, cua Cà Mau chỉ được bán với giá 75.000-120.000 đồng.
Một điểm bán trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) treo bảng giá niêm yết 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi có khách mua, chủ hàng cho biết giá đó để gây chú ý với người đi đường. Còn mức bán ra thực tế là 120.000 đồng/kg. "Thật ra cũng có cua 75.000 đồng/kg, nhưng là loại ốp, không có thịt", người bán nói.
Chúng tôi mua 1 kg, được người bán khẳng định "bao cân đủ", nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650 gram. Càng cua được chằng buộc đến 2 lớp dây vải dày nặng đến 250 gram. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400 gram.
Chủ một đại lý chuyên cung cấp hải sản tươi sống ở chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) cho biết, hiện nay, phần lớn cua bán trên địa bàn TP HCM có xuất xứ miền Tây. Các vựa lớn thường buộc càng bằng sợi vải nhỏ hoặc dây nylon. Tuy nhiên, khi đến tay tiểu thương, vì lợi nhuận nên nhiều người đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất, để gia tăng trọng lượng.
Anh Quốc Hùng, chủ một quán hải sản bình dân ở TP Phan Thiết, Bình Thuận chia sẻ, với cua, ghẹ, để tránh rụng càng, các vựa hải sản thường dùng dây để buộc. Nhưng vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết luôn sử dụng dây thun nhẹ, mỏng chứ không ai dùng dây vải.
Anh Hùng nói thêm, hiện tại, ở Phan Thiết, người bán cũng ít dùng dây buộc cua. Các hàng quán luôn có bể nuôi, khách ăn đến chọn tại bể, quán bắt, cân và chế biến luôn. “Chỉ khi cần vận chuyển chúng tôi mới sử dụng dây thun để buộc càng cua, ghẹ”, anh Hùng nói.
Chị Hà, có thâm niên bán cua hơn 10 năm tại chợ Phước Bình (quận 9), chia sẻ, hiện nay, các hàng bán uy tín không ai sử dụng vải để buộc càng cua, vì dây vải rất dày, nặng, thấm nước.
Bán hải sản lâu năm, chị Hà và nhiều người cùng nghề không còn lạ với chiêu của các điểm bán trên. "Họ dùng sợi dây vải rất to, nhúng vào chậu bùn, sau đó buộc chằng chịt vào càng cua, để tăng trọng lượng. Con cua 2 lạng thì sợi dây cũng nặng tương đương. Thịt cua này rất bở, hôi, do bị nước bẩn, bùn thấm vào. Cuối ngày, các điểm bán này thường có chiêu ‘xả hàng’, rẻ giá nào cũng bán, bởi cua chết, thịt càng hôi. Không có lý do gì cùng một loại sản phẩm mà giá lại rẻ bất thường”, chị Hà nói.
Từng mua phải cua “nặng ký” này ở vỉa hè, bà Minh, một khách hàng cho biết, cách đây nửa tháng, bà mua cua bán ở ven đường Đỗ Xuân Hợp với giá 170.000/kg, rẻ hơn 50.000-70.000 đồng so với trong cửa hàng. 5 con bà Minh mua có cân nặng 2 kg. Tuy nhiên, về nhà chế biến, tháo sợi dây buộc nặng trịch, bà tò mò cân lại thì 5 con cua chỉ 1,2 kg. “Có sợi dây tôi cân nặng tương đương con cua”, bà Minh cho biết.
Tại các tuyến đường ở TP HCM như Nguyễn Văn Linh (quận 7) Xa lộ Hà Nội, Đỗ Xuân Hợp (quận 9), quốc lộ 13 (Thủ Đức)... vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Trong khi giá cua loại 2 hiện bán tại các chợ 220.000-250.000 đồng/kg thì ở những điểm này, cua Cà Mau chỉ được bán với giá 75.000-120.000 đồng.
Một điểm bán trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) treo bảng giá niêm yết 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi có khách mua, chủ hàng cho biết giá đó để gây chú ý với người đi đường. Còn mức bán ra thực tế là 120.000 đồng/kg. "Thật ra cũng có cua 75.000 đồng/kg, nhưng là loại ốp, không có thịt", người bán nói.
Chúng tôi mua 1 kg, được người bán khẳng định "bao cân đủ", nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650 gram. Càng cua được chằng buộc đến 2 lớp dây vải dày nặng đến 250 gram. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400 gram.
Một điểm bán cua trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) chào hàng với giá 75.000 đồng/kg. Ảnh: Zen Nguyễn.
Chủ một đại lý chuyên cung cấp hải sản tươi sống ở chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) cho biết, hiện nay, phần lớn cua bán trên địa bàn TP HCM có xuất xứ miền Tây. Các vựa lớn thường buộc càng bằng sợi vải nhỏ hoặc dây nylon. Tuy nhiên, khi đến tay tiểu thương, vì lợi nhuận nên nhiều người đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất, để gia tăng trọng lượng.
Anh Quốc Hùng, chủ một quán hải sản bình dân ở TP Phan Thiết, Bình Thuận chia sẻ, với cua, ghẹ, để tránh rụng càng, các vựa hải sản thường dùng dây để buộc. Nhưng vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết luôn sử dụng dây thun nhẹ, mỏng chứ không ai dùng dây vải.
Anh Hùng nói thêm, hiện tại, ở Phan Thiết, người bán cũng ít dùng dây buộc cua. Các hàng quán luôn có bể nuôi, khách ăn đến chọn tại bể, quán bắt, cân và chế biến luôn. “Chỉ khi cần vận chuyển chúng tôi mới sử dụng dây thun để buộc càng cua, ghẹ”, anh Hùng nói.
Những con cua được buộc nhiều lớp dây vải chằng chịt để tăng trọng lượng. Ảnh: Zen Nguyễn.
Chị Hà, có thâm niên bán cua hơn 10 năm tại chợ Phước Bình (quận 9), chia sẻ, hiện nay, các hàng bán uy tín không ai sử dụng vải để buộc càng cua, vì dây vải rất dày, nặng, thấm nước.
Bán hải sản lâu năm, chị Hà và nhiều người cùng nghề không còn lạ với chiêu của các điểm bán trên. "Họ dùng sợi dây vải rất to, nhúng vào chậu bùn, sau đó buộc chằng chịt vào càng cua, để tăng trọng lượng. Con cua 2 lạng thì sợi dây cũng nặng tương đương. Thịt cua này rất bở, hôi, do bị nước bẩn, bùn thấm vào. Cuối ngày, các điểm bán này thường có chiêu ‘xả hàng’, rẻ giá nào cũng bán, bởi cua chết, thịt càng hôi. Không có lý do gì cùng một loại sản phẩm mà giá lại rẻ bất thường”, chị Hà nói.
Từng mua phải cua “nặng ký” này ở vỉa hè, bà Minh, một khách hàng cho biết, cách đây nửa tháng, bà mua cua bán ở ven đường Đỗ Xuân Hợp với giá 170.000/kg, rẻ hơn 50.000-70.000 đồng so với trong cửa hàng. 5 con bà Minh mua có cân nặng 2 kg. Tuy nhiên, về nhà chế biến, tháo sợi dây buộc nặng trịch, bà tò mò cân lại thì 5 con cua chỉ 1,2 kg. “Có sợi dây tôi cân nặng tương đương con cua”, bà Minh cho biết.
Đăng nhận xét