Thời gian gần đây, đi đâu tôi cũng nghe người ta than thở: "Tiền làm không đủ tiêu" và "Đồng tiền ngày càng mất giá". Người thì bị chủ nợ thúc, người thì đòi nợ mãi không được. Dường như ai cũng có vấn đề về tiền.
Khi tôi còn bé, gia đình tôi có năm người cùng chung sống trong một ngôi nhà nhỏ chật hẹp. Lúc đó tôi không ghét ngôi nhà nhỏ, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có sao thì sống vậy, có những người còn không có lấy một ngôi nhà. Đến khi lớn hơn một chút, tôi thấy quá nửa những cuộc cãi vã của cha mẹ là vì tiền. Tiền đi chợ, tiền học của ba chị em, tiền điện, tiền nước,...Tiền ám ảnh ba mẹ tôi từng ngày, vì trên vai họ có quá nhiều thứ phải gánh vác và lo toan. Tôi mơ hồ nghĩ rằng, có lẽ tiền sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, theo một cách nào đó.
Khi bạn trả thêm một chút tiền thưởng cho người lái taxi để bày tỏ sự hài lòng về cách phục vụ của anh ấy.
Khi bạn chỉ trả một khoản tiền lớn để có được món quà bạn mơ ước sau một thời gian làm việc rất chăm chỉ.
Khi bạn bỏ một khoản tiền ra để giúp đỡ người bạn của mình vượt qua khó khăn.
Khi bạn gửi tiền cho mẹ như một phần phụ giúp gia đình.
Hoặc thậm chí là chi trả cho người mình yêu thương nhất một khoản tiền nhất định khi họ không đủ khả năng trang trải cho cuộc sống.
Tiền mang lại hạnh phúc theo cách riêng của nó, và chúng ta dù vẫn nói những câu kinh điển như: "Tiền không mua được hạnh phúc" hay “Tiền không mua được tình yêu" nhưng thực ra trong lòng mỗi người vẫn thầm công nhận rằng đồng tiền có một quyền lực ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Tôi từng lâm vào cảnh không có một xu nào dính túi, có lẽ bạn cũng từng rơi vào trạng thái như vậy. Đó là lúc bạn cảm thấy mình không còn kiểm soát được bất cứ điều gì, ngay cả chính bản thân mình. Cuộc sống trở nên quá ngột ngạt. Lúc ấy bạn như con thú hoang, trốn tránh điên cuồng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và cả những cái nhìn của người xung quanh.
Tôi ca ngợi đồng tiền thì tôi cũng cần đưa ra một góc nhìn khác của vấn đề, đó là cách tiêu tiền.
Có một câu chuyện vừa vui vừa buồn về tờ tiền mệnh giá năm trăm ngàn gặp tờ tiền một ngàn đồng, chúng buôn chuyện với nhau. Tờ một ngàn đồng hỏi rằng thời gian qua anh đã đi được những đâu, tờ năm trăm ngàn tỏ vẻ kiêu căng, nó bảo với thân phận polymer cao cấp nhất trong các mệnh giá tiền giấy của Việt Nam hiện nay thì cuộc đời của nó sẽ chỉ lên xe xuống ngựa ở những sòng bạc cao cấp, hoặc những trung tâm thương mại lớn bán các sản phẩm hàng hiệu.
Rồi tờ năm trăm ngàn hỏi ngược lại, lúc này tờ một ngàn đồng mới thấy bẽ bàng, cười buồn: “Phận tôi chỉ đến được với những người nghèo”.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ đến những điều mà tôi từng nhìn thấy. Tôi thấy có những bà mẹ vào các trung tâm mua sắm lớn, mua những món đồ chơi đắt tiền cho con, một món đồ có khi trị giá bằng một tháng thu nhập của những người lao động bình thường, mà có khi một tháng sau thì món đồ chơi đó cũng bị vứt đi hoặc thay thế. Tự nhiên tôi nghĩ, những đứa trẻ quê tôi ngày xưa, chúng nó chơi cái gì nhỉ? Chúng cũng lớn lên bình thường và khỏe mạnh đấy thôi. Tôi sững sờ khi biết giá cái bật lửa của một người bạn lên tới một ngàn đô. Tôi từng đi cùng những người bạn mà họ mua một chiếc nhẫn có giá hai trăm triệu đồng. Và tôi cũng vài lần tình cờ ở trong những cuộc hội thoại xoay quanh chuyện họ mua cái ví này ngàn đô, cái váy kia hai trăm triệu.
Bạn khoan hãy nghĩ sai vấn đề, tôi không cho rằng người ta có tiền nhiều hơn mình thì đồng nghĩa với việc họ có tội với mình. Bởi nếu họ làm việc đủ để hưởng thụ cuộc sống như thế thì đó là quyền của họ. Tôi chợt nghĩ sao mà sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội hiện nay chênh lệch nhau nhiều quá.
Cô giáo tôi kể chuyện vui trên lớp trong giờ học môn Luật thương mại, cô bảo kinh nghiệm cuộc đời và sự trải nghiệm của cô cho thấy, những người giàu thật sự, vẻ bề ngoài của họ rất giản dị. Còn những người cố tỏ ra sang trọng thì có khi họ còn đang phải che giấu vài món nợ khổng lồ ngang bằng số tài sản họ đang có. Như vụ đám cưới rình rang ở tỉnh nọ, có ai mà ngờ được bà mẹ đó giờ ra tòa với món nợ hàng triệu đô la. Cô giáo nói đến đó, tôi bật cười, vì tôi từng biết trong một cuộc điều tra với sáu trăm người giàu nhất nước Mỹ từng đề cập trong một cuốn sách của Adam Khoo, cũng đã cho biết điểm chung mà những triệu phú đó thường có chính là họ biết cách trân trọng đồng tiền và không bao giờ sử dụng đồng tiền để làm trò lố cả. Không những thế, con cái họ cũng chỉ được đi những chiếc xe bình thường, có một cuộc sống giản dị như bao người và tôn trọng với những giá trị vật chất mà chính mình làm ra.
Cuốn sách đó còn khuyên chúng ta nên tập theo lối sống này, không chỉ để trở thành một tỉ phú tương lai mà còn để trở thành một người bình dị. Tôi làm việc trong giới giải trí, những tranh cãi và đổ vỡ trong giới này đều liên quan đến tiền bạc. Tôi nghĩ mọi người nên thay đổi cách nhìn về nghệ sĩ, vì không phải ai trong giới này cũng giàu có và sang trọng. Số người thực sự giàu có về nghề hát rất ít, nghệ sĩ đa số đều có nghề tay trái như kinh doanh, đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Cũng có người làm mãi chẳng có tiền, có người mắc nợ ngập đầu mà cố xài sang vì trót mang danh ca sĩ, một số người đi hát mua được nhà, và cũng có nhiều người phải bán nhà để có tiền đi hát!
Tiền bây giờ và mãi mãi sẽ là vấn đề nhức nhối nhất của cuộc sống nếu bản thân chúng ta không tìm ra cách cân bằng và sử dụng nó một cách hợp lý. Tôi chợt nhớ một câu rất hay của người Do Thái: “Thà cả đời ăn rau, còn hơn ăn một bữa thịnh soạn rồi chết đói.” Câu này chỉ ra một bí quyết quan trọng trong cách tiêu tiền, đó là bên cạnh việc kiếm tiền, chúng ta còn phải học cách cân đối để đồng tiền không trở thành một gánh nặng. Sếp tôi cũng từng nói với tôi một câu thật hay những ngày tôi mới đi làm mà tôi không bao giờ quên: “Đừng bao giờ làm những gì vượt quá khả năng của bạn!”
Tức là bạn có năm đồng, đừng dại với tới những món đồ trị giá mười đồng, mà hãy chọn những món hàng từ một đến hai đồng mà thôi. Đến khi bạn kiếm ra nhiều tiền hơn, mức sống sẽ nâng lên tỷ lệ thuận với thu nhập của bạn.
Hôm trước, tôi nhìn thấy ở giữa khu chợ sầm uất, một người bán vé số tàn tật đặt đồng tiền kiếm được nhờ lao động khó nhọc vào tay một nhà sư già đi khất thực, hình ảnh rất đẹp, đẹp đến nỗi tôi nhớ đến bây giờ. Tôi nghĩ khi chúng ta hài lòng với khả năng tài chính hiện tại của mình, nỗ lực trong cuộc sống, trân trọng đồng tiền đúng cách thì đồng tiền sẽ thực sự có ý nghĩa với chúng ta…
Khi tôi còn bé, gia đình tôi có năm người cùng chung sống trong một ngôi nhà nhỏ chật hẹp. Lúc đó tôi không ghét ngôi nhà nhỏ, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có sao thì sống vậy, có những người còn không có lấy một ngôi nhà. Đến khi lớn hơn một chút, tôi thấy quá nửa những cuộc cãi vã của cha mẹ là vì tiền. Tiền đi chợ, tiền học của ba chị em, tiền điện, tiền nước,...Tiền ám ảnh ba mẹ tôi từng ngày, vì trên vai họ có quá nhiều thứ phải gánh vác và lo toan. Tôi mơ hồ nghĩ rằng, có lẽ tiền sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, theo một cách nào đó.
Khi bạn trả thêm một chút tiền thưởng cho người lái taxi để bày tỏ sự hài lòng về cách phục vụ của anh ấy.
Khi bạn chỉ trả một khoản tiền lớn để có được món quà bạn mơ ước sau một thời gian làm việc rất chăm chỉ.
Khi bạn bỏ một khoản tiền ra để giúp đỡ người bạn của mình vượt qua khó khăn.
Khi bạn gửi tiền cho mẹ như một phần phụ giúp gia đình.
Hoặc thậm chí là chi trả cho người mình yêu thương nhất một khoản tiền nhất định khi họ không đủ khả năng trang trải cho cuộc sống.
Tiền mang lại hạnh phúc theo cách riêng của nó, và chúng ta dù vẫn nói những câu kinh điển như: "Tiền không mua được hạnh phúc" hay “Tiền không mua được tình yêu" nhưng thực ra trong lòng mỗi người vẫn thầm công nhận rằng đồng tiền có một quyền lực ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Tôi từng lâm vào cảnh không có một xu nào dính túi, có lẽ bạn cũng từng rơi vào trạng thái như vậy. Đó là lúc bạn cảm thấy mình không còn kiểm soát được bất cứ điều gì, ngay cả chính bản thân mình. Cuộc sống trở nên quá ngột ngạt. Lúc ấy bạn như con thú hoang, trốn tránh điên cuồng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và cả những cái nhìn của người xung quanh.
Tôi ca ngợi đồng tiền thì tôi cũng cần đưa ra một góc nhìn khác của vấn đề, đó là cách tiêu tiền.
Có một câu chuyện vừa vui vừa buồn về tờ tiền mệnh giá năm trăm ngàn gặp tờ tiền một ngàn đồng, chúng buôn chuyện với nhau. Tờ một ngàn đồng hỏi rằng thời gian qua anh đã đi được những đâu, tờ năm trăm ngàn tỏ vẻ kiêu căng, nó bảo với thân phận polymer cao cấp nhất trong các mệnh giá tiền giấy của Việt Nam hiện nay thì cuộc đời của nó sẽ chỉ lên xe xuống ngựa ở những sòng bạc cao cấp, hoặc những trung tâm thương mại lớn bán các sản phẩm hàng hiệu.
Rồi tờ năm trăm ngàn hỏi ngược lại, lúc này tờ một ngàn đồng mới thấy bẽ bàng, cười buồn: “Phận tôi chỉ đến được với những người nghèo”.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ đến những điều mà tôi từng nhìn thấy. Tôi thấy có những bà mẹ vào các trung tâm mua sắm lớn, mua những món đồ chơi đắt tiền cho con, một món đồ có khi trị giá bằng một tháng thu nhập của những người lao động bình thường, mà có khi một tháng sau thì món đồ chơi đó cũng bị vứt đi hoặc thay thế. Tự nhiên tôi nghĩ, những đứa trẻ quê tôi ngày xưa, chúng nó chơi cái gì nhỉ? Chúng cũng lớn lên bình thường và khỏe mạnh đấy thôi. Tôi sững sờ khi biết giá cái bật lửa của một người bạn lên tới một ngàn đô. Tôi từng đi cùng những người bạn mà họ mua một chiếc nhẫn có giá hai trăm triệu đồng. Và tôi cũng vài lần tình cờ ở trong những cuộc hội thoại xoay quanh chuyện họ mua cái ví này ngàn đô, cái váy kia hai trăm triệu.
Bạn khoan hãy nghĩ sai vấn đề, tôi không cho rằng người ta có tiền nhiều hơn mình thì đồng nghĩa với việc họ có tội với mình. Bởi nếu họ làm việc đủ để hưởng thụ cuộc sống như thế thì đó là quyền của họ. Tôi chợt nghĩ sao mà sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội hiện nay chênh lệch nhau nhiều quá.
Cô giáo tôi kể chuyện vui trên lớp trong giờ học môn Luật thương mại, cô bảo kinh nghiệm cuộc đời và sự trải nghiệm của cô cho thấy, những người giàu thật sự, vẻ bề ngoài của họ rất giản dị. Còn những người cố tỏ ra sang trọng thì có khi họ còn đang phải che giấu vài món nợ khổng lồ ngang bằng số tài sản họ đang có. Như vụ đám cưới rình rang ở tỉnh nọ, có ai mà ngờ được bà mẹ đó giờ ra tòa với món nợ hàng triệu đô la. Cô giáo nói đến đó, tôi bật cười, vì tôi từng biết trong một cuộc điều tra với sáu trăm người giàu nhất nước Mỹ từng đề cập trong một cuốn sách của Adam Khoo, cũng đã cho biết điểm chung mà những triệu phú đó thường có chính là họ biết cách trân trọng đồng tiền và không bao giờ sử dụng đồng tiền để làm trò lố cả. Không những thế, con cái họ cũng chỉ được đi những chiếc xe bình thường, có một cuộc sống giản dị như bao người và tôn trọng với những giá trị vật chất mà chính mình làm ra.
Cuốn sách đó còn khuyên chúng ta nên tập theo lối sống này, không chỉ để trở thành một tỉ phú tương lai mà còn để trở thành một người bình dị. Tôi làm việc trong giới giải trí, những tranh cãi và đổ vỡ trong giới này đều liên quan đến tiền bạc. Tôi nghĩ mọi người nên thay đổi cách nhìn về nghệ sĩ, vì không phải ai trong giới này cũng giàu có và sang trọng. Số người thực sự giàu có về nghề hát rất ít, nghệ sĩ đa số đều có nghề tay trái như kinh doanh, đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Cũng có người làm mãi chẳng có tiền, có người mắc nợ ngập đầu mà cố xài sang vì trót mang danh ca sĩ, một số người đi hát mua được nhà, và cũng có nhiều người phải bán nhà để có tiền đi hát!
Tiền bây giờ và mãi mãi sẽ là vấn đề nhức nhối nhất của cuộc sống nếu bản thân chúng ta không tìm ra cách cân bằng và sử dụng nó một cách hợp lý. Tôi chợt nhớ một câu rất hay của người Do Thái: “Thà cả đời ăn rau, còn hơn ăn một bữa thịnh soạn rồi chết đói.” Câu này chỉ ra một bí quyết quan trọng trong cách tiêu tiền, đó là bên cạnh việc kiếm tiền, chúng ta còn phải học cách cân đối để đồng tiền không trở thành một gánh nặng. Sếp tôi cũng từng nói với tôi một câu thật hay những ngày tôi mới đi làm mà tôi không bao giờ quên: “Đừng bao giờ làm những gì vượt quá khả năng của bạn!”
Tức là bạn có năm đồng, đừng dại với tới những món đồ trị giá mười đồng, mà hãy chọn những món hàng từ một đến hai đồng mà thôi. Đến khi bạn kiếm ra nhiều tiền hơn, mức sống sẽ nâng lên tỷ lệ thuận với thu nhập của bạn.
Hôm trước, tôi nhìn thấy ở giữa khu chợ sầm uất, một người bán vé số tàn tật đặt đồng tiền kiếm được nhờ lao động khó nhọc vào tay một nhà sư già đi khất thực, hình ảnh rất đẹp, đẹp đến nỗi tôi nhớ đến bây giờ. Tôi nghĩ khi chúng ta hài lòng với khả năng tài chính hiện tại của mình, nỗ lực trong cuộc sống, trân trọng đồng tiền đúng cách thì đồng tiền sẽ thực sự có ý nghĩa với chúng ta…
trích từ tập truyện ngắn Thương nhau để đó
HẾT
إرسال تعليق