Tôi đổi toàn bộ số tiền tôi đang có sang đồng Birr của Ethiopia, được khoảng 400 Birr. Điện thoại hết pin, tôi phải dùng đủ loại ngôn ngữ cử chỉ để mượn điện thoại của một bác lái taxi gọi cho Elena. Elena là chủ tịch AIESEC, một tổ chức sinh viên quốc tế chuyên gửi sinh viên đi thực tập ở nước ngoài, ở Ethiopia. Trước khi sang đây, tôi đã viết thư xin gia nhập tổ chức để biết đâu có thể đi thực tập ở Ethiopia hay nước nào đó ở châu Phi. Elena viết thư trả lời lại rằng bạn rất ấn tượng với blog và hồ sơ của tôi, nên cũng rất mong có thể gặp tôi trực tiếp để xem tôi có đủ tiêu chuẩn không.
Chị cũng bảo sẽ sắp xếp người ra đón tôi ở sân bay. Nhưng khi gọi cho chị rồi chị lại bảo là chị không đến đón được và cho tôi địa chỉ để tôi đến. Do không hiểu địa chỉ đấy là cái gì, tôi đưa điện thoại cho bác lái taxi để hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric, quốc ngữ của Ethiopia. Chẳng hiểu hai người nói chuyện rồi cãi nhau cái gì mà Elena cụp máy cái rụp, để lại tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì diễn ra. Tôi muốn gọi cho Mika, người đã đồng ý host tôi trên CouchSurfing nhưng ngại không muốn mượn điện thoại của ai nữa. Không biết đi đâu về đâu, phản ứng tự nhiên của tôi là đi về trung tâm thành phố. Nhưng vấn đề là tôi cũng chẳng biết trung tâm thành phố là ở đâu. Các bác lái xe nhao nhao giải thích và đưa ra giá trên trời.
- Cháu có biết trung tâm nó ở đâu không? Xa lắm. Giá thế này là còn rẻ đấy.
- Cháu không biết nó ở đâu, nhưng cháu đã hỏi chuyện người trên máy bay và họ nói giá chỉ bằng nửa giá của bác.
Họ chẳng thèm nghe tôi nói mà cứ ra sức kéo ba lô lôi tôi lên xe. Bực mình, tôi quyết định sẽ đi bộ, tìm mua sim điện thoại ở đâu đó rồi gọi cho Mika. Ở cổng sân bay, bất chợt một loạt xe van sơn xanh trắng chạy qua. Phụ xe mở cửa hét toáng lên về phía tôi, thế là tôi nhảy lên.
- Giá vé là bao nhiêu ạ?
- 25 birr.
- Chẳng biết giá này là giá chuẩn hay không nữa, tôi cứ giả vờ là mình biết và hỏi lại:
- Bao nhiêu cơ?
- 20 birr.
- Rồi tự nhiên tôi thấy một người trả 2 birr.
- 2 birr thôi chứ?
- Không, đấy là tuỳ thuộc vào em đi đâu.
Tôi quay ra hỏi mấy người xung quanh, nhưng ai cũng lấm lét nhìn người lái xe rồi trả lời là không biết. Bực nhỉ, cả xe mà chả có ai là đồng minh với mình à?
- Em sẽ không trả cao hơn giá địa phương đâu.
- Ghê gớm nhỉ. Được rồi, 5 birr.
Nghe cũng không đến nỗi nào. Tôi đưa cho anh đồng 100 birr, anh trả lại tôi 85 birr.
- Anh này, đây là 85 birr mà.
- Ơ chưa đủ à? Thêm 1 birr nữa nhé.
Cái quái quỷ gì thế này? Tôi biết không ít người sẽ bỏ cuộc vì họ thấy không đáng để tranh cãi chỉ vì nửa đô. Tiền không phải là toàn bộ vấn đề, mà cảm giác bị lừa khiến tôi bực mình hết sức.
- TRẢ LẠI EM 10 BIRR. – Tôi hét lên.
- Đây, 10 birr của em đây.
Lát sau, tôi hỏi được giá xe buýt từ những người trên phố: 1.25 birr cho quãng đường ngắn, 2 cho quãng trung bình và 3.60 cho quãng đường dài. Đi vài ngày là tôi đã khá quen với cách tính ngắn dài ở đây. Tôi phát hiện ra rằng ở Ethiopia, xe buýt thường xuyên tảng lờ không trả tiền thừa cho khách nước ngoài, và ngay khi họ trả thì cũng thường xuyên trả không đúng. Trong khi với khách địa phương thì họ luôn trả đủ. Cái sự phân biệt đối xử này không chỉ dừng lại ở xe buýt, mà còn với tất cả mọi thứ khác ở Ethiopia. Nhiều lúc tôi cáu phát điên lên mới thấy đồng cảm ghê gớm với khách nước ngoài đến Việt Nam mà bị chặt chém.
Tôi dừng lại ở Abyssinia, nơi mà mọi người nói với tôi là trung tâm thành phố. Hai anh chàng địa phương tiếp cận tôi đề nghị giúp đỡ. Họ nói họ là nhạc sĩ, thấy tôi có vẻ mất phương hướng nên đề nghị giúp đỡ. Họ nói tiếng Anh tốt, tóc rasta giống Bob Marley nên tự nhiên tôi có cảm tình. Tôi bảo với họ rằng tôi cần tìm mua sim điện thoại.
Sim dùng cho Addis là 300 birr, dùng cho cả Ethiopia là 400.
Như thế có nghĩa là còn đắt hơn cả Israel, trong khi Ethiopia nghèo hơn bao nhiêu. Không ổn tí nào cả. Họ dẫn tôi đến một quán bán sim để kiểm tra, nhưng họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric thì làm quái sao tôi hiểu được.
- 300 là chuẩn rồi đấy. Em không có tiền à? Anh có 2 sim, anh để lại cho em 1 sim giá 250, rồi anh mua sim khác cũng được.
- Vẫn đắt quá.
- 200 birr vậy.
Tôi mới giật mình nhận ra rằng hoá ra họ tiếp cận tôi chẳng vì bạn bè gì mà chỉ là đang muốn kiếm tiền từ tôi thôi. Vậy mà tôi đã tin tưởng rồi lại còn có cảm tình với họ nữa chứ. Tự nhiên tôi thấy mình dại, mình ngu, rồi tự nhiên thấy mình thương mình ghê gớm. Bay cả đêm mới tới đây, bụng đói meo, lưng đeo cái ba lô 15 cân nặng trình trịch, thế mà sao ai cũng muốn lừa tôi thế này? Tôi quay lưng bỏ đi. Một đám đàn ông, phụ nữ, trẻ em chạy theo, kéo áo, kéo tóc, kéo ba lô tôi í éo: “Monee, monee, give me monee”. Tôi vừa đẩy họ ra, vừa cố gắng để không bật khóc. Bất chợt, một bác thợ may vẫy tay về phía tôi:
- Vào đây ngồi nghỉ đã cháu.
Bác có một khuôn mặt hết sức nhân hậu. Đến lúc đấy, tôi đã mất hoàn toàn niềm tin vào con người rồi, nhưng tôi đã quá mệt để có thể đi tiếp. Cửa hàng bác nhỏ xíu, chỉ đặt vừa một cái máy khâu và một cái ghế.
- Người dân ở đây là thế, cứ thấy người nước ngoài là họ nghĩ đến tiền.
Bác chỉ cho tôi đi sang quán bên cạnh để mua sim. Hoá ra, một cái sim ở đây có giá chỉ 60 birr, nhưng tôi không thể mua được vì tôi không phải người Ethiopia. Tôi nhờ bác gọi cho Mika để lấy địa chỉ. Bác bảo Mika hẹn gặp tôi lúc 9h.
- Bây giờ là mấy giờ ạ?
- 5h.
- Không thể nào. Cháu vừa đến đây lúc 8h sáng. Chẳng lẽ cháu ngất xỉu ở đâu mà không để ý thời gian à?
- Không, giờ là 5h. Cháu nhìn đồng hồ này. Đợi 4 tiếng nữa cháu sẽ gặp bạn cháu.
Hoang mang, tôi chạy ra phố hỏi giờ mọi người. Người thì nói là 5h, người thì nói là 11h. Chuyện gì đang diễn ra thế này? Tôi đi lạc vào thế giới nào chăng? Tôi định chạy đến hỏi chuyện một cô bạn tầm tuổi tôi thì bác thợ may thì thầm:
- Gái bán hoa đấy.
Thì ra đây là khu vực nhạy cảm của thành phố.
Một cô gái khác bước vào với quần bó, áo hai dây và trang điểm cực đậm. Suy nghĩ tự nhiên của tôi là cô cũng làm cùng nghề. Nhưng cô bạn nói tiếng Anh rất tốt. Cô phá lên cười khi tôi hỏi về giờ. Ở Ethiopia, ngày không bắt đầu lúc nửa đêm mà được tính từ lúc mặt trời lên. 7h sáng giờ quốc tế là 1h sáng giờ Ethiopia. Bây giờ đang là mùa hè ở Ethiopia, nhưng không như mọi người nghĩ, mùa hè mới là thời gian lạnh, còn mùa đông thì lại nóng. Mika hẹn tôi lúc 9h Ethiopia, tức là 3h chiều giờ châu Âu như mọi người ở đây gọi.
- Ấy định làm gì từ đây đến lúc đấy?
- Tớ cũng chưa biết nữa.
- Sao ấy không đến nhà tớ chơi?
Đến thời điểm đấy thì tôi chẳng còn quan tâm đến việc cô làm nghề gì nữa. Tôi nhìn bác thợ may, bác gật đầu. Tôi đi theo cô vào một ngõ nhỏ đầy rác và ngập ngụa nước thải. Ở giữa khu ổ chuột là một ngôi nhà cấp 4 xinh xắn. Một người đàn ông to cao, bặm trợn ra mở cửa. Ông nhìn không khác gì ông trùm mafia trong phimHollywood vậy. Trong nhà nghi ngút khói. Tôi hơi chùn chân.
- Đây là chú của tớ.
Mình thật là có trí tưởng tượng phong phú quá đây mà. Cô bạn này hoá ra là sinh viên ngành y. Cô bạn rất thích nghịch tóc mình.
- Tóc ấy mềm thích nhỉ.
Tôi cũng chạm vào tóc cô ấy. Tóc cô xoăn và cứng, cảm giác cứ dài ra là xoăn tít vào da dầu. Tôi tỏ vẻ thông cảm:
- Hay ấy thử đổi dầu gội xem sao.
Cô bạn phá lên cười.
Ai mà tạo ra được loại dầu gội có thể làm cho tóc người châu Phi thẳng và mềm ra được chắc chắn sẽ thành tỷ phú.
Người Ethiopia có tóc của người châu Phi, nhưng da lại không quá đen mà là màu nâu đậm rất đẹp. Mới ngày đầu tiên sang đây mà tôi đã phát hiện ra quá trời cái mình hiểu sai về châu Phi. Ngày xưa tôi còn cứ tưởng người châu Phi da đen là vì cháy nắng nữa chứ.
- Ấy muốn ăn trưa món gì?
Ôi thích thế, lại còn được mời ăn trưa nữa.
Đồ ăn Ethiopia ấy ạ.
Chị giúp việc trong nhà mang ra cho tôi injera, loại bánh mì mỏng nhưng xốp và rất chua mà người Ethiopia ăn hàng ngày. Tôi cắn thử một miếng rồi nhăn mặt vì chua quá. Cả nhà phá lên cười.
- Từ từ, ấy phải ăn với “wat”.
Wat nghĩa là nước chấm. Hôm đấy là ngày ăn chay nên họ chỉ có wat từ đậu lăng. Thương tôi đói, mọi người làm thêm trứng cho tôi.
Gọi cho tớ nếu ấy cần giúp đỡ gì. Nếu ở chỗ bạn ấy không thoải mái, ấy có thể đến ở nhà tớ. Nhân tiện, tên tớ là Sawrawit, nhưng mọi người gọi tớ là Berry.
Thật lạ, đôi khi chúng ta có thể nói chuyện với nhau như thân quen lắm rồi mà chẳng hề biết đến tên của nhau. Tôi cảm ơn rối rít rồi lại mày mò xe buýt đi đến nhà Mika. Chuyến phiêu lưu của tôi ở Ethiopia mới chỉ bắt đầu.
Huyền Chip được người dân Châu Phi vẽ mặt.
- Cháu có biết trung tâm nó ở đâu không? Xa lắm. Giá thế này là còn rẻ đấy.
- Cháu không biết nó ở đâu, nhưng cháu đã hỏi chuyện người trên máy bay và họ nói giá chỉ bằng nửa giá của bác.
Họ chẳng thèm nghe tôi nói mà cứ ra sức kéo ba lô lôi tôi lên xe. Bực mình, tôi quyết định sẽ đi bộ, tìm mua sim điện thoại ở đâu đó rồi gọi cho Mika. Ở cổng sân bay, bất chợt một loạt xe van sơn xanh trắng chạy qua. Phụ xe mở cửa hét toáng lên về phía tôi, thế là tôi nhảy lên.
- Giá vé là bao nhiêu ạ?
- 25 birr.
- Chẳng biết giá này là giá chuẩn hay không nữa, tôi cứ giả vờ là mình biết và hỏi lại:
- Bao nhiêu cơ?
- 20 birr.
- Rồi tự nhiên tôi thấy một người trả 2 birr.
- 2 birr thôi chứ?
- Không, đấy là tuỳ thuộc vào em đi đâu.
Tôi quay ra hỏi mấy người xung quanh, nhưng ai cũng lấm lét nhìn người lái xe rồi trả lời là không biết. Bực nhỉ, cả xe mà chả có ai là đồng minh với mình à?
- Em sẽ không trả cao hơn giá địa phương đâu.
- Ghê gớm nhỉ. Được rồi, 5 birr.
Nghe cũng không đến nỗi nào. Tôi đưa cho anh đồng 100 birr, anh trả lại tôi 85 birr.
- Anh này, đây là 85 birr mà.
- Ơ chưa đủ à? Thêm 1 birr nữa nhé.
Cái quái quỷ gì thế này? Tôi biết không ít người sẽ bỏ cuộc vì họ thấy không đáng để tranh cãi chỉ vì nửa đô. Tiền không phải là toàn bộ vấn đề, mà cảm giác bị lừa khiến tôi bực mình hết sức.
- TRẢ LẠI EM 10 BIRR. – Tôi hét lên.
- Đây, 10 birr của em đây.
Lát sau, tôi hỏi được giá xe buýt từ những người trên phố: 1.25 birr cho quãng đường ngắn, 2 cho quãng trung bình và 3.60 cho quãng đường dài. Đi vài ngày là tôi đã khá quen với cách tính ngắn dài ở đây. Tôi phát hiện ra rằng ở Ethiopia, xe buýt thường xuyên tảng lờ không trả tiền thừa cho khách nước ngoài, và ngay khi họ trả thì cũng thường xuyên trả không đúng. Trong khi với khách địa phương thì họ luôn trả đủ. Cái sự phân biệt đối xử này không chỉ dừng lại ở xe buýt, mà còn với tất cả mọi thứ khác ở Ethiopia. Nhiều lúc tôi cáu phát điên lên mới thấy đồng cảm ghê gớm với khách nước ngoài đến Việt Nam mà bị chặt chém.
Tôi dừng lại ở Abyssinia, nơi mà mọi người nói với tôi là trung tâm thành phố. Hai anh chàng địa phương tiếp cận tôi đề nghị giúp đỡ. Họ nói họ là nhạc sĩ, thấy tôi có vẻ mất phương hướng nên đề nghị giúp đỡ. Họ nói tiếng Anh tốt, tóc rasta giống Bob Marley nên tự nhiên tôi có cảm tình. Tôi bảo với họ rằng tôi cần tìm mua sim điện thoại.
Sim dùng cho Addis là 300 birr, dùng cho cả Ethiopia là 400.
Như thế có nghĩa là còn đắt hơn cả Israel, trong khi Ethiopia nghèo hơn bao nhiêu. Không ổn tí nào cả. Họ dẫn tôi đến một quán bán sim để kiểm tra, nhưng họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric thì làm quái sao tôi hiểu được.
- 300 là chuẩn rồi đấy. Em không có tiền à? Anh có 2 sim, anh để lại cho em 1 sim giá 250, rồi anh mua sim khác cũng được.
- Vẫn đắt quá.
- 200 birr vậy.
Tôi mới giật mình nhận ra rằng hoá ra họ tiếp cận tôi chẳng vì bạn bè gì mà chỉ là đang muốn kiếm tiền từ tôi thôi. Vậy mà tôi đã tin tưởng rồi lại còn có cảm tình với họ nữa chứ. Tự nhiên tôi thấy mình dại, mình ngu, rồi tự nhiên thấy mình thương mình ghê gớm. Bay cả đêm mới tới đây, bụng đói meo, lưng đeo cái ba lô 15 cân nặng trình trịch, thế mà sao ai cũng muốn lừa tôi thế này? Tôi quay lưng bỏ đi. Một đám đàn ông, phụ nữ, trẻ em chạy theo, kéo áo, kéo tóc, kéo ba lô tôi í éo: “Monee, monee, give me monee”. Tôi vừa đẩy họ ra, vừa cố gắng để không bật khóc. Bất chợt, một bác thợ may vẫy tay về phía tôi:
- Vào đây ngồi nghỉ đã cháu.
Bác có một khuôn mặt hết sức nhân hậu. Đến lúc đấy, tôi đã mất hoàn toàn niềm tin vào con người rồi, nhưng tôi đã quá mệt để có thể đi tiếp. Cửa hàng bác nhỏ xíu, chỉ đặt vừa một cái máy khâu và một cái ghế.
- Người dân ở đây là thế, cứ thấy người nước ngoài là họ nghĩ đến tiền.
Bác chỉ cho tôi đi sang quán bên cạnh để mua sim. Hoá ra, một cái sim ở đây có giá chỉ 60 birr, nhưng tôi không thể mua được vì tôi không phải người Ethiopia. Tôi nhờ bác gọi cho Mika để lấy địa chỉ. Bác bảo Mika hẹn gặp tôi lúc 9h.
- Bây giờ là mấy giờ ạ?
- 5h.
- Không thể nào. Cháu vừa đến đây lúc 8h sáng. Chẳng lẽ cháu ngất xỉu ở đâu mà không để ý thời gian à?
- Không, giờ là 5h. Cháu nhìn đồng hồ này. Đợi 4 tiếng nữa cháu sẽ gặp bạn cháu.
Hoang mang, tôi chạy ra phố hỏi giờ mọi người. Người thì nói là 5h, người thì nói là 11h. Chuyện gì đang diễn ra thế này? Tôi đi lạc vào thế giới nào chăng? Tôi định chạy đến hỏi chuyện một cô bạn tầm tuổi tôi thì bác thợ may thì thầm:
- Gái bán hoa đấy.
Thì ra đây là khu vực nhạy cảm của thành phố.
Một cô gái khác bước vào với quần bó, áo hai dây và trang điểm cực đậm. Suy nghĩ tự nhiên của tôi là cô cũng làm cùng nghề. Nhưng cô bạn nói tiếng Anh rất tốt. Cô phá lên cười khi tôi hỏi về giờ. Ở Ethiopia, ngày không bắt đầu lúc nửa đêm mà được tính từ lúc mặt trời lên. 7h sáng giờ quốc tế là 1h sáng giờ Ethiopia. Bây giờ đang là mùa hè ở Ethiopia, nhưng không như mọi người nghĩ, mùa hè mới là thời gian lạnh, còn mùa đông thì lại nóng. Mika hẹn tôi lúc 9h Ethiopia, tức là 3h chiều giờ châu Âu như mọi người ở đây gọi.
- Ấy định làm gì từ đây đến lúc đấy?
- Tớ cũng chưa biết nữa.
- Sao ấy không đến nhà tớ chơi?
Đến thời điểm đấy thì tôi chẳng còn quan tâm đến việc cô làm nghề gì nữa. Tôi nhìn bác thợ may, bác gật đầu. Tôi đi theo cô vào một ngõ nhỏ đầy rác và ngập ngụa nước thải. Ở giữa khu ổ chuột là một ngôi nhà cấp 4 xinh xắn. Một người đàn ông to cao, bặm trợn ra mở cửa. Ông nhìn không khác gì ông trùm mafia trong phimHollywood vậy. Trong nhà nghi ngút khói. Tôi hơi chùn chân.
- Đây là chú của tớ.
Mình thật là có trí tưởng tượng phong phú quá đây mà. Cô bạn này hoá ra là sinh viên ngành y. Cô bạn rất thích nghịch tóc mình.
- Tóc ấy mềm thích nhỉ.
Tôi cũng chạm vào tóc cô ấy. Tóc cô xoăn và cứng, cảm giác cứ dài ra là xoăn tít vào da dầu. Tôi tỏ vẻ thông cảm:
- Hay ấy thử đổi dầu gội xem sao.
Cô bạn phá lên cười.
Ai mà tạo ra được loại dầu gội có thể làm cho tóc người châu Phi thẳng và mềm ra được chắc chắn sẽ thành tỷ phú.
Người Ethiopia có tóc của người châu Phi, nhưng da lại không quá đen mà là màu nâu đậm rất đẹp. Mới ngày đầu tiên sang đây mà tôi đã phát hiện ra quá trời cái mình hiểu sai về châu Phi. Ngày xưa tôi còn cứ tưởng người châu Phi da đen là vì cháy nắng nữa chứ.
- Ấy muốn ăn trưa món gì?
Ôi thích thế, lại còn được mời ăn trưa nữa.
Đồ ăn Ethiopia ấy ạ.
Chị giúp việc trong nhà mang ra cho tôi injera, loại bánh mì mỏng nhưng xốp và rất chua mà người Ethiopia ăn hàng ngày. Tôi cắn thử một miếng rồi nhăn mặt vì chua quá. Cả nhà phá lên cười.
- Từ từ, ấy phải ăn với “wat”.
Wat nghĩa là nước chấm. Hôm đấy là ngày ăn chay nên họ chỉ có wat từ đậu lăng. Thương tôi đói, mọi người làm thêm trứng cho tôi.
Gọi cho tớ nếu ấy cần giúp đỡ gì. Nếu ở chỗ bạn ấy không thoải mái, ấy có thể đến ở nhà tớ. Nhân tiện, tên tớ là Sawrawit, nhưng mọi người gọi tớ là Berry.
Thật lạ, đôi khi chúng ta có thể nói chuyện với nhau như thân quen lắm rồi mà chẳng hề biết đến tên của nhau. Tôi cảm ơn rối rít rồi lại mày mò xe buýt đi đến nhà Mika. Chuyến phiêu lưu của tôi ở Ethiopia mới chỉ bắt đầu.
Trích Đừng chết ở Châu Phi - Huyền Chip
إرسال تعليق