Hành động của người y tá không chỉ khiến người bệnh ngỡ ngàng mà tất cả những ai có mặt tại đó cũng bất ngờ khi chứng kiến.
Anh Nguyễn Việt Phú, công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, đã ghi lại được hình ảnh này. Những dòng chữ viết vội tải lên mạng xã hội nhận được sự chú ý đặc biệt của mọi người.
Câu chuyện về y đức
Sớm 30/11, tại Huyện Mường Thanh - Điện Biên có tổ chức một chương trình vì cộng đồng. Theo chân một cặp vợ chồng người dân tộc Lào, trú ở tận bản Núa Ngam gì đó (không nghe rõ) đến khám bệnh. Anh chồng nhỏ thó, chân hơi bị tật tận tình dìu chị vợ bụng đang bầu vào phòng siêu âm. Đây là lần đầu tiên họ được một đoàn bác sĩ mãi tận Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội lên thăm khám.
Giọng nói tiếng Kinh chưa sõi, chị vợ tên Lò Thị Y kể đây là lần mang thai thứ tư rồi. Nhưng chỉ có mỗi đứa con gái đầu còn sống, 2 đứa sau đều không nuôi được. Nguyên nhân vì sao thì chẳng rõ, chỉ biết cứ được 20 ngày tuổi thì ốm sốt và lịm đi. Bác sĩ hỏi có ăn uống đầy đủ không, đủ áo ấm mặc ko. Cái ậm ừ và nhìn nhau của 2 vợ chồng đã thay câu trả lời rùi. Cả mình và chị y tá đều rơm rớm nước mắt.
Thật bất ngờ, sau khi bác sĩ khám xong, mình thấy chị y tá cuộn cuộn một tờ polymer (liếc qua là mình biết tờ 500 nghìn) dúi vào túi chị vợ và nói: “Chị có một tí cho em về bồi dưỡng”.
Hồi nhỏ, mình đã từng đọc truyện Hải Thượng Lãn Ông ngoài tiền thuốc cho bệnh nhân nghèo, còn phải cho thêm tiền để họ ăn nữa. Đói thì uống thuốc vào cũng vô hiệu. Đúng không nhỉ.
À, quên mất, mình đã kịp nhìn tên chị y tá: Trần Thị Nguyệt Lâm - Y tá Khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức”.
Tâm sự của anh đã nhận được những ý kiến phản hồi xúc động. Comment của Binh Le và Bích Thủy Dương đã phần nào nói lên suy nghĩ của mọi người với hình ảnh đẹp này: “Xã hội nào cũng có kẻ tốt, người xấu, ngành nghề nào cũng vậy, có như vậy chúng ta mới còn niềm tin vào con người”... “Cảm động với những tấm lòng y đức.
Có lẽ những người làm ngành y như thế khi họ tình nguyện đi xa công tác cũng vì cộng đồng người nghèo và khổ nên việc chia sẽ là tự trái tim và tấm lòng của người thầy thuốc. Cảm động!”. Còn bạn Tuệ Phong thì nói rằng: “Cũng là câu chuyện phong bì nhưng hành động này quá đẹp, like 1.000 lần”.
Anh Nguyễn Việt Phú, công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, đã ghi lại được hình ảnh này. Những dòng chữ viết vội tải lên mạng xã hội nhận được sự chú ý đặc biệt của mọi người.
Câu chuyện về y đức
Sớm 30/11, tại Huyện Mường Thanh - Điện Biên có tổ chức một chương trình vì cộng đồng. Theo chân một cặp vợ chồng người dân tộc Lào, trú ở tận bản Núa Ngam gì đó (không nghe rõ) đến khám bệnh. Anh chồng nhỏ thó, chân hơi bị tật tận tình dìu chị vợ bụng đang bầu vào phòng siêu âm. Đây là lần đầu tiên họ được một đoàn bác sĩ mãi tận Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội lên thăm khám.
Giọng nói tiếng Kinh chưa sõi, chị vợ tên Lò Thị Y kể đây là lần mang thai thứ tư rồi. Nhưng chỉ có mỗi đứa con gái đầu còn sống, 2 đứa sau đều không nuôi được. Nguyên nhân vì sao thì chẳng rõ, chỉ biết cứ được 20 ngày tuổi thì ốm sốt và lịm đi. Bác sĩ hỏi có ăn uống đầy đủ không, đủ áo ấm mặc ko. Cái ậm ừ và nhìn nhau của 2 vợ chồng đã thay câu trả lời rùi. Cả mình và chị y tá đều rơm rớm nước mắt.
Thật bất ngờ, sau khi bác sĩ khám xong, mình thấy chị y tá cuộn cuộn một tờ polymer (liếc qua là mình biết tờ 500 nghìn) dúi vào túi chị vợ và nói: “Chị có một tí cho em về bồi dưỡng”.
Hồi nhỏ, mình đã từng đọc truyện Hải Thượng Lãn Ông ngoài tiền thuốc cho bệnh nhân nghèo, còn phải cho thêm tiền để họ ăn nữa. Đói thì uống thuốc vào cũng vô hiệu. Đúng không nhỉ.
À, quên mất, mình đã kịp nhìn tên chị y tá: Trần Thị Nguyệt Lâm - Y tá Khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức”.
Người phụ nữ này lần đầu được các bác sĩ bệnh viện lớn về khám thai. Ảnh: Việt Phú.
Được thăm khám, dặn dò chu đáo.
Vui vì được khám bệnh và nhận được sự quan tâm của các y bác sĩ.
Người y tá xúc động trước hoàn cảnh của vợ chồng chị Lò Thị Y.
Tâm sự của anh đã nhận được những ý kiến phản hồi xúc động. Comment của Binh Le và Bích Thủy Dương đã phần nào nói lên suy nghĩ của mọi người với hình ảnh đẹp này: “Xã hội nào cũng có kẻ tốt, người xấu, ngành nghề nào cũng vậy, có như vậy chúng ta mới còn niềm tin vào con người”... “Cảm động với những tấm lòng y đức.
Có lẽ những người làm ngành y như thế khi họ tình nguyện đi xa công tác cũng vì cộng đồng người nghèo và khổ nên việc chia sẽ là tự trái tim và tấm lòng của người thầy thuốc. Cảm động!”. Còn bạn Tuệ Phong thì nói rằng: “Cũng là câu chuyện phong bì nhưng hành động này quá đẹp, like 1.000 lần”.
إرسال تعليق