Đa phần những người buôn gánh bán bưng là nghèo. Nhưng không thể lấy cái nghèo để lấn chiếm lề đường, kinh doanh bất hợp pháp... Vậy là cảnh sát phải ra tay. Ra tay thì đụng vào ai? Vào chính những người nghèo.
Tôi thấy xung quanh bệnh viện Chợ Rẫy lúc nào cũng ùn ứ xe cộ. Những người bán hàng rong thản nhiên chiếm giữ vỉa hè và lòng đường, kê ghế ngồi ngay trên lòng đường giữa thanh thiên bạch nhật.
Tình hình cũng không sáng sủa hơn ở các con đường xung quanh bệnh viện Đại Học Y Dược, trước cửa bệnh viện Phụ sản Từ Dũ… Những ví dụ như vậy rất nhiều ở thành phố chúng ta, từ quận 1 đến quận 11, từ quận số đến quận chữ, cứ ở đâu có đông người là ở đó có lấn chiếm lòng lề đường.
Cứ mỗi khi đêm về, những công nhân vệ sinh lại cật lực dọn dẹp, quét rác, vậy mà chỉ vài giờ sau cả khu vực lại chìm trong rác và nước thải. Đấy là chưa kể đến chất lượng của hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm được bày bán trên vỉa hè, lòng đường, không ai kiểm soát được.
Khi gặp những cảnh như vậy, đặc biệt là khi công việc của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự lấn chiếm, đa số đều cho rằng các cảnh sát khu vực hoặc cảnh sát trật tự đã bảo kê cho những người này nên họ mới ngang nhiên như vậy. Một vài cảnh sát phân trần rằng: họ là những người nghèo buôn gánh bán bưng, bức bách họ rất khó.
Nhưng mà trật tự thì phải giữ, giao thông thì phải thông. Vậy là cảnh sát phải ra tay. Ra tay vào ai? Vào chính những người nghèo. Đa số những người giàu kinh doanh trên lề đường thực sự là những hoạt động hợp pháp, được cấp phép. Bởi vì họ vẫn bảo đảm lưu thông, bảo đảm mỹ quan đô thị, chất lượng hàng hóa ít nhiều được kiểm soát, chưa kể đến việc mang lại những đồng tiền thuế cho ngân khố quốc gia.
Vậy là một câu chuyện mới được mở ra: cảnh sát tấn công người nghèo.
Có ai đã từng gặp những người buôn gánh bán bưng ngang ngược chưa? Tôi nghĩ ở Sài Gòn này, có không ít. Khi thì bạn đang đi họ hắt nguyên xô nước bẩn vào bạn, khi thì họ điềm nhiên ngồi nhìn bạn loay hoay tìm cách len qua những hàng hóa, bàn ghế mà họ bày ra đường.
Vô tình bạn đụng vào cái gì của họ thử coi, chẳng hạn như đụng vào cục gạch để giữa đường nhằm thông báo bán xăng lậu. Nếu bạn kịp chạy thoát thì bạn hãy cố gắng đừng trở lại đó, còn không thì hãy ngoan ngoãn dừng lại, xin lỗi họ, xếp lại cục gạch cho họ và bạn nghiễm nhiên trở thành đồng lõa với việc vi phạm pháp luật.
Lực lượng cảnh sát có người tốt, có người xấu, có người điềm đạm, có người nóng tính. Lực lượng cảnh sát không thể nào đủ để giữ trật tự, thế là nhiều địa phương phải tuyển dụng dân phòng. Thành phần dân phòng thì vô cùng phức tạp, sự hiểu biết không đồng nhất, sự giáo dục cũng không đồng nhất, đa số chưa được học hành nhiều (vì những người học hành nhiều đâu có thời gian tham gia dân phòng), lại được trao cho một cái quyền, được đứng trên người khác, nên không thể tránh khỏi có những hành vi sai trái, thậm chí là vô văn hóa.
Khi những cảnh sát xấu hay cảnh sát nóng tính, những dân phòng không được giáo dục đầy đủ gặp những người buôn gánh bán bưng ngang ngược, chúng ta có những câu chuyện rợn người. Chúng ta bình luận, chửi bới.
Thường thì dư luận luôn ủng hộ người nghèo, nhưng có xã hội nào có thể chấp nhận được cảnh thành phố nhếch nhác, dơ dáy, hôi khai? Có xã hội nào chấp nhận được những con người bất chấp luật pháp, bất chấp sự an nguy của người khác, cho dù là nhân danh cái nghèo?
Nghèo và vi phạm pháp luật là hai phạm trù không có mối liên hệ gì đặc biệt với nhau. Có nhiều cách để làm cho hết nghèo, nhưng theo tôi để hết nghèo thì trước hết cần phải duy trì trật tự an toàn xã hội, xây dựng một xã hội pháp trị.
Để làm được điều đó, chính quyền cần phải làm tất cả những biện pháp nhằm xóa nghèo đói một cách căn cơ, thực chất.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần có tư duy đúng về cái nghèo.
Người nghèo là những người kém may mắn, đáng thương trong xã hội. Người nghèo là tầng lớp đặc biệt nhạy cảm với các thay đổi của xã hội. Một mặt chúng ta phải nỗ lực xóa nghèo đói, mặt khác chúng ta phải nhận thức được rằng cái nghèo không thể là động lực phát triển của xã hội. Vì một xã hội mà xây dựng trên nền tảng của nghèo đói sẽ là một xã hội què quặt, tiềm ẩn một sự bất ổn rất lớn.
Tôi thấy xung quanh bệnh viện Chợ Rẫy lúc nào cũng ùn ứ xe cộ. Những người bán hàng rong thản nhiên chiếm giữ vỉa hè và lòng đường, kê ghế ngồi ngay trên lòng đường giữa thanh thiên bạch nhật.
Vụ lực lượng phường đánh người bán dạo đến nay đã được giải quyết êm đẹp khi chính quyền xin lỗi, bồi thường cho người bán dạo
Tình hình cũng không sáng sủa hơn ở các con đường xung quanh bệnh viện Đại Học Y Dược, trước cửa bệnh viện Phụ sản Từ Dũ… Những ví dụ như vậy rất nhiều ở thành phố chúng ta, từ quận 1 đến quận 11, từ quận số đến quận chữ, cứ ở đâu có đông người là ở đó có lấn chiếm lòng lề đường.
Cứ mỗi khi đêm về, những công nhân vệ sinh lại cật lực dọn dẹp, quét rác, vậy mà chỉ vài giờ sau cả khu vực lại chìm trong rác và nước thải. Đấy là chưa kể đến chất lượng của hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm được bày bán trên vỉa hè, lòng đường, không ai kiểm soát được.
Khi gặp những cảnh như vậy, đặc biệt là khi công việc của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự lấn chiếm, đa số đều cho rằng các cảnh sát khu vực hoặc cảnh sát trật tự đã bảo kê cho những người này nên họ mới ngang nhiên như vậy. Một vài cảnh sát phân trần rằng: họ là những người nghèo buôn gánh bán bưng, bức bách họ rất khó.
Nhưng mà trật tự thì phải giữ, giao thông thì phải thông. Vậy là cảnh sát phải ra tay. Ra tay vào ai? Vào chính những người nghèo. Đa số những người giàu kinh doanh trên lề đường thực sự là những hoạt động hợp pháp, được cấp phép. Bởi vì họ vẫn bảo đảm lưu thông, bảo đảm mỹ quan đô thị, chất lượng hàng hóa ít nhiều được kiểm soát, chưa kể đến việc mang lại những đồng tiền thuế cho ngân khố quốc gia.
Vậy là một câu chuyện mới được mở ra: cảnh sát tấn công người nghèo.
Có ai đã từng gặp những người buôn gánh bán bưng ngang ngược chưa? Tôi nghĩ ở Sài Gòn này, có không ít. Khi thì bạn đang đi họ hắt nguyên xô nước bẩn vào bạn, khi thì họ điềm nhiên ngồi nhìn bạn loay hoay tìm cách len qua những hàng hóa, bàn ghế mà họ bày ra đường.
Vô tình bạn đụng vào cái gì của họ thử coi, chẳng hạn như đụng vào cục gạch để giữa đường nhằm thông báo bán xăng lậu. Nếu bạn kịp chạy thoát thì bạn hãy cố gắng đừng trở lại đó, còn không thì hãy ngoan ngoãn dừng lại, xin lỗi họ, xếp lại cục gạch cho họ và bạn nghiễm nhiên trở thành đồng lõa với việc vi phạm pháp luật.
Lực lượng cảnh sát có người tốt, có người xấu, có người điềm đạm, có người nóng tính. Lực lượng cảnh sát không thể nào đủ để giữ trật tự, thế là nhiều địa phương phải tuyển dụng dân phòng. Thành phần dân phòng thì vô cùng phức tạp, sự hiểu biết không đồng nhất, sự giáo dục cũng không đồng nhất, đa số chưa được học hành nhiều (vì những người học hành nhiều đâu có thời gian tham gia dân phòng), lại được trao cho một cái quyền, được đứng trên người khác, nên không thể tránh khỏi có những hành vi sai trái, thậm chí là vô văn hóa.
Khi những cảnh sát xấu hay cảnh sát nóng tính, những dân phòng không được giáo dục đầy đủ gặp những người buôn gánh bán bưng ngang ngược, chúng ta có những câu chuyện rợn người. Chúng ta bình luận, chửi bới.
Thường thì dư luận luôn ủng hộ người nghèo, nhưng có xã hội nào có thể chấp nhận được cảnh thành phố nhếch nhác, dơ dáy, hôi khai? Có xã hội nào chấp nhận được những con người bất chấp luật pháp, bất chấp sự an nguy của người khác, cho dù là nhân danh cái nghèo?
Nghèo và vi phạm pháp luật là hai phạm trù không có mối liên hệ gì đặc biệt với nhau. Có nhiều cách để làm cho hết nghèo, nhưng theo tôi để hết nghèo thì trước hết cần phải duy trì trật tự an toàn xã hội, xây dựng một xã hội pháp trị.
Để làm được điều đó, chính quyền cần phải làm tất cả những biện pháp nhằm xóa nghèo đói một cách căn cơ, thực chất.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần có tư duy đúng về cái nghèo.
Người nghèo là những người kém may mắn, đáng thương trong xã hội. Người nghèo là tầng lớp đặc biệt nhạy cảm với các thay đổi của xã hội. Một mặt chúng ta phải nỗ lực xóa nghèo đói, mặt khác chúng ta phải nhận thức được rằng cái nghèo không thể là động lực phát triển của xã hội. Vì một xã hội mà xây dựng trên nền tảng của nghèo đói sẽ là một xã hội què quặt, tiềm ẩn một sự bất ổn rất lớn.
إرسال تعليق