Nghiện chụp ảnh “tự sướng” bằng phần mềm “thiên thần” Camera360, sản phẩm được Đức Anh post lên facebook thường là mắt mở to, da trắng bóc, miệng chúm chím. Vẻ nữ tính của cậu khiến ai nấy xem đều sởn da gà.
Bạn bè của Đức Anh thường xuyên ở trạng thái sởn da gà như thế, mỗi khi lướt Feeds trên facebook và thấy ảnh “tự sướng” của cậu. Sinh năm 1991, làm việc trong môi trường nghệ thuật, ảnh hưởng của công việc khiến Đức Anh trở nên điệu đà theo năm tháng. Ngày trước, khi học cấp 3, cậu vẫn là một “boy” chuẩn men, cách ăn mặc nam tính, đầu tóc hoàn toàn bình thường. Còn bây giờ, nếu khéo đội bộ tóc giả và make up đậm đà, cậu rất được lòng… giới đồng tính.
Đức Anh mặc những bộ quần áo màu sắc, phải là ôm body chứ không rộng thùng thình. Tóc luôn chải chuốt cẩn thận nhất, móng tay được chăm sóc cầu kỳ, đánh sơn bóng và làm nail đều đặn hàng tuần. Cậu khoái chụp ảnh, một ngày post lên mạng xã hội tới chục kiểu. Kiểu nào cũng được phần mềm chỉnh sửa “thiên thần” Camera360 “tài trợ”: da trắng nõn, mịn màng, mắt to như búp bê, miệng chúm chím hồng hào. Đức Anh thích nhất màu hồng, thích ăn nói nhỏ nhẹ, dễ khóc nếu công việc nhiều áp lực. Cả sếp lẫn nhân viên cùng phòng không ai nỡ nặng lời vì sợ cậu tổn thương.
Một ví dụ khác, chàng trai sinh năm 1989 tên Đỗ Nam nhưng lại thích bạn bè gọi bằng cái tên Kelly. “Nam Kelly” quả là cái tên khiến người khác phải thắc mắc về giới tính. Thế nhưng, Nam vẫn có bạn gái như bình thường, chỉ là cậu khá nữ tính, không hề đậm chất “man” với quần áo bó sát, màu xanh đỏ hồng vàng, thích nấu ăn, thích chơi với nhóm bạn toàn con gái. Sau khi tan làm, Nam không thích tụ tập đàn đúm, mà về nhà nấu ăn và đắp mặt nạ đẹp da. Ra đường thì xài kem dưỡng, sau đó đến kem chống nắng và son dưỡng có chút màu cho đỡ “tái môi”.
Cô Ngọc, phụ huynh của một teenboy đang học lớp 11 chia sẻ, con trai cô rất đẹp trai, mặt “nét” như sao Hàn Quốc. Cậu cũng rất ý thức được nét đẹp của mình và quyết tâm bảo vệ nhan sắc. Cô Ngọc kể, con trai cô không đá bóng mà thích tập gym trong phòng máy hạng sang, dùng kem dưỡng trắng da, không bao giờ ra khỏi nhà khi trời nắng, đòi mẹ lái xe đưa đón đi học cho đỡ mụn vì ô nhiễm. Nhìn tủ nước hoa của teenboy này, nhiều cô gái phải thốt lên đầy ghen tị: từ loại phổ thông như Burberry, Kenzo cho tới đắt đỏ nhất như Tom Ford đều không thiếu 1 mùi.
Mai Phương, sinh viên năm 4 trường Luật kể lại câu chuyện mà cô ấn tượng mãi. Hôm ấy, mọi người đang ngồi café thì bỗng một hội nam nữ lao đến giựt tóc cô bạn ngồi cùng. Mặc cho cô gái ấy kêu lên “đánh nhầm rồi”, và các bạn nữ đứng dậy can ngăn, thì Phong – chàng trai duy nhất ngồi cùng mọi người lại tỏ ra sợ hãi và né. Lúc sau, Phong chạy hẳn vào nhà vệ sinh, đến khi hết ầm ĩ mới chạy ra hỏi han “bạn có sao không”. Bạn bè thắc mắc, Phong mới “thẹn thùng” nói lý do cậu phải né là vì sợ va chạm hỏng mất… mũi sửa của cậu.
Chuyện các anh chàng ngày càng trở nên nữ tính đã trở thành đề tài bàn tán hấp dẫn trong giới trẻ. Nhất là khi giới tính đang có sự lệch lạc, bởi vì phái nữ vô hình chung đang trở nên… mạnh mẽ, nam tính thì con trai lại thích đóng vai yếu mềm. Thời buổi này, hình ảnh các cô gái cầm điếu thuốc trên tay, xăm kín người hoặc để tóc ngắn, mặt “cứng”, sẵn sàng vỗ vai “ông ông tôi tôi” không còn hiếm. Thậm chí các cô còn thích thú khi ai đó khen mình “chuẩn men”, “đẹp trai thế”. Những vụ con gái đánh nhau, đua xe (cầm hẳn vô lăng lái ô tô đi đua, hoặc đi xe máy “đá vỉa” ngoài đường) nhiều không kể xiết. Cá biệt còn có nàng vác “đồ” (dao, tông, kiếm) đi xử người khác mà báo chí vẫn đưa tin.
Liệu có phải con trai thời nay đang đối mặt với sự nhập nhằng về giới tính, ngày càng lệch xa khỏi quy chuẩn của một người đàn ông hoàn chỉnh, và để một phần phái nữ vượt lên “tiếm ngôi” sự nam tính?
Sự nhập nhằng này cũng là điều khiến rất nhiều phụ huynh phải lo lắng, khi thấy con trai của mình ngay từ lớp 5, lớp 6 đã có sự gần gũi phái nữ, không thích bạn trai, thích nấu ăn và làm những việc tỉ mỉ của con gái, từ chối đá bóng hoặc chơi điện tử. Từ đó, khi lớn lên lại càng điệu đà hơn với quần áo màu sắc, ăn nói nhỏ nhẹ, làm đẹp như con gái.
Tuy nhiên, với nhiều nhà phân tích, việc con trai thích công việc nữ tính, thích nấu ăn hoặc màu sắc không ảnh hưởng đến tương lai công việc của họ. Hiện tại, phần lớn phái mạnh chiếm vị trí đầu bếp tại khách sạn 5 sao hàng đầu, nhà tạo mẫu tóc hoặc nhà thiết kế cũng toàn vinh danh những tên tuổi đàn ông. Họ sẽ trở nên giỏi giang tột bậc nếu được thoải mái lựa chọn mục tiêu cuộc đời mình, trong đó, công việc có nữ tính hay không, có bị ảnh hưởng bởi nhập nhằng giới tính hay không, đều không hề quan trọng.
Bạn bè của Đức Anh thường xuyên ở trạng thái sởn da gà như thế, mỗi khi lướt Feeds trên facebook và thấy ảnh “tự sướng” của cậu. Sinh năm 1991, làm việc trong môi trường nghệ thuật, ảnh hưởng của công việc khiến Đức Anh trở nên điệu đà theo năm tháng. Ngày trước, khi học cấp 3, cậu vẫn là một “boy” chuẩn men, cách ăn mặc nam tính, đầu tóc hoàn toàn bình thường. Còn bây giờ, nếu khéo đội bộ tóc giả và make up đậm đà, cậu rất được lòng… giới đồng tính.
Đức Anh mặc những bộ quần áo màu sắc, phải là ôm body chứ không rộng thùng thình. Tóc luôn chải chuốt cẩn thận nhất, móng tay được chăm sóc cầu kỳ, đánh sơn bóng và làm nail đều đặn hàng tuần. Cậu khoái chụp ảnh, một ngày post lên mạng xã hội tới chục kiểu. Kiểu nào cũng được phần mềm chỉnh sửa “thiên thần” Camera360 “tài trợ”: da trắng nõn, mịn màng, mắt to như búp bê, miệng chúm chím hồng hào. Đức Anh thích nhất màu hồng, thích ăn nói nhỏ nhẹ, dễ khóc nếu công việc nhiều áp lực. Cả sếp lẫn nhân viên cùng phòng không ai nỡ nặng lời vì sợ cậu tổn thương.
Một ví dụ khác, chàng trai sinh năm 1989 tên Đỗ Nam nhưng lại thích bạn bè gọi bằng cái tên Kelly. “Nam Kelly” quả là cái tên khiến người khác phải thắc mắc về giới tính. Thế nhưng, Nam vẫn có bạn gái như bình thường, chỉ là cậu khá nữ tính, không hề đậm chất “man” với quần áo bó sát, màu xanh đỏ hồng vàng, thích nấu ăn, thích chơi với nhóm bạn toàn con gái. Sau khi tan làm, Nam không thích tụ tập đàn đúm, mà về nhà nấu ăn và đắp mặt nạ đẹp da. Ra đường thì xài kem dưỡng, sau đó đến kem chống nắng và son dưỡng có chút màu cho đỡ “tái môi”.
Con trai ngày càng điệu và nữ tính, liệu có phải báo động về lệch lạc giới tính?
Cô Ngọc, phụ huynh của một teenboy đang học lớp 11 chia sẻ, con trai cô rất đẹp trai, mặt “nét” như sao Hàn Quốc. Cậu cũng rất ý thức được nét đẹp của mình và quyết tâm bảo vệ nhan sắc. Cô Ngọc kể, con trai cô không đá bóng mà thích tập gym trong phòng máy hạng sang, dùng kem dưỡng trắng da, không bao giờ ra khỏi nhà khi trời nắng, đòi mẹ lái xe đưa đón đi học cho đỡ mụn vì ô nhiễm. Nhìn tủ nước hoa của teenboy này, nhiều cô gái phải thốt lên đầy ghen tị: từ loại phổ thông như Burberry, Kenzo cho tới đắt đỏ nhất như Tom Ford đều không thiếu 1 mùi.
Mai Phương, sinh viên năm 4 trường Luật kể lại câu chuyện mà cô ấn tượng mãi. Hôm ấy, mọi người đang ngồi café thì bỗng một hội nam nữ lao đến giựt tóc cô bạn ngồi cùng. Mặc cho cô gái ấy kêu lên “đánh nhầm rồi”, và các bạn nữ đứng dậy can ngăn, thì Phong – chàng trai duy nhất ngồi cùng mọi người lại tỏ ra sợ hãi và né. Lúc sau, Phong chạy hẳn vào nhà vệ sinh, đến khi hết ầm ĩ mới chạy ra hỏi han “bạn có sao không”. Bạn bè thắc mắc, Phong mới “thẹn thùng” nói lý do cậu phải né là vì sợ va chạm hỏng mất… mũi sửa của cậu.
Chuyện các anh chàng ngày càng trở nên nữ tính đã trở thành đề tài bàn tán hấp dẫn trong giới trẻ. Nhất là khi giới tính đang có sự lệch lạc, bởi vì phái nữ vô hình chung đang trở nên… mạnh mẽ, nam tính thì con trai lại thích đóng vai yếu mềm. Thời buổi này, hình ảnh các cô gái cầm điếu thuốc trên tay, xăm kín người hoặc để tóc ngắn, mặt “cứng”, sẵn sàng vỗ vai “ông ông tôi tôi” không còn hiếm. Thậm chí các cô còn thích thú khi ai đó khen mình “chuẩn men”, “đẹp trai thế”. Những vụ con gái đánh nhau, đua xe (cầm hẳn vô lăng lái ô tô đi đua, hoặc đi xe máy “đá vỉa” ngoài đường) nhiều không kể xiết. Cá biệt còn có nàng vác “đồ” (dao, tông, kiếm) đi xử người khác mà báo chí vẫn đưa tin.
Liệu có phải con trai thời nay đang đối mặt với sự nhập nhằng về giới tính, ngày càng lệch xa khỏi quy chuẩn của một người đàn ông hoàn chỉnh, và để một phần phái nữ vượt lên “tiếm ngôi” sự nam tính?
Sự nhập nhằng này cũng là điều khiến rất nhiều phụ huynh phải lo lắng, khi thấy con trai của mình ngay từ lớp 5, lớp 6 đã có sự gần gũi phái nữ, không thích bạn trai, thích nấu ăn và làm những việc tỉ mỉ của con gái, từ chối đá bóng hoặc chơi điện tử. Từ đó, khi lớn lên lại càng điệu đà hơn với quần áo màu sắc, ăn nói nhỏ nhẹ, làm đẹp như con gái.
Tuy nhiên, với nhiều nhà phân tích, việc con trai thích công việc nữ tính, thích nấu ăn hoặc màu sắc không ảnh hưởng đến tương lai công việc của họ. Hiện tại, phần lớn phái mạnh chiếm vị trí đầu bếp tại khách sạn 5 sao hàng đầu, nhà tạo mẫu tóc hoặc nhà thiết kế cũng toàn vinh danh những tên tuổi đàn ông. Họ sẽ trở nên giỏi giang tột bậc nếu được thoải mái lựa chọn mục tiêu cuộc đời mình, trong đó, công việc có nữ tính hay không, có bị ảnh hưởng bởi nhập nhằng giới tính hay không, đều không hề quan trọng.
إرسال تعليق