Anh Quân ngỡ ngàng vì một lốp xe bị xịt hết sạch hơi. Hóa ra, vì ra mặt phê bình thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng nên anh đã bị nhóm nhân viên này trả thù bằng cách chọc thủng lốp xe máy.
Trong phần trước, chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, kỳ quặc gây khó hiểu cho khách hàng của nhân viên, bảo vệ một số cửa hàng, nhà hàng tại Hà Nội. Mặc dù chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh, thế nhưng, dường như “đống sâu” này càng ngày càng bành trướng, khiến văn hóa phục vụ ở Thủ đô vốn đã không nhận được nhiều cảm tình, nay lại càng gây bức xúc.
Một điều khiến thực khách đi ăn ở nhiều nhà hàng, quán xá Hà Nội phải khó chịu, mặc dù khách cũng thuộc dạng “có tiền” và sẵn sàng “bo” hợp lý, là nhân viên cậy tên tuổi của chủ để vênh mặt với khách. Do nhân viên không được tuyển chọn kỹ lưỡng và trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện cẩn thận như nhà hàng 5 sao, nên ở những quán ăn thông thường, thậm chí có nơi đã thành nhà hàng, vẫn tồn tại phong cách phục vụ cậy tên tuổi của chủ. Nhân viên được nhận vào hầu hết là họ hàng, người quen ở quê gửi gắm chủ, nên chủ nhận vào mà không cần đào tạo bài bản gì, chỉ cần biết bưng bê, ghi món là xong. Cuối cùng, nhân viên học việc thì chậm, mà học cách vênh mặt, thái độ với khách thì rất nhanh. Thậm chí còn thù vặt, ghét khách là tìm cách “trả thù” bằng những cách khó đỡ.
Chủ nhật vừa rồi, anh Việt Thanh (trú tại phố Cửa Bắc, Hà Nội) đưa bạn gái đến ăn tối ở một nhà hàng mới mở trên phố S.T. Nhà hàng 3 tầng, trang trí rất hoành tráng, lại có bảng giá khá dễ chịu, nên khách tới ăn cũng đông. Cô nhân viên ghi món tỏ ra nhiệt tình tư vấn đủ loại hải sản, tôm hùm, cua hoàng đế… nhưng bạn gái anh Thanh chỉ muốn dùng đồ nhẹ nhàng nên gọi vài món dimsum kèm súp tôm. Thấy vậy, cô này bắt đầu thái độ khó chịu, ghi món mà không thèm nhìn mặt khách.
Nếu chỉ có thế thôi thì anh Thanh dù có khó chịu cũng đành bỏ qua để ăn tối vui vẻ với bạn gái. Thế nhưng sau đó, vì muốn uống nước bằng ống hút nên bạn gái anh hỏi nhân viên, cô phục vụ mặt vẫn vênh không thèm nhìn khách, trả lời ráo hoảnh: “Không có!”. Anh Thanh biết ngay gặp phải phục vụ “đểu”, bèn nhắn một nhân viên khác đem ống hút lên. Không ngờ, khi nhân viên này vừa đặt ống hút lên bàn, cô phục vụ kia lao đến, giật ống hút khỏi bàn, đem ra ngoài cười hô hố với người khác như “chiến tích”.
Quá bất ngờ trước thái độ phục vụ chưa từng có, sẵn sàng giật đồ lấy cho khách, anh Thanh lớn tiếng gọi quản lý ra hỏi chuyện. Quản lý xin lỗi rối rít và điều một nhân viên khác phục vụ bàn của anh. Điều đáng nói, là sau khi ra khỏi nhà hàng này, dừng ở quán cà phê khác, anh Thanh mới phát hiện một bên cửa xe ô tô của mình đã bị… vạch vài đường mỏng dính nhưng ngoằn nghèo, trắng ởn.
Anh bức xúc kể: “Tôi đã để lại 50.000 đồng tiền bo, mặc dù con bé nhân viên kia quá láo, dám giật ống hút của khách. Thế mà bảo vệ xe ở đây lại thông đồng chơi đểu khách thế này. Xe vừa đi từ quán ăn đến hàng cà phê đã bị xước. Còn ai dám quay lại đây ăn nữa”.
Anh Thanh cũng nghe nói dân có máu mặt, dân xã hội, “anh chị”, hùn nhau tiền mở hàng này. Nhân viên ở đây đều là họ hàng của chủ gửi gắm vào nên có thái độ như thế đều do cậy uy của chủ. Nhiều khách tới đây khó chịu thái độ, nhưng vì ngại dây với dân xã hội nên chỉ biết dặn nhau không quay lại nữa.
Hay như anh D. Quân, thực khách tới ăn hải sản ở một quán trên phố Huỳnh Thúc Kháng, khi ra về, lấy xe thì ngỡ ngàng vì một bên lốp bị xịt hết sạch hơi. Điều này thật vô lý bởi anh mới bơm căng 2 lốp, bảo dưỡng và thay dầu ngày hôm qua. Hóa ra, vì bị anh Quân ra mặt phê bình thói phục vụ “lồi lõm” của nhân viên nhà hàng, mà nhóm nhân viên này đã trả thù bằng cách chọc thủng lốp xe máy của anh.
Lúc ngồi ăn, anh Quân nhiều lần giục đồ ăn bị chậm, nhân viên không những xin lỗi và giục đồ cho khách, lại quay sang lườm nguýt, nói lấc cấc: “Chờ đi anh ơi, chờ đi ăn cho ngon!”. Nhìn đám nhân viên đầu xanh đầu đỏ, mặt mũi non choẹt mà anh không khỏi bức xúc. Sau đó, anh Quân phản ánh với quản lý về thái độ phục vụ, kèm chất lượng hải sản không tươi.
Kể lại chuyện này, anh vẫn chưa hết tức giận: “Khi tôi làm ầm lên tại sao xe lại bị xịt lốp, thanh niên bảo vệ ở đó còn lớn tiếng “Thích thì đền” và sẵn sàng bị trừ tiền công để đền tiền vá lốp cho tôi. Vấn đề không phải ở cái lốp, mà thái độ sẵn sàng trả thù, “xử” khách cho bõ tức của đám nhân viên lẫn bảo vệ khiến tôi sợ hãi. Từ nay chắc không dám đi ăn hàng nhiều, kẻo góp ý cũng bị xịt lốp xe!”.
Những vị khách như anh Việt Thanh và D. Quân vẫn còn may mắn, khi chưa bị bảo vệ “xử” bằng nắm đấm hoặc đánh tới mức ngất xỉu. Tuy thế, cách trả thù vặt với khách thế này quả thực khiến hình ảnh về văn hóa phục vụ ở Hà Nội bị ảnh hưởng rất nhiều. Không ít thực khách bỏ tiền tới nhà hàng thưởng thức món ngon, thế mà lúc về phải ấm ức vì được thưởng thức luôn cách phục vụ kiểu “bố đời”.
Anh Thanh cho biết: “Trách nhân viên 1, trách chủ 10. Mở hàng quán là để chào đón và phục vụ khách, thế mà họ tuyển bừa phứa, không dạy dỗ, bảo ban nhân viên. Cứ thế bảo sao mất khách lại đổ tại kinh tế kém”.
Trong phần trước, chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, kỳ quặc gây khó hiểu cho khách hàng của nhân viên, bảo vệ một số cửa hàng, nhà hàng tại Hà Nội. Mặc dù chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh, thế nhưng, dường như “đống sâu” này càng ngày càng bành trướng, khiến văn hóa phục vụ ở Thủ đô vốn đã không nhận được nhiều cảm tình, nay lại càng gây bức xúc.
Một điều khiến thực khách đi ăn ở nhiều nhà hàng, quán xá Hà Nội phải khó chịu, mặc dù khách cũng thuộc dạng “có tiền” và sẵn sàng “bo” hợp lý, là nhân viên cậy tên tuổi của chủ để vênh mặt với khách. Do nhân viên không được tuyển chọn kỹ lưỡng và trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện cẩn thận như nhà hàng 5 sao, nên ở những quán ăn thông thường, thậm chí có nơi đã thành nhà hàng, vẫn tồn tại phong cách phục vụ cậy tên tuổi của chủ. Nhân viên được nhận vào hầu hết là họ hàng, người quen ở quê gửi gắm chủ, nên chủ nhận vào mà không cần đào tạo bài bản gì, chỉ cần biết bưng bê, ghi món là xong. Cuối cùng, nhân viên học việc thì chậm, mà học cách vênh mặt, thái độ với khách thì rất nhanh. Thậm chí còn thù vặt, ghét khách là tìm cách “trả thù” bằng những cách khó đỡ.
Văn hóa phục vụ ở Hà Nội xem ra là điều còn phải bàn nhiều
Chủ nhật vừa rồi, anh Việt Thanh (trú tại phố Cửa Bắc, Hà Nội) đưa bạn gái đến ăn tối ở một nhà hàng mới mở trên phố S.T. Nhà hàng 3 tầng, trang trí rất hoành tráng, lại có bảng giá khá dễ chịu, nên khách tới ăn cũng đông. Cô nhân viên ghi món tỏ ra nhiệt tình tư vấn đủ loại hải sản, tôm hùm, cua hoàng đế… nhưng bạn gái anh Thanh chỉ muốn dùng đồ nhẹ nhàng nên gọi vài món dimsum kèm súp tôm. Thấy vậy, cô này bắt đầu thái độ khó chịu, ghi món mà không thèm nhìn mặt khách.
Nếu chỉ có thế thôi thì anh Thanh dù có khó chịu cũng đành bỏ qua để ăn tối vui vẻ với bạn gái. Thế nhưng sau đó, vì muốn uống nước bằng ống hút nên bạn gái anh hỏi nhân viên, cô phục vụ mặt vẫn vênh không thèm nhìn khách, trả lời ráo hoảnh: “Không có!”. Anh Thanh biết ngay gặp phải phục vụ “đểu”, bèn nhắn một nhân viên khác đem ống hút lên. Không ngờ, khi nhân viên này vừa đặt ống hút lên bàn, cô phục vụ kia lao đến, giật ống hút khỏi bàn, đem ra ngoài cười hô hố với người khác như “chiến tích”.
Quá bất ngờ trước thái độ phục vụ chưa từng có, sẵn sàng giật đồ lấy cho khách, anh Thanh lớn tiếng gọi quản lý ra hỏi chuyện. Quản lý xin lỗi rối rít và điều một nhân viên khác phục vụ bàn của anh. Điều đáng nói, là sau khi ra khỏi nhà hàng này, dừng ở quán cà phê khác, anh Thanh mới phát hiện một bên cửa xe ô tô của mình đã bị… vạch vài đường mỏng dính nhưng ngoằn nghèo, trắng ởn.
Anh bức xúc kể: “Tôi đã để lại 50.000 đồng tiền bo, mặc dù con bé nhân viên kia quá láo, dám giật ống hút của khách. Thế mà bảo vệ xe ở đây lại thông đồng chơi đểu khách thế này. Xe vừa đi từ quán ăn đến hàng cà phê đã bị xước. Còn ai dám quay lại đây ăn nữa”.
Anh Thanh cũng nghe nói dân có máu mặt, dân xã hội, “anh chị”, hùn nhau tiền mở hàng này. Nhân viên ở đây đều là họ hàng của chủ gửi gắm vào nên có thái độ như thế đều do cậy uy của chủ. Nhiều khách tới đây khó chịu thái độ, nhưng vì ngại dây với dân xã hội nên chỉ biết dặn nhau không quay lại nữa.
Hay như anh D. Quân, thực khách tới ăn hải sản ở một quán trên phố Huỳnh Thúc Kháng, khi ra về, lấy xe thì ngỡ ngàng vì một bên lốp bị xịt hết sạch hơi. Điều này thật vô lý bởi anh mới bơm căng 2 lốp, bảo dưỡng và thay dầu ngày hôm qua. Hóa ra, vì bị anh Quân ra mặt phê bình thói phục vụ “lồi lõm” của nhân viên nhà hàng, mà nhóm nhân viên này đã trả thù bằng cách chọc thủng lốp xe máy của anh.
Lúc ngồi ăn, anh Quân nhiều lần giục đồ ăn bị chậm, nhân viên không những xin lỗi và giục đồ cho khách, lại quay sang lườm nguýt, nói lấc cấc: “Chờ đi anh ơi, chờ đi ăn cho ngon!”. Nhìn đám nhân viên đầu xanh đầu đỏ, mặt mũi non choẹt mà anh không khỏi bức xúc. Sau đó, anh Quân phản ánh với quản lý về thái độ phục vụ, kèm chất lượng hải sản không tươi.
Kể lại chuyện này, anh vẫn chưa hết tức giận: “Khi tôi làm ầm lên tại sao xe lại bị xịt lốp, thanh niên bảo vệ ở đó còn lớn tiếng “Thích thì đền” và sẵn sàng bị trừ tiền công để đền tiền vá lốp cho tôi. Vấn đề không phải ở cái lốp, mà thái độ sẵn sàng trả thù, “xử” khách cho bõ tức của đám nhân viên lẫn bảo vệ khiến tôi sợ hãi. Từ nay chắc không dám đi ăn hàng nhiều, kẻo góp ý cũng bị xịt lốp xe!”.
Những vị khách như anh Việt Thanh và D. Quân vẫn còn may mắn, khi chưa bị bảo vệ “xử” bằng nắm đấm hoặc đánh tới mức ngất xỉu. Tuy thế, cách trả thù vặt với khách thế này quả thực khiến hình ảnh về văn hóa phục vụ ở Hà Nội bị ảnh hưởng rất nhiều. Không ít thực khách bỏ tiền tới nhà hàng thưởng thức món ngon, thế mà lúc về phải ấm ức vì được thưởng thức luôn cách phục vụ kiểu “bố đời”.
Anh Thanh cho biết: “Trách nhân viên 1, trách chủ 10. Mở hàng quán là để chào đón và phục vụ khách, thế mà họ tuyển bừa phứa, không dạy dỗ, bảo ban nhân viên. Cứ thế bảo sao mất khách lại đổ tại kinh tế kém”.
إرسال تعليق