Doanh số bán sản phẩm Apple tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong nửa đầu năm tài khóa vừa qua của “táo khuyết”.
Việt Nam vừa bất ngờ trở thành thị trường phát triển nóng nhất của Apple, khi doanh số sản phẩm “táo cắn dở” tại đây đã tăng gấp 3 lần trong nửa đầu năm tài khóa vừa qua (tính từ tháng 10/2013). Tốc độ tăng trưởng tại thị trường Việt Nam cũng cao gấp 5 lần so với Ấn Độ - nơi Apple coi là một thị trường chiến lược và cần phải giành giật thị phần càng lớn càng tốt, theo thông tin từ Reuters.
CEO Tim Cook đã không đề cập đến thị trường Việt Nam trong cuộc họp giao ban vừa qua của Apple với các nhà phân tích tài chính. Tuy nhiên, trong một cuộc hội nghị khách hàng vào thứ Tư (23/4), họ đã bắt đầu nói về tiềm năng của Việt Nam.
Doanh số bán iPhone tại Việt Nam luôn tăng gấp đôi vào mỗi quý và dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng cao do lượng người yêu công nghệ và sử dụng Internet, di động tại Việt Nam (chủ yếu trong độ tuổi thanh niên) đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại.
Theo Reuters, giới trẻ Việt Nam vẫn đang tiếp tục đổ về các cửa hàng để mua iPhone, sản phẩm có trị giá bằng một nửa so với thu nhập bình quân đầu người trong một năm.
“Nó có giá cao hơn 2 tháng lương của tôi”, một nhân viên văn phòng tên Phạm Mỹ Linh, 23 tuổi chia sẻ với Reuters sau khi chị này đồng ý mua một chiếc iPhone 5. “Nhưng tôi cần nó, để cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và đồng nghiệp”.
Một số nhà bán lẻ tại Việt Nam cho rằng, việc khát khao có được một địa vị tốt hơn trong xã hội đã đẩy người dùng Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm Apple cao hơn.
Cơn khát công nghệ tại Việt Nam không chỉ mang lại lợi nhuận cho Apple, mà nhiều nhà sản xuất khác như Samsung, Nokia cũng hưởng lợi. “Tôi không thấy dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế tại cửa hàng này”, quản lý của một đơn vị bán lẻ tại Hà Nội cho biết. “Người dùng không ngần ngại mua những sản phẩm có giá 1.000 USD. Những trường hợp như một gia đình mua liền 3 chiếc iPad không phải hiếm”.
Theo số liệu công bố hồi tháng 1 bởi GfK, smartphone chiếm 77% lượng điện thoại bán ra tại Việt Nam trong năm ngoái. Con số này tăng 135% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh số máy tính bảng còn tăng khủng khiếp hơn, 250% trong năm 2013, trong khi giá bán máy giảm khoảng 27%.
Rất nhiều công ty lớn đang nhắm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM - nơi tập trung 15 triệu dân sinh sống.
Việt Nam vừa bất ngờ trở thành thị trường phát triển nóng nhất của Apple, khi doanh số sản phẩm “táo cắn dở” tại đây đã tăng gấp 3 lần trong nửa đầu năm tài khóa vừa qua (tính từ tháng 10/2013). Tốc độ tăng trưởng tại thị trường Việt Nam cũng cao gấp 5 lần so với Ấn Độ - nơi Apple coi là một thị trường chiến lược và cần phải giành giật thị phần càng lớn càng tốt, theo thông tin từ Reuters.
CEO Tim Cook đã không đề cập đến thị trường Việt Nam trong cuộc họp giao ban vừa qua của Apple với các nhà phân tích tài chính. Tuy nhiên, trong một cuộc hội nghị khách hàng vào thứ Tư (23/4), họ đã bắt đầu nói về tiềm năng của Việt Nam.
iPhone là sản phẩm được đặc biệt ưa thích tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Mark.
Doanh số bán iPhone tại Việt Nam luôn tăng gấp đôi vào mỗi quý và dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng cao do lượng người yêu công nghệ và sử dụng Internet, di động tại Việt Nam (chủ yếu trong độ tuổi thanh niên) đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại.
Theo Reuters, giới trẻ Việt Nam vẫn đang tiếp tục đổ về các cửa hàng để mua iPhone, sản phẩm có trị giá bằng một nửa so với thu nhập bình quân đầu người trong một năm.
“Nó có giá cao hơn 2 tháng lương của tôi”, một nhân viên văn phòng tên Phạm Mỹ Linh, 23 tuổi chia sẻ với Reuters sau khi chị này đồng ý mua một chiếc iPhone 5. “Nhưng tôi cần nó, để cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và đồng nghiệp”.
Một số nhà bán lẻ tại Việt Nam cho rằng, việc khát khao có được một địa vị tốt hơn trong xã hội đã đẩy người dùng Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm Apple cao hơn.
Cảnh xếp hàng tại một điểm bán sản phẩm trong ngày đầu iPhone 5S chính hãng bán ra tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Mark.
Cơn khát công nghệ tại Việt Nam không chỉ mang lại lợi nhuận cho Apple, mà nhiều nhà sản xuất khác như Samsung, Nokia cũng hưởng lợi. “Tôi không thấy dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế tại cửa hàng này”, quản lý của một đơn vị bán lẻ tại Hà Nội cho biết. “Người dùng không ngần ngại mua những sản phẩm có giá 1.000 USD. Những trường hợp như một gia đình mua liền 3 chiếc iPad không phải hiếm”.
Theo số liệu công bố hồi tháng 1 bởi GfK, smartphone chiếm 77% lượng điện thoại bán ra tại Việt Nam trong năm ngoái. Con số này tăng 135% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh số máy tính bảng còn tăng khủng khiếp hơn, 250% trong năm 2013, trong khi giá bán máy giảm khoảng 27%.
Rất nhiều công ty lớn đang nhắm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM - nơi tập trung 15 triệu dân sinh sống.
إرسال تعليق