Ngôi vị "đắt đỏ nhất Việt Nam" không phải là Hà Nội như suy nghĩ từ trước đến nay của nhiều người, thành phố đắt nhất nước thuộc về Huế.
Hà Nội hay TP.HCM?
Dựa vào số liệu biến động giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, chúng tôi đã khảo sát biến động mức giá chung ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế và Đà Nẵng, với năm gốc được chọn là thời điểm bắt đầu có số liệu (tháng 10/2004). Tiếp đó, mức giá của 5 thành phố lớn được so sánh với mức giá chung của cả nước. Điều đó có nghĩa, trục hoành 0% là mức giá chung của cả nước, nếu Hải Phòng cao hơn 2,5%, tức giá cả ở Hải Phòng đắt hơn cả nước 2,5%. Cách hiểu này áp dụng cho tất cả đồ thị trong bài viết này.
Kết quả? Hà Nội rẻ thứ nhì và TP.HCM là nơi rẻ nhất trong năm thành phố lớn. Dân Sài Gòn lại có thêm một lý do để ca ngợi thành phố quê hương: trung tâm kinh tế số một còn có giá cả rẻ hơn tới hơn 6% so với cả nước. Còn nơi đắt nhất? Là Huế. "Đất Thần Kinh" bỏ xa bốn thành phố còn lại, khi đắt hơn bình quân cả nước tới hơn 9% và đắt hơn Sài Gòn gần 16%.
Vậy ấn tượng Hà Nội đắt đỏ từ đâu mà ra? Có lẽ là từ giá cả của thứ mà mọi người tiếp xúc nhiều nhất: thứ bỏ vào miệng. Thực vậy, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống của Hà Nội đã liên tục tăng nhanh hơn cả nước suốt từ nửa sau năm 2008 tới nay, và hiện đã đắt hơn 13% so với trung bình cả nước. Ngược lại, giá đồ ăn ở Huế lại là rẻ nhất, và giúp thành phố này che bớt phần nào "bộ mặt thật" của mình trước khách du lịch bốn phương.
Một cách giải thích là từ sau khi Hà Tây nhập vào Hà Nội năm 2008, hàng loạt dự án bất động sản được khởi động ở vùng đất vẫn cung cấp thực phẩm chính cho thủ đô. Đất đai để trồng trọt và chăn nuôi không còn, tất đẩy giá lên khi người Hà Nội phải tìm đến những khu vực xa hơn để có cái ăn.
Chênh lệch mức giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại các thành phố lớn so với mức giá hàng ăn uống cả nước qua các năm.
Còn TP.HCM, vì sao rẻ? Có hai lý do chính. Thứ nhất, giá nhà ở và vật liệu xây dựng ở đây đã giảm liên tục kể từ năm 2010, khi bong bóng bất động sản Sài Gòn vỡ. Thứ hai, giá dịch vụ y tế thành phố này chưa tăng và hiện đang thấp hơn gần 30% so với cả nước. Đến 1/6 tới đây, TP.HCM mới điều chỉnh giá, tức chậm hơn nhiều so với bốn thành phố còn lại. Nếu nhìn vào đồ thị mức giá của Huế, có thể thấy một số "bước nhảy vọt", đó là những lần thành phố này điều chỉnh giá y tế và giáo dục.
Hà Nội hay TP.HCM?
Dựa vào số liệu biến động giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, chúng tôi đã khảo sát biến động mức giá chung ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế và Đà Nẵng, với năm gốc được chọn là thời điểm bắt đầu có số liệu (tháng 10/2004). Tiếp đó, mức giá của 5 thành phố lớn được so sánh với mức giá chung của cả nước. Điều đó có nghĩa, trục hoành 0% là mức giá chung của cả nước, nếu Hải Phòng cao hơn 2,5%, tức giá cả ở Hải Phòng đắt hơn cả nước 2,5%. Cách hiểu này áp dụng cho tất cả đồ thị trong bài viết này.
Kết quả? Hà Nội rẻ thứ nhì và TP.HCM là nơi rẻ nhất trong năm thành phố lớn. Dân Sài Gòn lại có thêm một lý do để ca ngợi thành phố quê hương: trung tâm kinh tế số một còn có giá cả rẻ hơn tới hơn 6% so với cả nước. Còn nơi đắt nhất? Là Huế. "Đất Thần Kinh" bỏ xa bốn thành phố còn lại, khi đắt hơn bình quân cả nước tới hơn 9% và đắt hơn Sài Gòn gần 16%.
Chênh lệch mức giá tại các thành phố lớn so với mức giá chung cả nước qua các năm.
Vậy ấn tượng Hà Nội đắt đỏ từ đâu mà ra? Có lẽ là từ giá cả của thứ mà mọi người tiếp xúc nhiều nhất: thứ bỏ vào miệng. Thực vậy, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống của Hà Nội đã liên tục tăng nhanh hơn cả nước suốt từ nửa sau năm 2008 tới nay, và hiện đã đắt hơn 13% so với trung bình cả nước. Ngược lại, giá đồ ăn ở Huế lại là rẻ nhất, và giúp thành phố này che bớt phần nào "bộ mặt thật" của mình trước khách du lịch bốn phương.
Một cách giải thích là từ sau khi Hà Tây nhập vào Hà Nội năm 2008, hàng loạt dự án bất động sản được khởi động ở vùng đất vẫn cung cấp thực phẩm chính cho thủ đô. Đất đai để trồng trọt và chăn nuôi không còn, tất đẩy giá lên khi người Hà Nội phải tìm đến những khu vực xa hơn để có cái ăn.
Chênh lệch mức giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại các thành phố lớn so với mức giá hàng ăn uống cả nước qua các năm.
Chênh lệch mức giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại các thành phố lớn so với mức giá hàng ăn uống cả nước qua các năm.
Còn TP.HCM, vì sao rẻ? Có hai lý do chính. Thứ nhất, giá nhà ở và vật liệu xây dựng ở đây đã giảm liên tục kể từ năm 2010, khi bong bóng bất động sản Sài Gòn vỡ. Thứ hai, giá dịch vụ y tế thành phố này chưa tăng và hiện đang thấp hơn gần 30% so với cả nước. Đến 1/6 tới đây, TP.HCM mới điều chỉnh giá, tức chậm hơn nhiều so với bốn thành phố còn lại. Nếu nhìn vào đồ thị mức giá của Huế, có thể thấy một số "bước nhảy vọt", đó là những lần thành phố này điều chỉnh giá y tế và giáo dục.
إرسال تعليق