Apple và Samsung đã thống trị thị trường smartphone suốt những năm qua. Nhưng giờ đây, khi các thị trường phát triển về cơ bản đã bão hòa thì làn sóng tăng trưởng tiếp theo buộc phải xuất phát từ những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc.
Tại những quốc gia này, lượng điện thoại bán ra cho những người mới dùng smartphone lần đầu chắc chắn sẽ áp đảo doanh số tiêu thụ tại các thị trường phát triển. Rất nhiều người trong số họ sẽ chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nội, rẻ tiền và miễn là dùng được.
Nên biết rằng những thương hiệu bản địa này - như Xiaomi (Trung Quốc) và Micromax (Ấn Độ) chẳng hạn - không chỉ sống nhờ kinh doanh điện thoại. Họ cũng vận hành quầy ứng dụng riêng của mình (khá thành công), phát triển hệ điều hành và các dịch vụ di động riêng. Điều đó có nghĩa là họ hội tụ điều kiện cần và đủ để có thể thống trị cả hệ sinh thái di động tại các nước đang phát triển.
Bản báo cáo mới nhất từ BI Intelligence đã giải thích vì sao các hãng di động toàn cầu cần phải hợp tác nhiều hơn cùng Xiaomi, Micromax, chưa kể còn có Lenovo, Huawei, ZTE hay Coolpad - nếu như không muốn bỏ lỡ giai đoạn tăng trưởng thứ hai của thị trường di động.
Những lý do chính được BI Intelligence chỉ ra là các thương hiệu điện thoại bản địa nắm giữ chìa khóa trong việc ứng dụng nào sẽ được cài sẵn trên điện thoại. Do đó, khi BlackBerry muốn đưa dịch vụ nhắn tin BBM dành cho Android vào thị trường Ấn Độ, hãng này buộc phải ký kết thỏa thuận với Micromax.
Xiaomi đã sử dụng chiến lược 4 điểm để đạt được thành công chóng vánh trong 3 năm qua. 4 trên tổng số 10 smartphone Android ăn khách nhất tại Trung Quốc là do hãng này sản xuất. Những điểm mạnh và độc đáo trong chiến lược kinh doanh của Xiaomi là quản lý kho hàng chặt chẽ và nhận phản hồi từ người dùng một cách tích cực.
Tuy nhiên, cả Xiaomi lẫn Micromax đều không thỏa mãn với vị trí mà họ đạt được trong nước. Hai hãng này đang mở rộng rất nhanh như Micromax thâm nhập Nepal, Bangladesh và Sri Lanka, trong khi Xiaomi xuất hiện ở Singapore và đang để mắt tới Malaysia, Brazil.
Theo số liệu thống kê thị trường mới nhất từ IDC, các thương hiệu điện thoại nội địa đang chiếm tới 40% thị trường smartphone Trung Quốc và 25% thị trường Ấn Độ. Quầy ứng dụng mà Xiaomi đang vận hành nằm trong danh sách 5 quầy ứng dụng lớn nhất nước này. Cùng với nhau, 5 thương hiệu hàng đầu Trung Quốc và 2 thương hiệu hàng đầu Ấn Độ tạo thành nhóm "Bản địa 7", theo cách gọi của BI Intelligence. Mỗi quý, họ xuất xưởng 65 triệu chiếc smartphone ra toàn thế giới, nhiều hơn cả Apple và sắp đuổi kịp Samsung.
Thế mạnh không thể phủ nhận, vũ khí cạnh tranh chủ lực của các thương hiệu nội địa này chính là giá rẻ. Họ có thể tung ra những sản phẩm với cấu hình tương đương các smartphone đắt tiền của phương Tây với giá thành chỉ bằng một nửa hoặc 2/3. Chẳng hạn, một chiếc smartphone Micromax có cấu hình ngang hàng với iPhone 5C đang được bán với giá chỉ bằng 1/4 so với đối thủ.
Một mẫu smartphone ăn khách của Micromax được bán với giá chỉ bằng 1/4 hoặc 1/2 so với các đối thủ cùng cấu hình đến từ những thương hiệu quốc tế.
Tại những quốc gia này, lượng điện thoại bán ra cho những người mới dùng smartphone lần đầu chắc chắn sẽ áp đảo doanh số tiêu thụ tại các thị trường phát triển. Rất nhiều người trong số họ sẽ chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nội, rẻ tiền và miễn là dùng được.
Nên biết rằng những thương hiệu bản địa này - như Xiaomi (Trung Quốc) và Micromax (Ấn Độ) chẳng hạn - không chỉ sống nhờ kinh doanh điện thoại. Họ cũng vận hành quầy ứng dụng riêng của mình (khá thành công), phát triển hệ điều hành và các dịch vụ di động riêng. Điều đó có nghĩa là họ hội tụ điều kiện cần và đủ để có thể thống trị cả hệ sinh thái di động tại các nước đang phát triển.
Bản báo cáo mới nhất từ BI Intelligence đã giải thích vì sao các hãng di động toàn cầu cần phải hợp tác nhiều hơn cùng Xiaomi, Micromax, chưa kể còn có Lenovo, Huawei, ZTE hay Coolpad - nếu như không muốn bỏ lỡ giai đoạn tăng trưởng thứ hai của thị trường di động.
Những lý do chính được BI Intelligence chỉ ra là các thương hiệu điện thoại bản địa nắm giữ chìa khóa trong việc ứng dụng nào sẽ được cài sẵn trên điện thoại. Do đó, khi BlackBerry muốn đưa dịch vụ nhắn tin BBM dành cho Android vào thị trường Ấn Độ, hãng này buộc phải ký kết thỏa thuận với Micromax.
Xiaomi đã sử dụng chiến lược 4 điểm để đạt được thành công chóng vánh trong 3 năm qua. 4 trên tổng số 10 smartphone Android ăn khách nhất tại Trung Quốc là do hãng này sản xuất. Những điểm mạnh và độc đáo trong chiến lược kinh doanh của Xiaomi là quản lý kho hàng chặt chẽ và nhận phản hồi từ người dùng một cách tích cực.
Tuy nhiên, cả Xiaomi lẫn Micromax đều không thỏa mãn với vị trí mà họ đạt được trong nước. Hai hãng này đang mở rộng rất nhanh như Micromax thâm nhập Nepal, Bangladesh và Sri Lanka, trong khi Xiaomi xuất hiện ở Singapore và đang để mắt tới Malaysia, Brazil.
Theo số liệu thống kê thị trường mới nhất từ IDC, các thương hiệu điện thoại nội địa đang chiếm tới 40% thị trường smartphone Trung Quốc và 25% thị trường Ấn Độ. Quầy ứng dụng mà Xiaomi đang vận hành nằm trong danh sách 5 quầy ứng dụng lớn nhất nước này. Cùng với nhau, 5 thương hiệu hàng đầu Trung Quốc và 2 thương hiệu hàng đầu Ấn Độ tạo thành nhóm "Bản địa 7", theo cách gọi của BI Intelligence. Mỗi quý, họ xuất xưởng 65 triệu chiếc smartphone ra toàn thế giới, nhiều hơn cả Apple và sắp đuổi kịp Samsung.
Thế mạnh không thể phủ nhận, vũ khí cạnh tranh chủ lực của các thương hiệu nội địa này chính là giá rẻ. Họ có thể tung ra những sản phẩm với cấu hình tương đương các smartphone đắt tiền của phương Tây với giá thành chỉ bằng một nửa hoặc 2/3. Chẳng hạn, một chiếc smartphone Micromax có cấu hình ngang hàng với iPhone 5C đang được bán với giá chỉ bằng 1/4 so với đối thủ.
إرسال تعليق