1. Đi học về, "chàng trai 5 tuổi" lao vào moi moi, lục lục...rồi thét lên: "Toàn là đồ Trung Quốc. Sao đồ chơi của con toàn Made in China thế này". Thế là chàng lấy bao gom hết lại thành một túi to, nói dõng dạc với bà: "Bà ơi, vứt hết đi dùm con".
- “Nhưng đồ chơi của con là hàng Trung Quốc tốt. Hàng từ Mỹ, Nhật... nhựa tốt mà con. Hàng Trung Quốc xuất qua các nước phát triển chắc là chơi được con à”.
"Không ạ. Con vẫn thấy ghi là Made in China. Con và các bạn thống nhất, China là vứt hết ạ."
(Hic... Cũng hay mà bà cũng tiếc đứt ruột...)
2. Một, hai, rồi ba cửa hàng đồ chơi..., câu trả lời của chủ tiệm "100% đồ Trung Quốc cháu ạ".
"Chàng" thất vọng vô cùng. Thở dài đánh sượt. Cả 1 tuần ngóng đến chiều thứ 7 để được mua con robot... Thế mà.
- "Tùy con đấy. Nếu thích, con cứ chọn màu đi".
Mắt nhìn đăm đắm vào con robot màu đỏ với cây kiếm phép thuật mơ ước lâu nay...
Một phút im lặng, rồi "chàng" kiên quyết: "Made in China thì con không mua đâu ạ".
3. Bây giờ thành thói quen, bất cứ món gì lọt vào tay, “chàng” đều săm soi, truy tìm gốc tích. Cả nhà “điên đầu” giải thích.
Bà đang xem phim Tân Bao Thanh Thiên, "chàng" đi học về nhào vào tắt phụt: "Cô giáo bảo không dùng hàng Trung Quốc mà bà".
Mẹ chợt nghĩ ra cái máy laptop cũng ghi “Made in China” mà. Chết rồi, phải mau mau dán kín, ngụy trang nơi sản xuất kẻo nó lại rơi tòm vào thùng rác.
4. Sau mấy ngày "chiến đấu" với cuộc chiến vứt hàng Trung Quốc, từ tối qua mẹ mới thấy được chút lợi lộc.
Từ giờ bất cứ món gì “chàng” đòi, được gắn mác “Made in China” thì mẹ sẽ nói: "Hàng Trung Quốc đấy. Tùy con thôi".
Không phải mất nhiều thời gian giải thích như trước đây, chỉ cần một câu nhẹ nhàng như thế là chàng im ngay. Không lẹo nhẹo đòi nữa.
5. - “Vì sao con không dùng đồ Trung Quốc?”
- “Cô giáo con nói, họ bán hàng cho mình có tiền lại làm súng bắn tàu, chiếm biển của mình. Mai mốt mình không còn cá tôm ăn nữa. Cô con bảo, khi nào Trung Quốc rút đi, thì ta lại dùng hàng của họ”.
Hình như có ai đó nói rằng: “Cô giáo là người ảnh hưởng nhất đến con trẻ” - nhận xét này không sai nhưng chưa đầy đủ, phải nói rằng: “Cô giáo mầm non có ảnh hưởng gần như tuyệt đối đến các con”.
Bất cứ điều gì cô dạy cũng “linh” hơn cha mẹ ở nhà ra rả nói.
6. Những ngày này, tấm bản đồ Việt Nam được các cô tô rất đậm hai quần đảo “Trường Sa” và “Hoàng Sa”. Các con cứ xúm xít chỉ chỉ trỏ trỏ vào đảo khoe: Con thích ngồi gần đây để bảo vệ đảo của mình.
“Sao đồ chơi toàn Made in China thế này? Vứt hết đi dùm con!”
“Sao đồ chơi toàn Made in China thế này? Vứt hết đi dùm con!”
Các cô giáo thể hiện tình yêu nước dịu dàng, nhẹ nhàng như thế. Các cô đã gieo vào lòng những búp măng non tinh thần yêu nước tự nhiên, thật tự nhiên như thế.
- “Nhưng đồ chơi của con là hàng Trung Quốc tốt. Hàng từ Mỹ, Nhật... nhựa tốt mà con. Hàng Trung Quốc xuất qua các nước phát triển chắc là chơi được con à”.
"Không ạ. Con vẫn thấy ghi là Made in China. Con và các bạn thống nhất, China là vứt hết ạ."
(Hic... Cũng hay mà bà cũng tiếc đứt ruột...)
2. Một, hai, rồi ba cửa hàng đồ chơi..., câu trả lời của chủ tiệm "100% đồ Trung Quốc cháu ạ".
"Chàng" thất vọng vô cùng. Thở dài đánh sượt. Cả 1 tuần ngóng đến chiều thứ 7 để được mua con robot... Thế mà.
- "Tùy con đấy. Nếu thích, con cứ chọn màu đi".
Mắt nhìn đăm đắm vào con robot màu đỏ với cây kiếm phép thuật mơ ước lâu nay...
Một phút im lặng, rồi "chàng" kiên quyết: "Made in China thì con không mua đâu ạ".
3. Bây giờ thành thói quen, bất cứ món gì lọt vào tay, “chàng” đều săm soi, truy tìm gốc tích. Cả nhà “điên đầu” giải thích.
Bà đang xem phim Tân Bao Thanh Thiên, "chàng" đi học về nhào vào tắt phụt: "Cô giáo bảo không dùng hàng Trung Quốc mà bà".
Mẹ chợt nghĩ ra cái máy laptop cũng ghi “Made in China” mà. Chết rồi, phải mau mau dán kín, ngụy trang nơi sản xuất kẻo nó lại rơi tòm vào thùng rác.
4. Sau mấy ngày "chiến đấu" với cuộc chiến vứt hàng Trung Quốc, từ tối qua mẹ mới thấy được chút lợi lộc.
Từ giờ bất cứ món gì “chàng” đòi, được gắn mác “Made in China” thì mẹ sẽ nói: "Hàng Trung Quốc đấy. Tùy con thôi".
Không phải mất nhiều thời gian giải thích như trước đây, chỉ cần một câu nhẹ nhàng như thế là chàng im ngay. Không lẹo nhẹo đòi nữa.
5. - “Vì sao con không dùng đồ Trung Quốc?”
- “Cô giáo con nói, họ bán hàng cho mình có tiền lại làm súng bắn tàu, chiếm biển của mình. Mai mốt mình không còn cá tôm ăn nữa. Cô con bảo, khi nào Trung Quốc rút đi, thì ta lại dùng hàng của họ”.
Hình như có ai đó nói rằng: “Cô giáo là người ảnh hưởng nhất đến con trẻ” - nhận xét này không sai nhưng chưa đầy đủ, phải nói rằng: “Cô giáo mầm non có ảnh hưởng gần như tuyệt đối đến các con”.
Bất cứ điều gì cô dạy cũng “linh” hơn cha mẹ ở nhà ra rả nói.
6. Những ngày này, tấm bản đồ Việt Nam được các cô tô rất đậm hai quần đảo “Trường Sa” và “Hoàng Sa”. Các con cứ xúm xít chỉ chỉ trỏ trỏ vào đảo khoe: Con thích ngồi gần đây để bảo vệ đảo của mình.
“Sao đồ chơi toàn Made in China thế này? Vứt hết đi dùm con!”
“Sao đồ chơi toàn Made in China thế này? Vứt hết đi dùm con!”
Bé nào cũng thích ngồi cạnh bản đồ để “canh giữ” hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh chụp sáng 20/5, tại Trường mầm non Sương Mai, quận 3, TPHCM.
Các cô giáo thể hiện tình yêu nước dịu dàng, nhẹ nhàng như thế. Các cô đã gieo vào lòng những búp măng non tinh thần yêu nước tự nhiên, thật tự nhiên như thế.
إرسال تعليق