Hình ảnh tiếp viên hàng không với tà áo dài thướt tha, được “đi mây về gió” khiến nhiều bạn trẻ mơ ước. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài.
Gần một tháng sau vụ Nguyễn Bích Ngọc - tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) - bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ vì nghi ngờ có liên quan đến đường dây vận chuyển hàng trộm cắp, đoàn tiếp viên của VNA không muốn tiếp xúc với báo giới và họ không muốn bị phơi bày thêm với công luận bởi vụ việc phần nào đã làm hỏng hình ảnh của đội ngũ tiếp viên hàng không. Trên thực tế, tiếp viên hàng không là nghề rất vất vả, làm dâu trăm họ trên các chuyến bay và cũng đầy cám dỗ, dễ sa chân vào con đường phạm tội.
Không hề nhàn hạ
Hiếm có nghề nào yêu cầu thời gian làm việc khắt khe như phi công và tiếp viên hàng không. Nếu chuyến bay sớm nhất trong ngày khởi hành lúc 6h, tiếp viên phải dậy lúc 3h hoặc 3h30 tùy vị trí rồi có mặt ở đoàn bay lúc 4h30. Đến muộn 5 phút ở cuộc họp nhanh trước giờ khởi hành, tiếp viên phải làm tường trình. Báo nghỉ ốm đột xuất nhiều cũng phải làm tường trình kèm theo giấy của phòng khám hoặc bệnh viện…
Trong chuyến bay, thời tiết ổn định không gây xóc, lắc nhưng tiếp viên phục vụ ăn, uống làm đổ nước hoặc rớt thức ăn vào người khách thì phải lập tức xin lỗi. Đến cuối tháng, tiếp viên có thể bị trừ lương vì sơ suất trong quy trình nghiệp vụ…
Hơn 20 năm trong nghề, gắn bó với hãng hàng không Jetstar Pacific từ những ngày đầu, chị Lê Nguyễn Hoàng Trinh, tiếp viên trưởng JP, cho biết đã trải nghiệm đủ mọi vui buồn. Chị kể thời gian đầu mới hoạt động, mọi thứ khá đơn giản vì máy bay ít, tiếp viên cũng ít, hành khách đi máy bay là những người có điều kiện về kinh tế. Đến tháng 5/2008, hãng chính thức tham gia cùng hệ thống Jetstar toàn cầu, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam.
“Trước đây, giá vé máy bay bao gồm tất cả dịch vụ cung cấp thức uống, đồ ăn miễn phí cho khách. Niềm vui thời đó là tiếp viên nhận suất ăn đầu chuyến, hâm thức ăn, xếp vào xe rồi phục vụ cho khách. Đến khi theo mô hình giá rẻ, tiếp viên không chỉ niềm nở phục vụ khách mà phải năng động hơn, giống như nhân viên bán hàng tiếp cận hành khách, mời mua hàng và đem doanh thu về cho hãng. Thời gian nói chuyện với khách nhiều hơn, phải nỗ lực hơn và cũng mệt hơn” - chị Trinh chia sẻ.
Nguy hiểm rình rập
Nhiều tiếp viên cho biết trong tất cả các tình huống bất ngờ thì sự cố liên quan đến an ninh, an toàn là đáng ngại và nguy hiểm nhất. Nguyễn Anh Viên, cựu tiếp viên của VNA, chia sẻ có lần gặp phải thời tiết xấu, máy bay rơi tự do trong vài giây, toàn bộ tổ tiếp viên bị va đập với trần máy bay gây chấn thương. Khi máy bay vừa đáp xuống, cả tổ phải vào ngay bệnh viện. “So với các phương tiện khác, hàng không có thể an toàn hơn nhưng hậu quả của nó thì luôn khủng khiếp” - Viên nói.
Một chiều tháng 8/2013, nhiều hãng hàng không khai thác đường bay Hà Nội - Bangkok (Thái Lan) đều vướng vào vùng nhiễu động trời trong (clear air turbulence) - hiện tượng mà hiện nay radar thời tiết của máy bay chưa phát hiện được. Một chuyến bay của VNA chở theo 8 nhân viên phi hành đoàn và 104 hành khách đang bay bằng ở độ cao 36.000 feet (tương đương 10.973 m) bị rung lắc mạnh, hạ độ cao đột ngột 122 m khiến hành khách hốt hoảng, cảm giác như máy bay đang rơi tự do. Lúc này cũng là giờ phục vụ bữa ăn nóng nên đồ ăn vương vãi khắp sàn, 2 tiếp viên bị choáng do va đập vào xe chở đồ ăn, một hành khách khác bị đau chân. Rất may là sự cố chỉ diễn ra trong vài phút, tổ tiếp viên kịp thời thông báo trên hệ thống loa phát thanh để trấn an, vãn hồi trật tự trên khoang hành khách.
Gần thời điểm này, một chuyến bay của VietJet Air từ Bangkok về TP.HCM cũng đi vào vùng nhiễu động. Bốn tiếp viên đang phục vụ trong khoang lập tức triển khai quy trình ứng phó: Hai tiếp viên giữ chặt xe đồ ăn đang ở giữa lối đi để chống va đập gây thương tích, đồng thời lên tiếng trấn an hành khách trong khi 2 người còn lại đi đến đầu và cuối máy bay kiểm tra, đưa khách ra khỏi nhà vệ sinh.
Khi máy bay hết rung lắc, tiếp viên của cả 2 hãng dù có người bị thương nhưng phải quên đi tình trạng đau đớn, tìm xem có hành khách nào cần trợ giúp và dọn dẹp hành lý, thức ăn vương vãi. Chỉ đến khi người khách cuối cùng rời máy bay, tổ tiếp viên mới xem đến sức khỏe của bản thân. VNA có 2 người và VietJet Air có một người phải rời máy bay đến thẳng Bệnh viện Bangkok để kiểm tra sức khỏe. Tổ bay được huấn luyện phải biết quên mình, trong mọi tình huống họ phải là người cuối cùng rời máy bay sau khi nỗ lực sơ tán hành khách. “Lúc sự cố xảy ra, tiếp viên nữ phải tháo giày, buộc 2 tà áo dài lại, sẵn sàng cõng khách mắc kẹt ra cửa thoát hiểm và giúp họ xuống bằng máng trượt để rời khỏi máy bay một cách nhanh nhất” - một tiếp viên của VNA nói.
Do thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột nên nhiều tiếp viên đã mắc phải bệnh viêm xoang, viêm họng, cảm cúm và bệnh sẽ nặng theo thâm niên công tác… Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tiếp viên của Jetstar Pacific, phải bay liên tục trong mùa cao điểm Tết, lại thêm công việc quản lý khiến chị bị chứng bệnh điếc đột ngột cấp tính. Chị kể: Trước khi bay thấy bình thường, chỉ thấy trống tai, ù tai và khi bước vào máy bay tự nhiên thính giác kém đi. Lúc máy bay cất cánh, chị có cảm giác tiếng ồn nhỏ hơn bình thường nên phải rất tập trung mới nghe được đồng nghiệp nói. “Bác sĩ nói đây là một dạng bị stress do căng thẳng, tập trung cao độ liên tục khiến máu không lưu thông và gây chứng điếc đột ngột, phải nghỉ ngơi mất hơn 10 ngày” - chị Lan nhớ lại.
Gần một tháng sau vụ Nguyễn Bích Ngọc - tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) - bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ vì nghi ngờ có liên quan đến đường dây vận chuyển hàng trộm cắp, đoàn tiếp viên của VNA không muốn tiếp xúc với báo giới và họ không muốn bị phơi bày thêm với công luận bởi vụ việc phần nào đã làm hỏng hình ảnh của đội ngũ tiếp viên hàng không. Trên thực tế, tiếp viên hàng không là nghề rất vất vả, làm dâu trăm họ trên các chuyến bay và cũng đầy cám dỗ, dễ sa chân vào con đường phạm tội.
Không hề nhàn hạ
Hiếm có nghề nào yêu cầu thời gian làm việc khắt khe như phi công và tiếp viên hàng không. Nếu chuyến bay sớm nhất trong ngày khởi hành lúc 6h, tiếp viên phải dậy lúc 3h hoặc 3h30 tùy vị trí rồi có mặt ở đoàn bay lúc 4h30. Đến muộn 5 phút ở cuộc họp nhanh trước giờ khởi hành, tiếp viên phải làm tường trình. Báo nghỉ ốm đột xuất nhiều cũng phải làm tường trình kèm theo giấy của phòng khám hoặc bệnh viện…
Trong chuyến bay, thời tiết ổn định không gây xóc, lắc nhưng tiếp viên phục vụ ăn, uống làm đổ nước hoặc rớt thức ăn vào người khách thì phải lập tức xin lỗi. Đến cuối tháng, tiếp viên có thể bị trừ lương vì sơ suất trong quy trình nghiệp vụ…
Hơn 20 năm trong nghề, gắn bó với hãng hàng không Jetstar Pacific từ những ngày đầu, chị Lê Nguyễn Hoàng Trinh, tiếp viên trưởng JP, cho biết đã trải nghiệm đủ mọi vui buồn. Chị kể thời gian đầu mới hoạt động, mọi thứ khá đơn giản vì máy bay ít, tiếp viên cũng ít, hành khách đi máy bay là những người có điều kiện về kinh tế. Đến tháng 5/2008, hãng chính thức tham gia cùng hệ thống Jetstar toàn cầu, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam.
Tiếp viên hàng không ngoài việc niềm nở phục vụ khách, còn phải năng động hơn, giống như nhân viên bán hàng tiếp cận hành khách.
Nguy hiểm rình rập
Nhiều tiếp viên cho biết trong tất cả các tình huống bất ngờ thì sự cố liên quan đến an ninh, an toàn là đáng ngại và nguy hiểm nhất. Nguyễn Anh Viên, cựu tiếp viên của VNA, chia sẻ có lần gặp phải thời tiết xấu, máy bay rơi tự do trong vài giây, toàn bộ tổ tiếp viên bị va đập với trần máy bay gây chấn thương. Khi máy bay vừa đáp xuống, cả tổ phải vào ngay bệnh viện. “So với các phương tiện khác, hàng không có thể an toàn hơn nhưng hậu quả của nó thì luôn khủng khiếp” - Viên nói.
Một chiều tháng 8/2013, nhiều hãng hàng không khai thác đường bay Hà Nội - Bangkok (Thái Lan) đều vướng vào vùng nhiễu động trời trong (clear air turbulence) - hiện tượng mà hiện nay radar thời tiết của máy bay chưa phát hiện được. Một chuyến bay của VNA chở theo 8 nhân viên phi hành đoàn và 104 hành khách đang bay bằng ở độ cao 36.000 feet (tương đương 10.973 m) bị rung lắc mạnh, hạ độ cao đột ngột 122 m khiến hành khách hốt hoảng, cảm giác như máy bay đang rơi tự do. Lúc này cũng là giờ phục vụ bữa ăn nóng nên đồ ăn vương vãi khắp sàn, 2 tiếp viên bị choáng do va đập vào xe chở đồ ăn, một hành khách khác bị đau chân. Rất may là sự cố chỉ diễn ra trong vài phút, tổ tiếp viên kịp thời thông báo trên hệ thống loa phát thanh để trấn an, vãn hồi trật tự trên khoang hành khách.
Gần thời điểm này, một chuyến bay của VietJet Air từ Bangkok về TP.HCM cũng đi vào vùng nhiễu động. Bốn tiếp viên đang phục vụ trong khoang lập tức triển khai quy trình ứng phó: Hai tiếp viên giữ chặt xe đồ ăn đang ở giữa lối đi để chống va đập gây thương tích, đồng thời lên tiếng trấn an hành khách trong khi 2 người còn lại đi đến đầu và cuối máy bay kiểm tra, đưa khách ra khỏi nhà vệ sinh.
Khi máy bay hết rung lắc, tiếp viên của cả 2 hãng dù có người bị thương nhưng phải quên đi tình trạng đau đớn, tìm xem có hành khách nào cần trợ giúp và dọn dẹp hành lý, thức ăn vương vãi. Chỉ đến khi người khách cuối cùng rời máy bay, tổ tiếp viên mới xem đến sức khỏe của bản thân. VNA có 2 người và VietJet Air có một người phải rời máy bay đến thẳng Bệnh viện Bangkok để kiểm tra sức khỏe. Tổ bay được huấn luyện phải biết quên mình, trong mọi tình huống họ phải là người cuối cùng rời máy bay sau khi nỗ lực sơ tán hành khách. “Lúc sự cố xảy ra, tiếp viên nữ phải tháo giày, buộc 2 tà áo dài lại, sẵn sàng cõng khách mắc kẹt ra cửa thoát hiểm và giúp họ xuống bằng máng trượt để rời khỏi máy bay một cách nhanh nhất” - một tiếp viên của VNA nói.
Do thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột nên nhiều tiếp viên đã mắc phải bệnh viêm xoang, viêm họng, cảm cúm và bệnh sẽ nặng theo thâm niên công tác… Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tiếp viên của Jetstar Pacific, phải bay liên tục trong mùa cao điểm Tết, lại thêm công việc quản lý khiến chị bị chứng bệnh điếc đột ngột cấp tính. Chị kể: Trước khi bay thấy bình thường, chỉ thấy trống tai, ù tai và khi bước vào máy bay tự nhiên thính giác kém đi. Lúc máy bay cất cánh, chị có cảm giác tiếng ồn nhỏ hơn bình thường nên phải rất tập trung mới nghe được đồng nghiệp nói. “Bác sĩ nói đây là một dạng bị stress do căng thẳng, tập trung cao độ liên tục khiến máu không lưu thông và gây chứng điếc đột ngột, phải nghỉ ngơi mất hơn 10 ngày” - chị Lan nhớ lại.
إرسال تعليق