Phủ tổng thống Philippines đã lên tiếng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc với đường 10 đoạn tuyên bố chủ quyền 90% biển Đông. Manila coi đây là một động thái làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Thư ký báo chí của tổng thống Philippines, Herminio Coloma Jr., nói bản đồ mới “là một động thái không có ích gì cho sự ổn định của khu vực”. “Chúng tôi xin lặp lại việc chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền trên biển một cách hòa bình ở biển Tây Philippines (tức biển Đông)”, ông nói trong một tuyên bố.
Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa xã đăng tải các bản đồ của Nhà xuất bản bản đồ Hồ Nam trong đó đánh dấu một đường mười đoạn trên biển của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan và sát vào bờ biển Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan cũng như Luzon của Philippines.
Trong khi Philippines phản ứng khá quyết liệt, cho tới giờ các nước Malaysia và Brunei chưa lên tiếng gì về bản đồ mới. Các nhà phân tích nói phản ứng có phần rụt rè của Malaysia là do nước này có khoảng cách xa với Trung Quốc và do các quan hệ kinh tế thương mại rất chặt chẽ giữa hai phía.
“Malaysia và Trung Quốc có tranh cãi ở biển Hoa Nam (biển Đông), nhưng cả hai bên chia sẻ sự nhất trí chung trong việc xử lý các vấn đề tranh cãi”, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra một tuyên bố ngày 24-6, đúng vào ngày họ công bố bản đồ mới.
Cho tới giờ, chính quyền Malaysia duy trì chính sách đề cập rất ít tới việc Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự cũng như các tranh chấp trên biển. Báo Mỹ The Wall Street Journal nói họ đã liên lạc với chính phủ Malaysia, nhưng Kuala Lumpur từ chối đưa ra bình luận.
Hiện một số mỏ dầu và khí đốt lớn nhất ở biển Đông nằm ngoài khơi các bang Sabah và Sarawak, bên phía đảo Borneo của Malaysia, theo Cục thông tin nhiên liệu Mỹ. Ít nhất chín lô dầu và khí đốt ở đây hiện đang được thăm dò và có thể sẽ bắt đầu được khai thác trong vòng hai năm nữa, với các nhà đầu tư là công ty Hà Lan Royal Dutch Shell, công ty Mỹ Murphy Oil, ConocoPhillips và hãng dầu khí quốc gia Malaysia, Petronas.
Trong đường mười đoạn vừa được Trung Quốc công bố, phần gần Malaysia cách bờ biển bang Sarawak khoảng 55 km. Khoảng 400 mỏ dầu của Malaysia và hàng trăm dự án dầu mỏ khác của nước này nằm rất sâu trong vùng tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
“Cả Malaysia và Brunei có khuynh hướng không muốn làm căng ở biển Đông, và không như Việt Nam hay Philippines, tranh cãi của họ không làm quan hệ song phương với Trung Quốc trở nên xấu đi”, WSJ dẫn lời Ian Storey, nghiên cứu cấp cao ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong năm thứ năm liên tiếp vào năm 2013, khi trao đổi mậu dịch hai chiều ước tính đạt 62 tỉ USD, theo số liệu từ Bộ ngoại thương Malaysia. Malaysia cũng là nhà cung cấp khí hóa lỏng lớn thứ ba cho Trung Quốc. Hồi tháng 4, công ty nhà nước Trung Quốc China Petroleum & Chemical, hay Sinopec, đã gia nhập một dự án do Petronas làm chủ đầu tư ở Canada.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực gần Malaysia trên biển Đông. Hồi tháng 1, họ đã cử cả một đội tàu chiến tới rạn James, một dải san hô chỉ cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km, mà cả Trung Quốc và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền.
“Malaysia sớm muộn cũng phải có câu trả lời rõ ràng về chính sách của họ ở biển Đông”, tiến sĩ Storey kết luận.
Bản đồ mới của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý với biển Đông - Ảnh: inquirer.net
Thư ký báo chí của tổng thống Philippines, Herminio Coloma Jr., nói bản đồ mới “là một động thái không có ích gì cho sự ổn định của khu vực”. “Chúng tôi xin lặp lại việc chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền trên biển một cách hòa bình ở biển Tây Philippines (tức biển Đông)”, ông nói trong một tuyên bố.
Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa xã đăng tải các bản đồ của Nhà xuất bản bản đồ Hồ Nam trong đó đánh dấu một đường mười đoạn trên biển của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan và sát vào bờ biển Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan cũng như Luzon của Philippines.
Trong khi Philippines phản ứng khá quyết liệt, cho tới giờ các nước Malaysia và Brunei chưa lên tiếng gì về bản đồ mới. Các nhà phân tích nói phản ứng có phần rụt rè của Malaysia là do nước này có khoảng cách xa với Trung Quốc và do các quan hệ kinh tế thương mại rất chặt chẽ giữa hai phía.
“Malaysia và Trung Quốc có tranh cãi ở biển Hoa Nam (biển Đông), nhưng cả hai bên chia sẻ sự nhất trí chung trong việc xử lý các vấn đề tranh cãi”, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra một tuyên bố ngày 24-6, đúng vào ngày họ công bố bản đồ mới.
Cho tới giờ, chính quyền Malaysia duy trì chính sách đề cập rất ít tới việc Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự cũng như các tranh chấp trên biển. Báo Mỹ The Wall Street Journal nói họ đã liên lạc với chính phủ Malaysia, nhưng Kuala Lumpur từ chối đưa ra bình luận.
Hiện một số mỏ dầu và khí đốt lớn nhất ở biển Đông nằm ngoài khơi các bang Sabah và Sarawak, bên phía đảo Borneo của Malaysia, theo Cục thông tin nhiên liệu Mỹ. Ít nhất chín lô dầu và khí đốt ở đây hiện đang được thăm dò và có thể sẽ bắt đầu được khai thác trong vòng hai năm nữa, với các nhà đầu tư là công ty Hà Lan Royal Dutch Shell, công ty Mỹ Murphy Oil, ConocoPhillips và hãng dầu khí quốc gia Malaysia, Petronas.
Trong đường mười đoạn vừa được Trung Quốc công bố, phần gần Malaysia cách bờ biển bang Sarawak khoảng 55 km. Khoảng 400 mỏ dầu của Malaysia và hàng trăm dự án dầu mỏ khác của nước này nằm rất sâu trong vùng tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
“Cả Malaysia và Brunei có khuynh hướng không muốn làm căng ở biển Đông, và không như Việt Nam hay Philippines, tranh cãi của họ không làm quan hệ song phương với Trung Quốc trở nên xấu đi”, WSJ dẫn lời Ian Storey, nghiên cứu cấp cao ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong năm thứ năm liên tiếp vào năm 2013, khi trao đổi mậu dịch hai chiều ước tính đạt 62 tỉ USD, theo số liệu từ Bộ ngoại thương Malaysia. Malaysia cũng là nhà cung cấp khí hóa lỏng lớn thứ ba cho Trung Quốc. Hồi tháng 4, công ty nhà nước Trung Quốc China Petroleum & Chemical, hay Sinopec, đã gia nhập một dự án do Petronas làm chủ đầu tư ở Canada.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực gần Malaysia trên biển Đông. Hồi tháng 1, họ đã cử cả một đội tàu chiến tới rạn James, một dải san hô chỉ cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km, mà cả Trung Quốc và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền.
“Malaysia sớm muộn cũng phải có câu trả lời rõ ràng về chính sách của họ ở biển Đông”, tiến sĩ Storey kết luận.
إرسال تعليق