Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. 60-90 % loét dạ dày tá tràng là do H.p. Từ năm 2005 tổ chức y tế thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.
LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI
ĐẠI CƯƠNG
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. 60-90 % loét dạ dày tá tràng là do H.p. Từ năm 2005 tổ chức y tế thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn H.p còn gây ra một số bệnh khác tại dạ dày như chứng khó tiêu chức năng. Ngoài ra H.p còn gây bệnh tại ngoài cơ quan tiêu hóa: như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát.
Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.
Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.
CHỈ ĐỊNH DIỆT H.P TRONG BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG
– Có nhiễm H.p gây ra các bệnh lý dạ dày tá tràng:
+ Loét dạ dày.
+ Loét hành tá tràng.
+ Chứng khó tiêu chức năng.
+ Ung thư dạ dày đã phẫu thuật hoặc cắt bớt niêm mạc.
– Dự phòng ung thư dạ dày:
+ Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày.
+ Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản đã cắt.
+ Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.
+ Viêm teo lan hết toàn bộ niêm mạc thân vị dạ dày.
+ Người có nhiễm H.p mà quá lo lắng về H.p gây ung thư dạ dày.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHIỄM H.P
– Test nhanh urease: Khi nội soi, độ nhạy > 98% và độ đặc hiệu 99%.
– Test thở: Sử dụng cacbon phóng xạ C13, độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.
– Nuôi cấy.
– Mô bệnh học: Độ nhạy > 95% và độ đặc hiệu >95%.
– Kháng thể kháng H.p trong huyết thanh.
– Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.p trong phân.
– Trong thực tiễn lâm sàng chỉ dùng test nhanh urease và test thở để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm H.p. Nuôi cấy vi khuẩn dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp kháng kháng sinh.
ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc
– Cần bắt buộc làm xét nghiệm H.p trước.
– Sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.
– Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất 2 loại kháng sinh.
– Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần.
b) Phác đồ lựa chọn đầu tiên: Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và 2 trong 3 kháng sinh:
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
c) Phác đồ 4 thuốc thay thế: Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
– Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.
– Hoặc thay PPI+ bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).
– Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
– Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.
Nếu không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh:
– Phác đồ 3 kháng sinh dùng 14 ngày:
+ PPI.
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
– Phác đồ kế tiếp:
+ 5 – 7 ngày PPI + amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
+ Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 – 7 ngày.
Trong trường hợp H.p vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:
– PPI.
– Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày.
– Amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
d) Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
H.p: Heliobacter pylori
PPI: Proton pump inhibitor (Thuốc ức chế bơm proton)
RBC: Ranitidin bismuth citrate
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI
ĐẠI CƯƠNG
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. 60-90 % loét dạ dày tá tràng là do H.p. Từ năm 2005 tổ chức y tế thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn H.p còn gây ra một số bệnh khác tại dạ dày như chứng khó tiêu chức năng. Ngoài ra H.p còn gây bệnh tại ngoài cơ quan tiêu hóa: như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát.
Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.
Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.
CHỈ ĐỊNH DIỆT H.P TRONG BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG
– Có nhiễm H.p gây ra các bệnh lý dạ dày tá tràng:
+ Loét dạ dày.
+ Loét hành tá tràng.
+ Chứng khó tiêu chức năng.
+ Ung thư dạ dày đã phẫu thuật hoặc cắt bớt niêm mạc.
– Dự phòng ung thư dạ dày:
+ Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày.
+ Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản đã cắt.
+ Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.
+ Viêm teo lan hết toàn bộ niêm mạc thân vị dạ dày.
+ Người có nhiễm H.p mà quá lo lắng về H.p gây ung thư dạ dày.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHIỄM H.P
– Test nhanh urease: Khi nội soi, độ nhạy > 98% và độ đặc hiệu 99%.
– Test thở: Sử dụng cacbon phóng xạ C13, độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.
– Nuôi cấy.
– Mô bệnh học: Độ nhạy > 95% và độ đặc hiệu >95%.
– Kháng thể kháng H.p trong huyết thanh.
– Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.p trong phân.
– Trong thực tiễn lâm sàng chỉ dùng test nhanh urease và test thở để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm H.p. Nuôi cấy vi khuẩn dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp kháng kháng sinh.
ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc
– Cần bắt buộc làm xét nghiệm H.p trước.
– Sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.
– Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất 2 loại kháng sinh.
– Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần.
b) Phác đồ lựa chọn đầu tiên: Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và 2 trong 3 kháng sinh:
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
c) Phác đồ 4 thuốc thay thế: Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
– Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.
– Hoặc thay PPI+ bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).
– Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
– Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.
Nếu không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh:
– Phác đồ 3 kháng sinh dùng 14 ngày:
+ PPI.
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
– Phác đồ kế tiếp:
+ 5 – 7 ngày PPI + amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
+ Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 – 7 ngày.
Trong trường hợp H.p vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:
– PPI.
– Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày.
– Amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
d) Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
H.p: Heliobacter pylori
PPI: Proton pump inhibitor (Thuốc ức chế bơm proton)
RBC: Ranitidin bismuth citrate
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- P Malfertheiner, F Megraud, C O’Morain, F Bazzoli, E El-Omar, D Graham, R Hunt, T Rokkas, N Vakil,E J Kuipers, The European Helicobacter Study Group (EHSG). Current concepts in the management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht III Consensus Report. Gut 2007;56:772–781.
- Peter Malfertheiner, Francis Megraud, Colm A O’Morain, John Atherton, Anthony T R Axon, Franco Bazzoli, Gian Franco Gensini, Javier P Gisbert, David Y Graham,Theodore Rokkas,Emad M El-Omar, Ernst J Kuipers, The European Helicobacter Study Group (EHSG). Management of Helicobacter pylori infection the Maastricht IV/Florence Consensus Report. Gut 2012;61:646 -664.
- Wenming Wu, Yunsheng Yang, and Gang Sun. Review Article: Recent Insights into Antibiotic Resistance in Helicobacter pylori Eradication. Gastroenterology Research and Practice, Volume 2012 (2012).
إرسال تعليق