Gaydar được sử dụng ở Mỹ như một từ lóng chỉ khả năng của người đồng tính trong việc nhận biết người khác có phải là đồng tính hay không “chỉ qua một cái nhìn”. Về lý thuyết, gaydar giải mã các đặc điểm như quần áo, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, cảm xúc biểu lộ trên mặt, và thái độ nói chung. Trong cộng đồng người đồng tính Việt Nam, gaydar cũng được thảo luận sổi nổi. Nhiều người tự cho khả năng gaydar của mình rất mạnh, nhìn lướt qua là biết ai là gay hay không. Nhiều người thì thừa nhận mình không bao giờ chắc chắn người đối diện có phải là gay hay không. Vậy gaydar có thực sự tồn tại hay chỉ là trò đùa?
Nhìn lại lịch sử, trước năm 2003 khi quan hệ cùng giới vẫn là phi pháp ở nhiều bang nước Mỹ, người đồng tính đã phải có nhiều quy ước để nhận ra nhau mà không bị phát hiện bởi người thi hành pháp luật. Có những dấu hiệu về quần áo, kiểu tóc, hoặc hành vi cụ thể để giao tiếp. Ví dụ, cách hỏi “bạn có bật lửa không” cũng là một cách để phát đi tín hiệu đến đối phương mình quan tâm trong quầy bar hoặc nhà hàng. Việc tạo ra bộ mã riêng giúp người đồng tính có thể tìm bạn tình của mình mà vẫn đảm bảo an toàn.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai khi Hoa Kỳ còn cấm người đồng tính nhập ngũ, quân đội cũng dựa vào giả thuyết cho rằng có thể phát hiện một người là đồng tính hay không bằng cách phỏng vấn và kiểm tra các biểu hiện bên ngoài của anh ta. Họ đánh giá những đặc điểm được coi là nam tính hoặc nữ tính trên cơ thể, cảm xúc, hoặc sở thích của người đăng ký tòng quân. Tuy nhiên, chỉ có khoảng mười nghìn người bị loại vì cho là đồng tính trong tổng số 16 triệu người đăng ký nhập ngũ thì quả là ít ỏi so với tỉ lệ thực của người đồng tính. Điều này cho thấy không dễ dàng gì nhận biết xu hướng tính dục của một người chỉ qua bề ngoài, hoặc dùng các bài test tâm lý (nếu người đó không muốn thừa nhận).
Như vậy, gaydar thực sự là gì?
Có thể hiểu đơn giản là một khả năng mà người đồng tính hay người dị tính đều có: trực giác. Trong cuộc sống, qua trải nghiệm, con người phát triển các kỹ năng để nhận biết các biểu hiện hoặc bằng chứng để đánh giá ai quan tâm đến mình, về tình cảm yêu đương hoặc tình dục đơn thuần. Điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ, cũng như các xu hướng tính dục cùng giới, khác giới hay cả hai giới.
Ánh mắt, cách ta nhìn đối tượng, nói lên rất nhiều điều. Ví dụ, ánh mắt nhìn đối tượng lâu, chăm chú có thể là thông điệp của sự quan tâm và gợi mời. Ánh mắt nhìn lâu, chằm chằm lại có thể là biểu hiện của sự gây gổ. Qua thời gian con người học được và phân biệt được các thông điệp được gửi qua ánh mắt.
Ánh mắt chính là cách giao tiếp riêng tư nhất, vì khi nhìn nhau chỉ hai người đọc được thông điệp người kia muốn gửi. Nếu đối tượng không đáp lại cái nhìn “đắm đuối” của ta, đồng nghĩa với việc họ không quan tâm. Nếu đối tượng đáp trả và hai bên nhìn nhau lâu, ngay lập tức sẽ nảy sinh cảm xúc cũng như khát vọng được kết nối, hoặc nói chuyện, hoặc yêu đương, hoặc tình dục.
Tuy nhiên, với định nghĩa như trực giác thì gaydar cũng hoạt động sai bình thường. Khi nhận được một cái nhìn đáp lại của đối tượng, đặc biệt kèm theo một nụ cười thì ta có thể “ngây ngất” và tưởng tượng ra rất nhiều điều. Trên thực tế, đó có thể chỉ là sự đáp trả lịch thiệp trong văn hóa giao tiếp của một người. Trong các không gian công cộng như tiệc, hội nghị, bar, nhà hàng, hoặc siêu thị con người có thói quen thân thiện với khách hàng, hoặc với nhau. Như vậy, gaydar (ở đây được hiểu là trực giác) hoàn toàn bắt sai tín hiệu và tự huyễn hoặc bản thân mình.
Như vậy, gaydar là khả năng đặc biệt của người đồng tính trong việc nhận biết người đồng tính khác chỉ là một nhầm tưởng. Xét cho cùng, nó chỉ là trực giác của bất cứ người nào trong việc cảm nhận thông điệp qua ánh mắt cũng như ngôn ngữ cơ thể của người khác. Với những ai tự nhận năng lực gaydar của mình cao, có thể trực giác của người đó tốt, hoặc do thói quen “tìm kiếm” ánh mắt và thông điệp yêu đương của người khác nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Còn với những người không có năng lực gaydar, có thể vì trực giác họ không mạnh hoặc họ không có thói quen “đưa tình” với những người xung quanh.
Như vậy, để biết một người là đồng tính hay không chắc chắn nhất vẫn phải do người đó nói ra. Dựa vào ăn mặc bề ngoài, giọng nói, cử chỉ hay thậm chí ánh mắt của một người dễ làm ta rơi vào bẫy định kiến.
Ảnh minh họa: ngày càng có nhiều người đồng tính công khai sống thật (nguồn: internet)
Nhìn lại lịch sử, trước năm 2003 khi quan hệ cùng giới vẫn là phi pháp ở nhiều bang nước Mỹ, người đồng tính đã phải có nhiều quy ước để nhận ra nhau mà không bị phát hiện bởi người thi hành pháp luật. Có những dấu hiệu về quần áo, kiểu tóc, hoặc hành vi cụ thể để giao tiếp. Ví dụ, cách hỏi “bạn có bật lửa không” cũng là một cách để phát đi tín hiệu đến đối phương mình quan tâm trong quầy bar hoặc nhà hàng. Việc tạo ra bộ mã riêng giúp người đồng tính có thể tìm bạn tình của mình mà vẫn đảm bảo an toàn.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai khi Hoa Kỳ còn cấm người đồng tính nhập ngũ, quân đội cũng dựa vào giả thuyết cho rằng có thể phát hiện một người là đồng tính hay không bằng cách phỏng vấn và kiểm tra các biểu hiện bên ngoài của anh ta. Họ đánh giá những đặc điểm được coi là nam tính hoặc nữ tính trên cơ thể, cảm xúc, hoặc sở thích của người đăng ký tòng quân. Tuy nhiên, chỉ có khoảng mười nghìn người bị loại vì cho là đồng tính trong tổng số 16 triệu người đăng ký nhập ngũ thì quả là ít ỏi so với tỉ lệ thực của người đồng tính. Điều này cho thấy không dễ dàng gì nhận biết xu hướng tính dục của một người chỉ qua bề ngoài, hoặc dùng các bài test tâm lý (nếu người đó không muốn thừa nhận).
Như vậy, gaydar thực sự là gì?
Có thể hiểu đơn giản là một khả năng mà người đồng tính hay người dị tính đều có: trực giác. Trong cuộc sống, qua trải nghiệm, con người phát triển các kỹ năng để nhận biết các biểu hiện hoặc bằng chứng để đánh giá ai quan tâm đến mình, về tình cảm yêu đương hoặc tình dục đơn thuần. Điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ, cũng như các xu hướng tính dục cùng giới, khác giới hay cả hai giới.
Ánh mắt, cách ta nhìn đối tượng, nói lên rất nhiều điều. Ví dụ, ánh mắt nhìn đối tượng lâu, chăm chú có thể là thông điệp của sự quan tâm và gợi mời. Ánh mắt nhìn lâu, chằm chằm lại có thể là biểu hiện của sự gây gổ. Qua thời gian con người học được và phân biệt được các thông điệp được gửi qua ánh mắt.
Ánh mắt chính là cách giao tiếp riêng tư nhất, vì khi nhìn nhau chỉ hai người đọc được thông điệp người kia muốn gửi. Nếu đối tượng không đáp lại cái nhìn “đắm đuối” của ta, đồng nghĩa với việc họ không quan tâm. Nếu đối tượng đáp trả và hai bên nhìn nhau lâu, ngay lập tức sẽ nảy sinh cảm xúc cũng như khát vọng được kết nối, hoặc nói chuyện, hoặc yêu đương, hoặc tình dục.
Tuy nhiên, với định nghĩa như trực giác thì gaydar cũng hoạt động sai bình thường. Khi nhận được một cái nhìn đáp lại của đối tượng, đặc biệt kèm theo một nụ cười thì ta có thể “ngây ngất” và tưởng tượng ra rất nhiều điều. Trên thực tế, đó có thể chỉ là sự đáp trả lịch thiệp trong văn hóa giao tiếp của một người. Trong các không gian công cộng như tiệc, hội nghị, bar, nhà hàng, hoặc siêu thị con người có thói quen thân thiện với khách hàng, hoặc với nhau. Như vậy, gaydar (ở đây được hiểu là trực giác) hoàn toàn bắt sai tín hiệu và tự huyễn hoặc bản thân mình.
Như vậy, gaydar là khả năng đặc biệt của người đồng tính trong việc nhận biết người đồng tính khác chỉ là một nhầm tưởng. Xét cho cùng, nó chỉ là trực giác của bất cứ người nào trong việc cảm nhận thông điệp qua ánh mắt cũng như ngôn ngữ cơ thể của người khác. Với những ai tự nhận năng lực gaydar của mình cao, có thể trực giác của người đó tốt, hoặc do thói quen “tìm kiếm” ánh mắt và thông điệp yêu đương của người khác nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Còn với những người không có năng lực gaydar, có thể vì trực giác họ không mạnh hoặc họ không có thói quen “đưa tình” với những người xung quanh.
Như vậy, để biết một người là đồng tính hay không chắc chắn nhất vẫn phải do người đó nói ra. Dựa vào ăn mặc bề ngoài, giọng nói, cử chỉ hay thậm chí ánh mắt của một người dễ làm ta rơi vào bẫy định kiến.
Mạnh Hải
إرسال تعليق