Chả biết chính xác tự bao giờ, hoa hồng được coi là biểu tượng của cái đẹp của tình yêu. Chỉ biết rằng từ hàng nghìn năm trước, đi suốt từ đế chế Hy Lạp, La Mã, Ba Tư cho đến một thế giới phẳng ngày nay, mặc cho sự khác biệt về chính trị, chủng tộc, tôn giáo, vị thế của loài hoa này về cơ bản chưa bao giờ bị thay đổi. Thậm chí ở nhiều xã hội, hoa hồng là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái đẹp…
Khác với hoa hồng, phải đến giữa thế kỉ 19, phong bì mới được sản xuất đại trà ở châu Âu. Dù khá đa dạng về hình thức, màu sắc, kích cỡ, chúng nhanh chóng được sử dụng với mục đích truyền tải thông tin trên phạm vi toàn cầu. Trong thời chiến hình ảnh những lá thư được truyền đi giữa bao làn bom đạn từng là nguồn động viên, niềm tin và sức mạnh cho hàng triệu con người. Nó trở thành cảm hứng cho biết bao vần thơ, truyện tình bất hủ cùng năm tháng…
“Hoa hồng” giờ đây được dùng để ám chỉ một thứ quyền lợi vật chất cụ thể, được đem ra mặc cả trong những giao dịch, thỏa thuận, quyết định với mục đích “đôi bên cùng có lợi”. Và như thế, từ đường đường được vinh danh là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho sự trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết, nồng nàn hương sắc của phái đẹp, nhân thế bỗng nhiên nhẫn tâm “vùi dập” một loài hoa để rồi trần tục với những giá trị vật chất tầm thường. Mà khổ, thiếu gì các loại cây, rễ, lá, quả mà cứ nhằm vào hoa hồng mà mặc cả, mà kì kèo, mà đi đêm, trục lợi thế nhỉ?
Cũng cùng cảnh ngộ, những chiếc “phong bì” giờ đây chả mấy khi được dùng theo cách được sinh ra mà thay vào đó, nó “vận chuyển” những “thông điệp” sặc mùi kim tiền, trong đủ mọi hoàn cảnh, ở đủ mọi cấp độ. Đường đường được sinh ra để thực hiện nghĩa cử cao đẹp là truyền tải những thông điệp, lời nhắn gửi, khúc tâm tình cho bao chàng trai, cô gái đang say đắm ái tình hay bao người thân vì chuyện đời mà phải sống xa nhau, bỗng dưng sao người ta lạnh lùng nhét vào đó những tờ giấy bạc, những thỏa thuận ngầm?
Và thế là “hoa hồng” bỗng dưng được người ta lẳng lặng đút vào những chiếc “phong bì”. Người ta dần dần quen với việc hỏi nhau nên “phong bì bao nhiêu” cho không chỉ những dịp hiếu, hỉ mà cả cho những toan tính chạy chức, mua quyền…
Và như thế, dường như hình thành hai “nhóm lợi ích” bền chặt với nhau. Nhóm đưa “hoa hồng” trong những chiếc “phong bì” và nhóm có đặc quyền nhận chúng. Người ta đưa “phong bì” kèm theo “hoa hồng” một cách thầm lặng, tế nhị và kín đáo vô cùng ngõ hầu đạt được một đặc ân nào đó. Người nhận thì cũng hồn nhiên “hưởng” như thể họ cho đó là “thành quả” cho bao năm tháng từng mang thân phận không hơn gì những chiếc phong bì thuở nào.
“Hoa hồng” và “phong bì” trở thành biểu tượng cho quyền lực, cho lợi ích, cho một dạng thứ bậc mà kẻ ở trên luôn là người nhận và kẻ ở dưới luôn phải là người đưa. Nó trở thành một thứ “luật bất thành văn”, dẫn đến thực trạng “nhộn nhịp” cổng nhà quan những ngày lễ tết như báo chí từng phản ánh để rồi chính phủ phải ra quy định nghiêm cấm nhận quà dưới mọi hình thức.
Ở một phương diện khác, chúng cũng trở thành “phương tiện” hữu hiệu để người ta “móc ngoặc”, thỏa thuận “mua bán” một dự án, một hợp đồng, một biên chế hay thậm chí một cái ghế nào đó. Dự luận từng râm ran, báo chí từng hoài nghi, chính phủ từng điều tra không ít lùm xùm liên quan đến nghi án chạy chức, mua quyền, hay giao bán dự án.
Chúng cũng trở thành công cụ cho những toan tính “đi tắt, đón đầu” của không ít người ngõ hầu khỏa lấp những yếu kém về năng lực chuyên môn. Thay vì làm việc nghiêm túc, sáng tạo, cống hiến cho tập thể, không ít người giờ đây chỉ chăm chăm đóng góp “hoa hồng” rồi “phong bì” cho một vài cá nhân nào đó để được lên lương, lên chức trước thời hạn, mặc cho bản thân có xứng đáng hay không. Người ta vì thế dùng cả phong bì để bắn thủng những địa hạt vốn từng rất đỗi linh thiêng như đạo đức của thầy thuốc, nhà giáo hay giá trị cao cả của những tấm bằng…
Không biết rồi đây, loài hoa nào rồi sẽ lại chịu nỗi quan ức như hoa hồng hay bao giờ gánh nặng của những chiếc phong bì mới được cởi bỏ?
Ảnh: hoa hồng biểu tượng cho tình yêu và cái đẹp (nguồn: internet)
Sự “sáng tạo” của người Việt
Cũng khó lòng mà biết đích xác được bắt đầu từ khi nào, người dân xứ mình dần dần quen với ý nghĩa mới được khoác lên cho hoa hồng cũng như những chiếc phong bì. Chỉ biết rằng ngày hôm nay, ý nghĩa mới của chúng có khi còn “phổ biến” hơn cái người ta từng biết đến.“Hoa hồng” giờ đây được dùng để ám chỉ một thứ quyền lợi vật chất cụ thể, được đem ra mặc cả trong những giao dịch, thỏa thuận, quyết định với mục đích “đôi bên cùng có lợi”. Và như thế, từ đường đường được vinh danh là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho sự trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết, nồng nàn hương sắc của phái đẹp, nhân thế bỗng nhiên nhẫn tâm “vùi dập” một loài hoa để rồi trần tục với những giá trị vật chất tầm thường. Mà khổ, thiếu gì các loại cây, rễ, lá, quả mà cứ nhằm vào hoa hồng mà mặc cả, mà kì kèo, mà đi đêm, trục lợi thế nhỉ?
Cũng cùng cảnh ngộ, những chiếc “phong bì” giờ đây chả mấy khi được dùng theo cách được sinh ra mà thay vào đó, nó “vận chuyển” những “thông điệp” sặc mùi kim tiền, trong đủ mọi hoàn cảnh, ở đủ mọi cấp độ. Đường đường được sinh ra để thực hiện nghĩa cử cao đẹp là truyền tải những thông điệp, lời nhắn gửi, khúc tâm tình cho bao chàng trai, cô gái đang say đắm ái tình hay bao người thân vì chuyện đời mà phải sống xa nhau, bỗng dưng sao người ta lạnh lùng nhét vào đó những tờ giấy bạc, những thỏa thuận ngầm?
Và thế là “hoa hồng” bỗng dưng được người ta lẳng lặng đút vào những chiếc “phong bì”. Người ta dần dần quen với việc hỏi nhau nên “phong bì bao nhiêu” cho không chỉ những dịp hiếu, hỉ mà cả cho những toan tính chạy chức, mua quyền…
Đằng sau “hoa hồng” và “phong bì”
Khi hoa hồng và những chiếc phong bì bị “huyền ảo hóa”, nội dung cũng như thông điệp mà nó truyền tải vì thế dường như trở nên “kì bí” hơn. Chúng không còn gần gũi, có thể dễ dàng cảm nhận, hưởng thụ bởi số đông mà chỉ còn là đặc lợi của đâu đó một số ít người.Và như thế, dường như hình thành hai “nhóm lợi ích” bền chặt với nhau. Nhóm đưa “hoa hồng” trong những chiếc “phong bì” và nhóm có đặc quyền nhận chúng. Người ta đưa “phong bì” kèm theo “hoa hồng” một cách thầm lặng, tế nhị và kín đáo vô cùng ngõ hầu đạt được một đặc ân nào đó. Người nhận thì cũng hồn nhiên “hưởng” như thể họ cho đó là “thành quả” cho bao năm tháng từng mang thân phận không hơn gì những chiếc phong bì thuở nào.
“Hoa hồng” và “phong bì” trở thành biểu tượng cho quyền lực, cho lợi ích, cho một dạng thứ bậc mà kẻ ở trên luôn là người nhận và kẻ ở dưới luôn phải là người đưa. Nó trở thành một thứ “luật bất thành văn”, dẫn đến thực trạng “nhộn nhịp” cổng nhà quan những ngày lễ tết như báo chí từng phản ánh để rồi chính phủ phải ra quy định nghiêm cấm nhận quà dưới mọi hình thức.
Ở một phương diện khác, chúng cũng trở thành “phương tiện” hữu hiệu để người ta “móc ngoặc”, thỏa thuận “mua bán” một dự án, một hợp đồng, một biên chế hay thậm chí một cái ghế nào đó. Dự luận từng râm ran, báo chí từng hoài nghi, chính phủ từng điều tra không ít lùm xùm liên quan đến nghi án chạy chức, mua quyền, hay giao bán dự án.
Chúng cũng trở thành công cụ cho những toan tính “đi tắt, đón đầu” của không ít người ngõ hầu khỏa lấp những yếu kém về năng lực chuyên môn. Thay vì làm việc nghiêm túc, sáng tạo, cống hiến cho tập thể, không ít người giờ đây chỉ chăm chăm đóng góp “hoa hồng” rồi “phong bì” cho một vài cá nhân nào đó để được lên lương, lên chức trước thời hạn, mặc cho bản thân có xứng đáng hay không. Người ta vì thế dùng cả phong bì để bắn thủng những địa hạt vốn từng rất đỗi linh thiêng như đạo đức của thầy thuốc, nhà giáo hay giá trị cao cả của những tấm bằng…
Thay lời kết
Giá mà thống kê được một năm ở xứ mình, bao nhiêu phần trăm số phong bì sản xuất ra bị “sử dụng sai mục đích” thì hay biết mấy? Giá mà tổng giá trị các loại “hoa hồng” người ta đưa, nhận với nhau được lượng hóa để so sánh với doanh thu của những người trồng hoa hồng Đà Lạt, hẳn các nhà kinh tế sẽ phải giật mình.Không biết rồi đây, loài hoa nào rồi sẽ lại chịu nỗi quan ức như hoa hồng hay bao giờ gánh nặng của những chiếc phong bì mới được cởi bỏ?
Nguyễn Công Thảo
إرسال تعليق